Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Workshop là gì? Lợi ích workshop mang lại trong việc nâng tầm nhân sự
Workshop là gì? Workshop mang lại những lợi ích gì trong việc nâng tầm nhân sự?
Workshop là gì? Lợi ích workshop mang lại trong việc nâng tầm nhân sự
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nơi mà đòi hỏi kiến thức và kỹ năng luôn đi song song với nhau, phương pháp đào tạo truyền thống dần dần đã không còn đáp ứng đủ lượng kiến thức khổng lồ mà con người cần dung nạp. Workshop là một hình thức đào tạo mang tính tương tác cao, thực hành nhiều, gắn sát thực tế dần đang trở thành xu hướng được nhiều tổ chức, trường học, và doanh nghiệp lựa chọn.
Workshop (hay còn gọi là hội thảo thực hành) là không gian nơi người tham gia có thể vừa học, vừa làm, vừa trao đổi. Không còn là những bài giảng một chiều, workshop mang đến sự trải nghiệm học tập chủ động, sáng tạo và đầy cảm hứng. Tại đây, kiến thức không chỉ được tiếp nhận, mà còn được ứng dụng ngay lập tức vào bài tập, tình huống thực tiễn, hoặc thảo luận nhóm.
Từ đó ta thấy được việc, học để làm, làm để giỏi đúng với tinh thần mà workshop mang đến. Tuy nhiên không phủ nhận các phương pháp giảng dạy mang tính truyền thống, workshop chỉ đóng vai trò làm tăng kết quả đào tạo theo hướng thực tiễn.
Lợi ích workshop mang lại trong việc nâng tầm nhân sự
- Học đi đôi với hành, nâng cao hiệu quả tiếp thu kiến thức và áp dụng thực tiễn.
- Thay vì chỉ ngồi nghe giảng suốt 2, 3 giờ đồng hồ, người tham gia workshop sẽ được:
+ Thực hành ngay sau khi học xong lý thuyết;
+ Giải quyết các tình huống giả định được đặt ra;
+ Làm việc, thảo luận nhóm để củng cố nội dung vừa được học.
Điều này giúp tăng khả năng tiếp thu kiến thức sâu hơn, dễ nhớ và dễ áp dụng hơn. Người học không còn "biết mà không làm được", mà biết và làm được luôn, điều này cực kỳ quan trọng trong môi trường làm việc thực tế.
Tăng cường các kỹ năng mềm
Một buổi workshop không chỉ dạy bạn về những kiến thức chuyên môn. Mà thông qua các hoạt động đọi nhóm, thảo luận, phản biện, trình bày,… bạn sẽ được cải thiện rõ rệt:
- Kỹ năng về giao tiếp nơi công sở, giúp việc giao tiếp trở nên tốt hơn.
- Kỹ năng làm việc nhóm, hoạt động nhóm để hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
- Tư duy phản biện, tranh luận trong những tình huống cần đóng góp ý kiến nhằm phát triển dự án, kế hoạch.
- Quản lý thời gian và thực hành lãnh đạo nhóm nhỏ.
Những kỹ năng mềm này đều là yếu tố quan trọng trong việc tuyển dụng và thăng tiến trong sự nghiệp nếu bạn thực hiện tốt.
Truyền nguồn cảm hứng và tăng động lực
Những buổi Workshop thường có không khí sôi động, gần gũi và thực tế. Người tham gia cảm thấy mình được lắng nghe, được tương tác, được là một phần của quá trình học. Điều này tạo ra những cảm hứng mạnh mẽ, nhất là với những ai từng thấy việc học quá nhàm chán hoặc quá lý thuyết.
Mở rộng tầm nhìn và học hỏi nhiều điều từ người khác
Trong những buổi workshop, bạn không chỉ được học từ người hướng dẫn mà còn:
- Học từ bạn bè, từ đồng nghiệp, người ngồi kế bên cạnh.
- Học từ các tình huống phong phú, đa chiều.
- Nghe nhiều quan điểm, cách tiếp cận vấn đề khác nhau.
Điều này giúp bạn không gập khuôn suy nghĩ của mình mà mở rộng tư duy, học cách thích nghi hơn và sáng tạo hơn.
Áp dụng ngay vào thực tiễn công việc
Workshop thường được thiết kế nội dung gắn sát với:
- Những nhu cầu thực tế của người học, người tham gia.
- Vấn đề cụ thể trong công việc hoặc cuộc sống.
Từ đó, những gì học được có thể ứng dụng ngay vào thực tiễn, tạo ra những hiệu quả rõ rệt sau buổi học.
Workshop là giải pháp đào tạo
Trong bối cảnh thị trường lao động ngày nay:
- Nhân sự trẻ cần “vừa học vừa làm”.
- Doanh nghiệp cần người “vào là làm được việc”.
Workshop đã dần trở thành giải pháp đào tạo hiệu quả, tiết kiệm thời gian, và sát với nhu cầu thực tế nhất hiện nay. Từ kỹ năng mềm đến kỹ năng chuyên môn, từ cá nhân đến tổ chức workshop đều có thể được thiết kế phù hợp và linh hoạt.
Workshop là gì? Lợi ích workshop mang lại trong việc nâng tầm nhân sự (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 60 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động về đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động như sau:
- Người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch hằng năm và dành kinh phí cho việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, phát triển kỹ năng nghề cho người lao động đang làm việc cho mình; đào tạo cho người lao động trước khi chuyển làm nghề khác cho mình.
- Hằng năm, người sử dụng lao động thông báo kết quả đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];