Leader là gì? Vai trò của Leader trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Leader là gì? Vai trò quan trọng của Leader trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Leader là gì?
Trong môi trường hoạt động tổ chức, “Leader” (người lãnh đạo) là người có khả năng dẫn dắt, hướng dẫn, định hướng, truyền cảm hứng và tạo ảnh hưởng đến đội nhóm hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Một leader thực sự là người tạo ra tầm nhìn, kết nối con người và thúc đẩy sự phát triển chung của một tổ chức, góp phần phát triển doanh nghiệp.
Leader không nhất thiết phải là người giữ chức vụ cao nhất trong tổ chức, họ là người được tin tưởng, lắng nghe và làm gương trong hành vi, thái độ và giá trị mà họ đóng góp. Trong kỷ nguyên hiện đại, vai trò lãnh đạo không còn dựa trên quyền lực hành chính, mà dựa trên sự ảnh hưởng, kỹ năng mềm và trí tuệ cảm xúc.
Vai trò của Leader trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Leader là người góp phần vào việc định hình, duy trì và lan tỏa văn hóa doanh nghiệp qua từng hành vi, quyết định và tương tác hàng ngày. Dưới đây là những vai trò nổi bật:
Định hướng giá trị và tầm nhìn chung
Leader là người xác định rõ giá trị cốt lõi và tầm nhìn dài hạn mà doanh nghiệp theo đuổi. Những giá trị này không chỉ được viết trên giấy tờ mà cần phải được thể hiện qua từng hành động cụ thể trong việc tuyển dụng, đào tạo, giao tiếp và đánh giá hiệu suất.
Ví dụ: Công ty lấy “chính trực” làm giá trị cốt lõi, leader cần thể hiện sự minh bạch, trung thực trong tất cả hành vi, từ xử lý sai sót đến phản hồi khách hàng.
Làm gương trong hành vi ứng xử
Nhân viên sẽ quan sát cách leader hành động để “đọc” ra văn hóa doanh nghiệp. Một leader đúng giờ, giữ lời, tôn trọng đồng nghiệp sẽ tạo nên môi trường chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Ngược lại, nếu leader hành xử thiếu gương mẫu, văn hóa công ty sẽ nhanh chóng bị suy thoái.
Tạo môi trường làm việc tích cực
Leader là người trực tiếp ảnh hưởng đến bầu không khí làm việc. Họ có thể xây dựng môi trường cởi mở, khuyến khích chia sẻ ý kiến, sáng tạo và hỗ trợ lẫn nhau. Một môi trường như vậy giúp nhân viên cảm thấy được sự tôn trọng, có giá trị và muốn gắn bó lâu dài.
Tuyển dụng và giữ chân người phù hợp với văn hóa
Leader cần tham gia vào việc xây dựng quy trình tuyển dụng để đảm bảo người mới không chỉ giỏi chuyên môn, mà còn phù hợp với văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời, leader cũng cần xác định những nhân sự có ảnh hưởng tích cực đến văn hóa để giữ chân và phát triển họ.
Thiết lập và duy trì hệ thống khen thưởng hợp lý
Những hành vi nào được khen thưởng sẽ trở thành tiêu chuẩn văn hóa. Nếu leader khen ngợi sự hợp tác, chia sẻ, thì văn hóa hỗ trợ sẽ phát triển. Nếu chỉ chú trọng thành tích cá nhân, môi trường cạnh tranh gay gắt có thể nảy sinh tiêu cực.
Truyền cảm hứng và gắn kết đội ngũ
Leader giỏi là người có khả năng kết nối, chứ không chỉ quản lý công việc. Họ giúp đội ngũ thấy được ý nghĩa của công việc, từ đó tạo ra sự đoàn kết, dần dần hình thành một văn hóa doanh nghiệp có tinh thần đồng đội, hướng về mục tiêu phát trển chung.
Văn hóa doanh nghiệp có thể nói là một trong những yếu tố nền tảng tạo nên sức mạnh bền vững cho tổ chức. Tuy nhiên, nó không tự nhiên hình thành mà cần có sự dẫn dắt nhất quán từ người lãnh đạo.
Một leader giỏi không chỉ tập trung vào kết quả, mà còn quan tâm đến con người, môi trường làm việc và những giá trị đang được nuôi dưỡng trong tổ chức. Họ là “người gieo mầm” cho văn hóa, và đồng thời cũng là “người giữ lửa” để đảm bảo rằng doanh nghiệp không chỉ phát triển về quy mô, mà còn phát triển về chiều sâu.
Leader là gì? Vai trò của Leader trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động có phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi người lao động có yêu cầu hay không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
...
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:
a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;
b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;
c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.
...
Theo quy định trên thì việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc là việc làm bắt buộc mà người sử dụng lao động phải thực hiện khi có yêu cầu của người lao động.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];