Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Những tuyệt chiêu khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo trong từng phòng ban của nhà quản lý tài ba?
Để có thể phát triển một doanh nghiệp vũng mạnh cần phải khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo trong từng phòng ban sau đây sẽ tìm hiểu những tuyệt chiêu khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo trong từng phòng ban của nhà quản lý tài ba
Những tuyệt chiêu khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo trong từng phòng ban của nhà quản lý tài ba?
Trong môi trường việc làm luôn biến đổi liên tục và với tốc độ chóng mặt, các doanh nghiệp cần phải biết cách khơi dậy và duy trì tinh thần đổi mới sáng tạo của từng nhân viên trong từng phòng ban. Một nhà quản lý tài ba chính là đóng vai trò then chốt trong vấn đề này. Sau đây là những tuyệt chiêu nhằm khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo trong từng phòng ban của nhà quản lý tài ba:
1. Xây dựng môi trường an toàn và tâm lý
Một trong những rào cản lớn nhất ngăn chặn sự đổi mới đó chính là đến từ nỗi sợ, có thể nhân viên thường lo sợ bị đánh giá, bị chỉ trích hoặc có thể bị coi là “vẽ chuyện” nếu đưa ra một ý tưởng mới có sự khác biệt. Để có thể dập tan nổi sợ này một nhà quản lý tài ba cần tạo ra môi trường việc làm mà ở đó mọi người có thể thoải mái chia sẻ ý kiến, đặt câu hỏi hay có thể là thử mà sai thì học hỏi và sửa chữa.
Tạo ra một môi trường việc làm an toàn, tâm lý không phải chỉ đơn giản là “không bị la mắng", mà còn là nơi nhân viên cảm thấy mỗi ý tưởng đều được trân trọng, mỗi thất bại là một bài học quý giá. Người quản lý tài ba sẽ thường xuyên khuyến khích góp ý kiến, tổ chức các buổi họp và ghi nhận các ý tưởng không nên dập tắt nó khi còn sơ khai.
2. Giao mục tiêu theo cách kích thích tư duy độc lập
Một nhà quản lý tài ba không nên đưa ra các chỉ thị cứng nhắc mà nên giao mục tiêu theo hướng mở, để nhân viên tự tư duy và tìm ra con đường phù hợp nhất. Ví dụ, thay vì nói “phải tăng doanh số bằng cách gọi điện nhiều hơn”, hãy hỏi: “Chúng ta có thể tăng doanh số quý này bằng những cách mới nào?”
Khi được giao quyền tự chủ và tin tưởng, nhân viên sẽ cảm thấy mình là một phần thực sự quan trọng trong tổ chức. Khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo của từ đó họ sẽ chủ động tìm ra các giải pháp mới thay vì chỉ làm theo thói quen cũ. Cách quản lý này giúp hình thành một đội ngũ không ngừng học hỏi và luôn sẵn sàng đón nhận cái mới.
3. Tổ chức định kỳ các hoạt động thúc đẩy sáng tạo
Tinh thần đổi mới sáng tạo không tự nhiên sinh ra mà cần được nuôi dưỡng thường xuyên. Một cách làm hiệu quả là tổ chức định kỳ các hoạt động như “Innovation Day”, “Thứ Sáu sáng tạo” hoặc các buổi “brainstorm toàn phòng”. Trong những dịp này, mọi nhân viên đều được khuyến khích nêu ý tưởng, dù là nhỏ nhất.
Không gian sáng tạo cũng có thể là các bảng dán ý tưởng trong văn phòng, cuộc thi nội bộ về “ý tưởng cải tiến”, hay hoạt động đổi nhóm để thảo luận đề xuất cải cách quy trình. Các hoạt động này giúp thúc đẩy tư duy đổi mới sáng tạo trong không khí vui vẻ, không áp lực, đồng thời tăng sự kết nối giữa các bộ phận.
4. Chính nhà quản lý phải là người khởi xướng đổi mới sáng tạo
Không có gì truyền cảm hứng mạnh mẽ hơn một người lãnh đạo luôn học hỏi, luôn thách thức những cái đã cũ. Nếu lãnh đạo không chịu thay đổi, nhân viên sẽ rất khó có động lực để đổi mới.
Một nhà quản lý tài ba sẽ luôn đặt câu hỏi “Tại sao phải làm như vậy?”, luôn tìm hiểu những xu hướng mới, sẵn sàng thừa nhận sai lầm để cải tiến và không ngại thử nghiệm những cách tiếp cận mới trong quản lý con người. Khi một người lãnh đạo làm gương, nhân viên sẽ học theo một cách tự nhiên, không cần mệnh lệnh.
Những tuyệt chiêu khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo trong từng phòng ban của nhà quản lý tài ba? (Hình từ Internet)
Người quản lý doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...
Theo quy định trên, nếu người lao động là người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương thì sẽ thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];