Quyết định 972/QĐ-UBND năm 2025 công bố cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực Giáo dục và đào tạo, Chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
Số hiệu | 972/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 23/05/2025 |
Ngày có hiệu lực | 23/05/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Cà Mau |
Người ký | Lâm Văn Bi |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Giáo dục |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 972/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 23 tháng 5 năm 2025 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 782/QĐ-UBND ngày 24/4/2025 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1438/TTr-SGDĐT ngày 08/5/2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố cắt giảm thời gian giải quyết đối 03 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (kèm theo Danh mục và nội dung cụ thể).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Cổng Thông tin điện tử tỉnh) tổ chức thực hiện công khai thủ tục hành chính nội bộ nêu tại Điều 1 Quyết định này trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh theo đúng quy định. Hoàn thành xong trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Cổng Thông tin điện tử tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO THUỘC PHẠM VI
CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số: 972/QĐ-UBND ngày 23/5/2025 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
STT |
Tên TTHC |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
Ghi chú |
1 |
Xét thăng hạng giáo viên trung học phổ thông hạng II |
Chế độ, chính sách đối với nhà giáo |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Theo phân cấp của UBND tỉnh |
2 |
Công nhận thư viện trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là THPT) đạt tiêu chuẩn Mức độ 2 |
Giáo dục và Đào tạo |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
|
3 |
Công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ |
Giáo dục và Đào tạo |
UBND tỉnh |
|
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
1. Xét thăng hạng giáo viên trung học phổ thông hạng II.
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Xây dựng Đề án xét thăng hạng
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (sau đây gọi chung là cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng) xây dựng Đề án tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Nội dung của Đề án gồm:
a) Số lượng, cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II hiện có của đơn vị; số lượng giáo viên trung học phổ thông hạng II còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
b) Danh sách giáo viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 972/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 23 tháng 5 năm 2025 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 782/QĐ-UBND ngày 24/4/2025 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1438/TTr-SGDĐT ngày 08/5/2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố cắt giảm thời gian giải quyết đối 03 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực giáo dục và đào tạo, chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (kèm theo Danh mục và nội dung cụ thể).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Cổng Thông tin điện tử tỉnh) tổ chức thực hiện công khai thủ tục hành chính nội bộ nêu tại Điều 1 Quyết định này trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh theo đúng quy định. Hoàn thành xong trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Cổng Thông tin điện tử tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ TRONG HỆ THỐNG HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, CHẾ ĐỘ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NHÀ GIÁO THUỘC PHẠM VI
CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số: 972/QĐ-UBND ngày 23/5/2025 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
STT |
Tên TTHC |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
Ghi chú |
1 |
Xét thăng hạng giáo viên trung học phổ thông hạng II |
Chế độ, chính sách đối với nhà giáo |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Theo phân cấp của UBND tỉnh |
2 |
Công nhận thư viện trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là THPT) đạt tiêu chuẩn Mức độ 2 |
Giáo dục và Đào tạo |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
|
3 |
Công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ |
Giáo dục và Đào tạo |
UBND tỉnh |
|
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
1. Xét thăng hạng giáo viên trung học phổ thông hạng II.
1.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Xây dựng Đề án xét thăng hạng
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp, ủy quyền tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (sau đây gọi chung là cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng) xây dựng Đề án tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên. Nội dung của Đề án gồm:
a) Số lượng, cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II hiện có của đơn vị; số lượng giáo viên trung học phổ thông hạng II còn thiếu theo yêu cầu của vị trí việc làm và đề xuất chỉ tiêu thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
b) Danh sách giáo viên đủ tiêu chuẩn, điều kiện được cử xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 115/2020/NĐ-CP);
c) Dự kiến thành viên tham gia Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II;
đ) Các thành tích trong hoạt động nghề nghiệp làm căn cứ xác định người trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 40 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP;
e) Dự kiến thời gian, địa điểm và các nội dung khác để tổ chức kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
Bước 2: Tổ chức xét thăng hạng
Cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng thành lập Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Thông báo kết quả xét thăng hạng
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp báo cáo người đứng đầu cơ quan, có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng và danh sách viên chức trúng tuyển bằng văn bản.
Chậm nhất 04 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, Hội đồng xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp có trách nhiệm thông báo kết quả xét thăng hạng và danh sách giáo viên trúng tuyển bằng văn bản tới cơ quan, đơn vị cử giáo viên tham dự kỳ xét thăng hạng; đồng thời thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên.
Bước 4: Bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được danh sách giáo viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng hoặc người được phân cấp, ủy quyền phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với giáo viên trúng tuyển theo quy định.
Trường hợp giáo viên đã trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng nhưng sau đó bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì chưa ra quyết định bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp trúng tuyển. Khi hết thời hạn xử lý kỷ luật mà không bị kỷ luật hoặc hết thời gian thi hành quyết định kỷ luật hoặc sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì căn cứ vào cơ cấu giáo viên theo chức danh nghề nghiệp đã được phê duyệt tại thời điểm xem xét, quyết định bổ nhiệm, cấp có thẩm quyền quyết định việc bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trúng tuyển trong kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp. Thời điểm hưởng lương mới, thời gian xét nâng bậc lương lần sau, việc kéo dài thời gian nâng bậc lương (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice).
1.3. Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng giáo viên;
b) Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng giáo viên hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp của giáo viên theo quy định;
c) Văn bản phê duyệt kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức của 03 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp;
d) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
đ) Các minh chứng theo tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp xét thăng hạng.
Trường hợp giáo viên có một trong các văn bằng, chứng chỉ quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số của hạng chức danh nghề nghiệp đăng ký dự xét thăng hạng.
Đối với các tiêu chuẩn không có minh chứng là các văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, quyết định, bằng khen, giấy khen, đề tài, đề án hoặc sản phẩm được ứng dụng trong giáo dục, giảng dạy học sinh và tài liệu có liên quan thì minh chứng là biên bản đánh giá, nhận xét về khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn đó của tổ chuyên môn, tổ bộ môn hoặc tương đương và có xác nhận của người đứng đầu cơ sở giáo dục trực tiếp quản lý, sử dụng giáo viên.
1.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.5. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 24 ngày làm việc (cắt giảm 11/35 ngày, đạt 31,42%) kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng và xác định danh sách người trúng tuyển, người đứng đầu người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức xét thăng hạng phải thực hiện việc bổ nhiệm và xếp lương ở chức danh nghề nghiệp mới đối với viên chức trúng tuyển.
1.6. Đối tượng thực hiện TTHC nội bộ: Giáo viên trung học phổ thông hạng III.
1.7. Cơ quan giải quyết TTHC nội bộ:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC nội bộ: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định TTHC nội bộ: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.
1.8. Kết quả của việc thực hiện TTHC nội bộ: Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II.
1.9. Phí, lệ phí:
Theo quy định tại Thông tư số 92/2021/TT-BTC ngày 28/10/2021 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.
1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
1.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC nội bộ:
Giáo viên trung học phổ thông được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II (mã số V.07.05.14) khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Đã được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (mã số V.07.05.15).
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III và tương đương, có 03 năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.
c) Đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT và khoản 2 Điều 4 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT.
d) Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h khoản 4 Điều 4 Thông tư số 04/2021/TT- BGDĐT và khoản 3 Điều 4 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT.
đ) Đáp ứng yêu cầu về thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng III (bao gồm cả thời gian giữ hạng tương đương) theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT. Trường hợp giáo viên trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác theo đúng quy định của pháp luật, có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì thực hiện theo quy định của Chính phủ tại điểm d khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP.
1.12. Căn cứ pháp lý của TTHC nội bộ:
- Luật Viên chức và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
- Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
- Nghị định số 85/2023/NĐ-CP ngày 07/12/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 115/2020/NĐ-CP;
- Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông công lập;
- Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT ngày 14/4/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư số 01/2021/TT- BGDĐT, 02/2021/TT-BGDĐT, 03/2021/TT-BGDĐT, 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập;
- Thông tư số 13/2024/TT-BGDĐT ngày 30/10/2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông công lập và giáo viên dự bị đại học;
- Quyết định số 867/QĐ-UBND ngày 26/4/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc ủy quyền tổ chức xét thăng hạng và ký quyết định bổ nhiệm, xếp lương đối với viên chức trúng tuyển kỳ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng II đối với viên chức.
2.1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Cơ sở giáo dục tự đánh giá thư viện, báo cáo tự đánh giá hoạt động thư viện do người làm công tác thư viện thực hiện, Hiệu trưởng kiểm tra, phê duyệt và gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thẩm định và công nhận.
Bước 2: Trong thời hạn 24 ngày làm việc, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện đánh giá và công nhận theo một hoặc các phương thức sau:
- Thông qua báo cáo kết quả tự đánh giá hoạt động của thư viện;
- Trực tiếp đánh giá hoạt động tại thư viện;
- Trực tuyến thông qua hệ thống phần mềm xử lý số liệu.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice).
2.3. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình về việc đề nghị công nhận thư viện đạt tiêu chuẩn mức độ 2;
- Bản tự đánh giá thư viện của cơ sở giáo dục.
2.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.5. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 24 ngày làm việc (cắt giảm 11/35 ngày, đạt 31,43%) khi nhận đủ hồ sơ.
2.6. Đối tượng thực hiện TTHC nội bộ: Trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học phổ thông).
2.7. Cơ quan giải quyết TTHC nội bộ:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC nội bộ: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định TTHC nội bộ: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau.
2.8. Kết quả của việc thực hiện TTHC nội bộ: Quyết định của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Công nhận thư viện trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là trung học phổ thông) đạt tiêu chuẩn Mức độ 2.
2.9. Phí, lệ phí: Không.
2.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
2.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC nội bộ:
- Tiêu chuẩn đánh giá thư viện đạt tiêu chuẩn mức độ 2:
+ Trường THPT: theo quy định tại khoản 2 các Điều 15, 16, 17, 18, 19 Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Trường phổ thông có nhiều cấp học (cấp học cao nhất là THPT): theo quy định tại khoản 2 các Điều 20, 21, 22, 23, 24 Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 16/2022/TT- BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2.12. Căn cứ pháp lý của TTHC nội bộ:
- Luật Thư viện ngày 21 tháng 11 năm 2019;
- Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thư viện;
- Thông tư số 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Thông tư ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông.
3. Công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
3.1. Trình tự thực hiện:
- Xã tự kiểm tra và lập hồ sơ đề nghị huyện kiểm tra công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Huyện kiểm tra công nhận xã và lập hồ sơ đề nghị tỉnh kiểm tra công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, tỉnh kiểm tra công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice).
3.3. Thành phần hồ sơ:
Hồ sơ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ bao gồm:
a) Phiếu điều tra phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
b) Sổ theo dõi phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
c) Danh sách trẻ em hoàn thành chương trình giáo dục mầm non (đối với phổ cập giáo dục mầm non); danh sách học sinh hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học (đối với phổ cập giáo dục tiểu học); danh sách học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; danh sách học sinh có chứng chỉ nghề (đối với phổ cập giáo dục trung học cơ sở); danh sách học viên được công nhận biết chữ theo các mức độ (đối với xóa mù chữ).
Ngoài thành phần hồ sơ trên, bổ sung:
d) Báo cáo quá trình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ kèm theo các biểu thống kê.
đ) Biên bản kiểm tra phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ của huyện đối với xã.
e) Quyết định công nhận xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục hoặc xóa mù chữ.
3.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.5. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc (cắt giảm 10/25 ngày, đạt 40%) khi nhận đủ hồ sơ.
* Tỉnh hoàn thành việc kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ trước ngày 30 tháng 12 hằng năm.
3.6. Đối tượng thực hiện TTHC nội bộ: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3.7. Cơ quan giải quyết TTHC nội bộ:
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC nội bộ: Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định TTHC nội bộ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.
3.8. Kết quả của việc thực hiện TTHC nội bộ: Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
3.9. Phí, lệ phí: Không.
3.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
3.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC nội bộ:
1. Tiêu chuẩn công nhận
a) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
b) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học
- Mức độ 1: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1.
- Mức độ 2: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2.
- Mức độ 3: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3.
c) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở
- Mức độ 1: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1.
- Mức độ 2: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2.
- Mức độ 3: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3.
d) Tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ
- Mức độ 1: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.
- Mức độ 2: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.
- Mức độ 3: Có ít nhất 90% số xã được công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 3.
2. Điều kiện đảm bảo phổ cập giáo dục, xóa mù chữ
Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi:
a) Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục mầm non có:
- 100% số giáo viên được hưởng chế độ chính sách theo quy định hiện hành;
- Đủ giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh Mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập;
- 100% số giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục;
- 100% số giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.
b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
- Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi theo quy hoạch, Điều kiện giao thông bảo đảm đưa đón trẻ thuận lợi, an toàn;
- Cơ sở giáo dục mầm non có:
+ Số phòng học (phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ) cho lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt tỷ lệ ít nhất 1,0 phòng học/lớp; phòng học cho lớp mẫu giáo 5 tuổi được xây kiên cố hoặc bán kiên cố, an toàn, trong đó có phòng sinh hoạt chung bảo đảm diện tích tối thiểu 1,5m2/trẻ; phòng học đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè;
+ 100% số lớp mẫu giáo 5 tuổi có đủ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh Mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non; Danh Mục Đồ dùng - Đồ chơi - Thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non;
+ Sân chơi xanh, sạch, đẹp và đồ chơi ngoài trời được sử dụng thường xuyên, an toàn; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; đủ công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh.
Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục tiểu học:
a) Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học có:
- Đủ giáo viên và nhân viên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;
- 100% số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định Luật Giáo dục;
- 100% số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.
b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
- Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học theo quy hoạch, Điều kiện giao thông bảo đảm cho học sinh đi học thuận lợi, an toàn;
- Cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học có:
+ Số phòng học đạt tỷ lệ ít nhất 0,7 phòng/lớp; phòng học theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh; có bảng, bàn ghế của giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; có Điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi; có thư viện, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục, phòng truyền thống và hoạt động Đội; phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; văn phòng, phòng họp cho giáo viên và nhân viên;
+ Đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh Mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp tiểu học; thiết bị dạy học được sử dụng thường xuyên, dễ dàng, thuận tiện;
+ Sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử dụng thường xuyên, an toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; có công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh dành riêng cho giáo viên, học sinh, riêng cho nam, nữ.
Điều kiện bảo đảm phổ cập giáo dục trung học cơ sở:
a) Về đội ngũ giáo viên và nhân viên, cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở có:
- Đủ giáo viên và nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị, thí nghiệm, văn phòng theo quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của liên tịch Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ Hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập;
- 100% số giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên trung học cơ sở theo quy định Luật Giáo dục;
- 100% số giáo viên đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.
b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học:
- Tỉnh, huyện có mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập trung học cơ sở theo quy hoạch, Điều kiện giao thông bảo đảm cho học sinh đi học thuận lợi, an toàn;
- Cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở có:
+ Số phòng học đạt tỷ lệ ít nhất 0,5 phòng/lớp; phòng học được xây dựng theo tiêu chuẩn quy định, an toàn; có đủ bàn ghế phù hợp với học sinh; có bảng, bàn ghế của giáo viên; đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè; có Điều kiện tối thiểu dành cho học sinh khuyết tật học tập thuận lợi; có phòng làm việc của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, văn phòng, phòng họp cho giáo viên và nhân viên, phòng y tế trường học, thư viện, phòng thí nghiệm;
+ Đủ thiết bị dạy học tối thiểu quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Danh Mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học cơ sở; thiết bị dạy học được sử dụng thường xuyên, dễ dàng, thuận tiện;
+ Sân chơi và bãi tập với diện tích phù hợp, được sử dụng thường xuyên, an toàn; môi trường xanh, sạch, đẹp; có nguồn nước sạch, hệ thống thoát nước; có công trình vệ sinh sử dụng thuận tiện, bảo đảm vệ sinh dành riêng cho giáo viên, học sinh, riêng cho nam, nữ.
Điều kiện bảo đảm xóa mù chữ:
a) Về người tham gia dạy học xóa mù chữ:
- Xã bảo đảm huy động đủ người tham gia dạy học xóa mù chữ tại địa bàn là giáo viên của các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục khác, người đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục;
- Đối với các xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, biên giới, hải đảo, bảo đảm huy động đủ người tham gia dạy học xóa mù chữ tại địa bàn là giáo viên hoặc người đã tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên;
- Cơ sở giáo dục tham gia thực hiện xóa mù chữ tại xã có người theo dõi công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ tại địa bàn được phân công.
b) Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Xã bảo đảm điều kiện thuận lợi cho các lớp xóa mù chữ được sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của các cơ sở giáo dục, trung tâm học tập cộng đồng, cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức khác và cá nhân trong địa bàn để thực hiện dạy học xóa mù chữ.
3.12. Căn cứ pháp lý của TTHC nội bộ:
- Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
- Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT ngày 22/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về điều kiện bảo đảm và nội dung, quy trình, thủ tục kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ;
- Thông tư số 29/2021/TT-BGDĐT ngày 20/10/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định ngưng hiệu lực quy định về chuẩn trình độ đào tạo của nhà giáo tại một số Thông tư do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
* Ghi chú: Danh mục và Quy trình thủ tục hành chính được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt có số thứ tự 3, 4 phần A và phần B tại phụ lục IV của Quyết định số 2015/QĐ-UBND ngày 15/10/2024; số thứ tự 4 phần A và phần B tại phụ lục VIII của Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 16/12/2024 hết hiệu lực khi Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Tổng số Danh mục và nội dung có 03 TTHC nội bộ./.