Cách góp ý sau phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng vẫn giữ được thiện cảm với ứng viên?
Đâu là cách góp ý sau phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng vẫn giữ được thiện cảm với ứng viên?
Cách góp ý sau phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng vẫn giữ được thiện cảm với ứng viên?
Góp ý sau phỏng vấn là một hành động thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng đối với thời gian nỗ lực của ứng viên. Chính vì vậy khi đưa ra góp ý mang tính xây dựng, nhà tuyển dụng cần tập trung vào những khía cạnh góp ý phù hợp giúp ứng viên có thể cải thiện thêm cho vị trí ứng tuyển hiệu quả.
(1) Đưa ra góp ý cho ứng viên thông tin cụ thể
Nhà tuyển dụng nên đưa ra những góp ý rõ ràng, cụ thể về cả điểm mạnh lẫn điểm cần cải thiện của ứng viên trong suốt quá trình phỏng vấn. Điều này không chỉ giúp ứng viên hiểu rõ hơn về năng lực bản thân mà còn hỗ trợ họ phát triển kỹ năng, tư duy và sự tự tin cho các cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. Quan trọng hơn, việc góp ý sau phỏng vấn càng chi tiết càng thể hiện sự minh bạch và tính chuyên nghiệp trong quy trình tuyển dụng của công ty.
(2) Đưa ra góp ý cho ứng viên thể hiện sự tôn trọng và khích lệ
Góp ý không nên chỉ tập trung vào những điều cần cải thiện, mà còn cần nhấn mạnh đến những điểm mạnh đáng ghi nhận của ứng viên. Việc công nhận nỗ lực và thành tựu của họ trong quá trình tham gia phỏng vấn là một cách thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao ứng viên. Sự khích lệ này không chỉ giúp ứng viên cảm thấy được trân trọng, mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ tích cực giữa công ty và ứng viên.
(3) Đưa ra góp ý cho ứng viên kịp thời
Nhà tuyển dụng nên góp ý ngay sau khi kết thúc quá trình phỏng vấn để giúp ứng viên duy trì động lực và giữ tinh thần tích cực. Việc này không chỉ mang lại cho ứng viên cái nhìn rõ ràng về buổi phỏng vấn vừa qua mà còn tạo cơ hội để họ chuẩn bị tốt hơn cho các bước tiếp theo.
Đưa ra góp ý cho ứng viên kịp thời là yếu tố quan trọng giúp ứng viên nhận diện những điểm cần cải thiện, từ đó có thể chủ động xây dựng kế hoạch để phát triển bản thân. Hơn nữa, việc góp ý nhanh chóng thể hiện sự chuyên nghiệp và tôn trọng của tổ chức, góp phần tạo dựng ấn tượng tích cực về hình ảnh công ty trong mắt ứng viên.
(4) Đưa ra góp ý cho ứng viên để cải thiện
Nhà tuyển dụng nên chủ động đưa ra các đề xuất cải thiện dựa trên các góp ý, vì đây là cơ hội quý giá để xây dựng mối quan hệ tích cực với ứng viên. Sự quan tâm chân thành đến sự phát triển cá nhân không chỉ tạo ra ấn tượng tốt đẹp mà còn giúp giữ chân những tài năng tiềm năng. Bên cạnh đó, việc cung cấp những góp ý cụ thể và xây dựng sẽ giúp ứng viên hiểu rõ hơn về yêu cầu công việc và tiêu chuẩn của công ty, từ đó thúc đẩy họ trở thành những nhân viên chủ động, tích cực và chuyên nghiệp hơn trong công việc.
Những điều nhà tuyển dụng không nên góp ý sau phỏng vấn cho ứng viên
(1) Không cung cấp thông tin góp ý cụ thể
Việc nhà tuyển dụng không đưa ra góp ý cụ thể về điểm mạnh và điểm cần cải thiện sẽ khiến góp ý trở nên vô ích và gây hiểu lầm cho ứng viên. Góp ý mơ hồ có thể làm giảm động lực và tự tin của ứng viên, vì họ không rõ cần cải thiện gì. Vì vậy,nhà tuyển dụng nên đưa ra góp ý cụ thể và rõ ràng để tạo trải nghiệm tích cực cho ứng viên.
(2) So sánh ứng viên với các ứng viên khác
Nhà tuyển dụng không nên so sánh ứng viên với những người khác vì điều này có thể gây cảm xúc tiêu cực và giảm sự tự tin của ứng viên. Mỗi ứng viên được đánh giá dựa trên các tiêu chí riêng nên việc so sánh có thể không chính xác và gây mất thiện cảm của nhà tuyển dụng đối với ứng viên.
(3) Tạo kỳ vọng không thực tế cho ứng viên
Nhà tuyển dụng cần tránh tạo ra kỳ vọng quá cao cho ứng viên sau phỏng vấn. Có thể khi hy vọng không phản ánh đúng năng lực thực tế, ứng viên sẽ có kỳ vọng không chính xác về bản thân và công việc. Điều này làm giảm tính minh bạch và chân thật trong quá trình tuyển dụng, đồng thời khiến ứng viên không nhận thức rõ về những điểm cần cải thiện và sự phù hợp thực sự của họ với vị trí.
Cách góp ý sau phỏng vấn giúp nhà tuyển dụng vẫn giữ được thiện cảm với ứng viên? (Hình từ internet)
Người sử dụng lao động có thể thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tuyển dụng người lao động không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuyển dụng lao động như sau:
Tuyển dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động
...
Từ quy định này cho thấy người sử dụng lao động có thể tuyển dụng người lao động qua 3 hình thức sau:
- Trực tiếp tuyển dụng
- Thông qua tổ chức dịch vụ việc làm.
- Thông qua doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động có thể thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tuyển dụng người lao động.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
