Tải về Mẫu cơ chế thưởng phạt nhân viên trong doanh nghiệp đầy đủ, mới nhất?
Tải về Mẫu cơ chế thưởng phạt nhân viên trong doanh nghiệp đầy đủ, mới nhất? Không công bố công khai quy chế thưởng tại nơi làm việc trước khi thực hiện bị xử phạt hành chính?
Tải về Mẫu cơ chế thưởng phạt nhân viên trong doanh nghiệp đầy đủ, mới nhất?
Các quy định thưởng phạt nhân viên là một hình thức được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm khuyến khích nhân viên làm việc nhiệt huyết hơn. Hiện nay, các doanh nghiệp cần thực hiện việc biên soạn quy chế lương thưởng rõ ràng, dễ hiểu và phải thực tế. Ngoài ra, quy định phải được công bố rộng rãi trong tổ chức, giải đáp các thắc mắc của người lao động và giám sát việc thực thi những quy định.
Cụ thể, quá trình xây dựng bộ quy định thưởng phạt nhân viên trong công ty đòi hỏi đầu tư nhiều công sức và thời gian. Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu về quy chế thưởng dưới đây để giúp hoàn thiện bộ quy tắc phù hợp:
MẪU QUY CHẾ LƯƠNG THƯỞNG, PHỤ CẤP VÀ XỬ PHẠT ÁP DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP I. Quy chế đãi ngộ nhân viên: 1. Thăm hỏi: a. Đau ốm: Chế độ dành cho CBNV hoặc bố mẹ đẻ (bố mẹ vợ/chồng) bị bệnh / tai nạn phải nghỉ ở viện dài ngày ở bệnh viện theo chỉ định của bác sỹ. Mức đãi ngộ do doanh nghiệp quyết định. b. Thai sản: Cho sản phụ là nhân viên nữ trong công ty: - Công ty sẽ có chế độ riêng cho sản phụ và thường sẽ được gửi cùng lương tháng tiếp theo của nhân viên nữ. Ngoài ra, nhân viên nữ sẽ được nghỉ sinh theo quy định của pháp luật. Mức đãi ngộ do doanh nghiệp quyết định. - Cho em bé mới sinh: Mức đãi ngộ do doanh nghiệp quyết định. Doanh nghiệp có thể quyết định chế độ đãi ngộ cho tối đa 2 bé. c. Ma chay: Nhân viên có tứ thân phụ mẫu (bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng) mất sẽ hưởng chế độ phúng viếng của công ty. Mức phúng viếng sẽ do doanh nghiệp quyết định. d. Cưới hỏi: Nhân viên không kể cấp bậc trong công ty kết hôn sẽ được hưởng chế độ mừng cưới hỏi của công ty. Mức đãi ngộ do doanh nghiệp quyết định. Công ty có thể đặt giới hạn cho việc mừng cưới hỏi nếu nhân viên cưới hỏi nhiều lần trong thời gian làm việc. Mức đãi ngộ do doanh nghiệp quyết định. 2. Chúc mừng sinh nhật: Mức đãi ngộ do doanh nghiệp quyết định. II. Các trường hợp thưởng cho nhân viên: 1. Thưởng ngày lễ & Nghỉ mát: - Thưởng ngày quốc tế phụ nữ 8/3: Mức đãi ngộ do doanh nghiệp quyết định. - Thưởng ngày phụ nữ Việt Nam 20/10: Mức đãi ngộ do doanh nghiệp quyết định. - Quốc tế thiếu nhi 1/6: Mức đãi ngộ do doanh nghiệp quyết định. - Tết Trung thu: Mức đãi ngộ do doanh nghiệp quyết định. - Thưởng Tết: Mức đãi ngộ do doanh nghiệp quyết định. - Thưởng ngày Quốc tế Lao động: Mức đãi ngộ do doanh nghiệp quyết định. - Nghỉ mát: Mức đãi ngộ do doanh nghiệp quyết định. 2. Thưởng thâm niên: Dành cho những người có thâm niên làm việc tại công ty. Càng làm việc lâu nhân viên sẽ được hưởng chế độ tốt tương ứng. 3. Thưởng theo hiệu quả làm việc: Tuỳ thuộc vào quy định của doanh nghiệp. III. Các trường hợp phạt nhân viên: 1. Phạt vi phạm thời gian làm việc: Thời gian làm việc tính theo giờ bắt đầu và giờ kết thúc. Khoảng thời gian làm việc sẽ quyết định việc tính công cho nhân viên đó. Mức phạt tuỳ thuộc vào quy định của doanh nghiệp. 2. Phạt không hoàn thành chỉ tiêu: Mức phạt tuỳ thuộc vào quy định của doanh nghiệp. IV. Quy định sa thải nhân viên: Doanh nghiệp quy định rõ các trường hợp sa thải nhân viên trong quy chế này: - CBNV hết hạn hợp đồng và bộ phận không có nhu cầu sử dụng tiếp. - Nhân viên không đáp ứng được yêu cầu công việc. - Có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến Công ty. - Ðang thi hành kỷ luật mức chuyển công tác lại tái phạm. - Tự ý nghỉ làm 5 ngày cộng dồn (tính cả trường hợp xin nghỉ nhưng chưa được phê duyệt) trong một tháng hoặc 15 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng. - Điểm đánh giá về Thái độ dưới 3/5 trong 02 quý liên tiếp. - Vi phạm Pháp luật (theo Luật LÐ quy định) . - Các truờng hợp bất khả kháng như: nhân viên nghỉ đau ốm quá nửa thời gian hợp đồng; công ty buộc phải thu hẹp tổ chức do tình hình sản xuất kinh doanh. |
<< Mẫu cơ chế thưởng phạt nhân viên trong doanh nghiệp >>
Lưu ý: Thông tin trên về Tải về Mẫu cơ chế thưởng phạt nhân viên trong doanh nghiệp đầy đủ, mới nhất? chỉ mang tính tham khảo.
Tải về Mẫu cơ chế thưởng phạt nhân viên trong doanh nghiệp đầy đủ, mới nhất? (Hình từ Internet)
Không công bố công khai quy chế thưởng tại nơi làm việc trước khi thực hiện bị xử phạt hành chính ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện: thang lương, bảng lương; mức lao động; quy chế thưởng;
b) Không xây dựng thang lương, bảng lương hoặc định mức lao động; không áp dụng thử mức lao động trước khi ban hành chính thức;
c) Không tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương; định mức lao động; quy chế thưởng;
d) Không thông báo bảng kê trả lương hoặc có thông báo bảng kê trả lương cho người lao động nhưng không đúng theo quy định;
đ) Không trả lương bình đẳng hoặc phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương V Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân.
3. Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân trong Nghị định này bao gồm:
a) Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm, trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
b) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
c) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Đơn vị sự nghiệp;
đ) Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân;
...
Theo đó, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, từ những quy định trên hành vi không công bố công khai quy chế thưởng tại nơi làm việc trước khi thực hiện sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền như sau:
- Đối với người sử dụng lao động là cá nhân có hành vi vi phạm thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng .
- Đối với người sử dụng lao động là tổ chức có hành vi vi phạm thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Từ khóa: Cơ chế thưởng phạt Vi phạm hành chính Xử phạt hành chính Nghị định 12 Mẫu cơ chế thưởng phạt Cơ chế thưởng phạt nhân viên Mẫu cơ chế thưởng phạt nhân viên trong doanh nghiệp Quy chế thưởng Công khai quy chế thưởng
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;