Lộ trình thăng tiến của nhân viên môi giới bất động sản (Realtor) được xây dựng như thế nào?
Xây dựng lộ trình thăng tiến của nhân viên môi giới bất động sản Realtor? Cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ phải đáp ứng điều kiện gì để không phải thành lập doanh nghiệp?
Lộ trình thăng tiến của nhân viên môi giới bất động sản (Realtor) được xây dựng như thế nào?
Nhân viên môi giới bất động sản là công việc mang tính triển vọng rất cao và có khả năng tích lũy kinh nghiệm, nghiên cứu chuyên môn, rèn luyện kỹ năng để có thể được đảm nhận chức danh Giám đốc điều hành tại doanh nghiệp.
Thông thường việc xây dựng lộ trình thăng tiến của nhân viên môi giới bất động sản (Realtor) phải đảm bảo tính thu hút và rõ ràng, phù hợp để có thể giữ chân nhân tài và thu hút được nguồn tuyển dụng:
[1] Giai đoạn một - Trở thành thực tập sinh, thử việc nhân viên môi giới bất động sản (Intern Realtor)
Đây là thời điểm có từ 0 - 2 tháng kinh nghiệm. Đối với giai đoạn này chủ yếu dựa vào việc làm quen với công việc, học hỏi các quy trình, cách thức làm việc và kỹ năng chuyên môn để làm việc với khách hàng, tiếp thị và hỗ trợ các thủ tục đơn giản.
[2] Giai đoạn hai - Trở thành nhân viên môi giới bất động sản (Realtor)
Đây là thời điểm có từ 3 tháng - 1 năm kinh nghiệm. Đối với giai đoạn này cần hoàn thiện hơn các kỹ năng để trực tiếp tư vấn cho khách hàng, đưa khách đi tham quan và đàm phán các hồ sơ thủ tục để hoàn thiện các giao dịch bất động sản.
[3] Giai đoạn ba - Trở thành chuyên viên môi giới bất động sản (Sales Agent
Đây là thời điểm có từ 1 năm - 3 năm kinh nghiệm, thể hiện khả năng bằng việc đạt được lượng KPI nhất định và có vị trí trong nhóm công việc. Từ đó rèn luyện thêm các kỹ năng chuyên nghiệp hơn và có được một nhóm đối tượng khách hàng riêng.
Mức thu nhập bình quân của giai đoạn hai và giai đoạn ba này chủ yếu phụ thuộc vào hoa hồng, mức lương cơ bản thường nằm ở khoảng 6 triệu - 10 triệu đồng/tháng.
[4] Giai đoạn bốn - Trở thành chuyên viên cao cấp môi giới bất động sản (Senior Realtor)
Đây là thời điểm có từ 3 năm - 5 năm kinh nghiệm sẽ được đảm nhận các trường hợp phức tạp, tư vấn cho các khách hàng lớn, đối tác lớn và chăm sóc khách hàng thân thiết, chăm sóc khách hàng lớn trong quá trình làm việc.
Mức thu nhập của giai đoạn này được tăng lên cơ bản nằm ở mức từ 15 triệu - 25 triệu đồng/tháng.
Giai đoạn này cần xây dựng kế hoạch khách hàng, kiến thức chuyên sâu và học hỏi kỹ năng quản lý.
[5] Giai đoạn năm - Trở thành trưởng nhóm - trưởng phòng môi giới bất động sản (Team Leader or Manager)
Đây là thời điểm có từ 5 năm - 7 năm kinh nghiệm để đảm nhận các vai trò về quản lý, đào tạo, truyền đạt, lên kế hoạch và đảm bảo KPI cho hoạt động của bộ phận kinh doanh.
Ngoài ra, còn thực hiện phụ trách nhân viên mới, quản lý nguồn nhân lực và tuyển dụng nhân viên cho phòng ban.
[6] Giai đoạn sáu - Trở thành Phó giám đốc hoặc Giám đốc kinh doanh (Deputy Director / Business Director)
Đây là thời điểm có mức kinh nghiệm vững chắc từ 8 năm kinh nghiệm trở lên để có thể đảm bảo được công việc và sự hiệu quả. Các công việc phải phụ trách bao gồm từ hoạt động kinh doanh và phát triển của công ty, thúc đẩy hoạt động phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường và marketing; quản lý và đào tạo các cấp.
[7] Giai đoạn bảy - Trở thành Giám đốc điều hành hoặc Phó giám đốc điều hành (Director / C-level)
Đây là chức danh lãnh đạo rất cao có thể định hướng để để phát triển dài hạn, tại vị trí này sẽ thực hiện lãnh đạo chiến lược, phát triển sự án, sản phẩm, định hướng nền tảng công ty và thương hiệu doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ lớn, quan trọng và là đầu mối quan trọng với các đối tác, quản trị và vận hành doanh nghiệp theo kế hoạch Giám đốc điều hành.
>> Xây dựng lộ trình thăng tiến cho nhân viên bán hàng, giữ chân nhân tài như thế nào?
>> Năm 2025, lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh được xây dựng như thế nào?
Xây dựng lộ trình thăng tiến của nhân viên môi giới bất động sản (Realtor) như thế nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ phải đáp ứng điều kiện gì để không phải thành lập doanh nghiệp?
Căn cứ khoản 3 Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định như sau:
Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản
..
3. Cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ thì không phải thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.
...
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 96/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ; không nhằm mục đích kinh doanh và dưới mức quy mô nhỏ
1. Cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Không thuộc trường hợp phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về xây dựng, nhà ở;
b) Không thuộc trường hợp có giá trị quá 300 tỷ đồng trên một hợp đồng và có số lần giao dịch quá 10 lần trong một năm. Trường hợp giao dịch 01 lần trong một năm thì không tính giá trị.
...
Như vậy, trong trường hợp cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ đáp ứng 02 điều kiện sau:
- Không thuộc trường hợp phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về xây dựng, nhà ở;
- Không thuộc trường hợp có giá trị quá 300 tỷ đồng trên một hợp đồng và có số lần giao dịch quá 10 lần trong một năm. Trường hợp giao dịch 01 lần trong một năm thì không tính giá trị.
Nếu đáp ứng các điều kiện trên thì các nhân kinh doanh bất động sản đó được xác định là cá nhân kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ, không phải thành lập doanh nghiệp nhưng phải kê khai nộp thuế theo quy định.
Từ khóa: Nhân viên môi giới bất động sản Lộ trình thăng tiến Giám đốc điều hành Kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ Không phải thành lập doanh nghiệp Realtor
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;