Quyết định 950/QĐ-UBND năm 2025 công bố cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Lâm nghiệp, Kiểm lâm, Thủy sản, Đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
Số hiệu | 950/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 21/05/2025 |
Ngày có hiệu lực | 21/05/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Cà Mau |
Người ký | Lâm Văn Bi |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 950/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 21 tháng 5 năm 2025 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 782/QĐ-UBND ngày 24/4/2025 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Tờ trình số 157/TTr-SNNMT ngày 13/5/2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố cắt giảm thời gian giải quyết đối với 12 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, lâm nghiệp, kiểm lâm, thủy sản, đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (kèm theo Danh mục và nội dung cụ thể).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Cổng Thông tin điện tử tỉnh) tổ chức thực hiện công khai thủ tục hành chính nội bộ nêu tại Điều 1 Quyết định này trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh theo đúng quy định. Hoàn thành xong trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, Giám đốc Cổng Thông tin điện tử tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN, LÂM NGHIỆP, KIỂM LÂM, THỦY SẢN, ĐẤT ĐAI THUỘC PHẠM VI CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND
ngày /5/2025 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
PHẦN A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
1 |
Thu hồi bằng Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống |
Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn |
Sở Nông nghiệp và Môi trường |
2 |
Thành lập khu rừng đặc dụng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
Lâm nghiệp |
Sở Nông nghiệp và Môi trường |
3 |
Thành lập khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
||
4 |
Quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
||
5 |
Quyết định cho thuê rừng đối với trường hợp thuê rừng là tổ chức |
Kiểm lâm |
Sở Nông nghiệp và Môi trường |
6 |
Quyết định thu hồi rừng đối với trường hợp chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn |
||
7 |
Phê duyệt hoặc điều chỉnh kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác |
||
8 |
Quyết định điều chỉnh ranh giới diện tích khu bảo tồn biển cấp tỉnh |
Thủy sản |
Sở Nông nghiệp và Môi trường |
9 |
Thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện |
Đất đai |
Sở Nông nghiệp và Môi trường |
10 |
Thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện |
Đất đai |
|
11 |
Thẩm định, trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện |
Đất đai |
|
12 |
Thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện |
Đất đai |
PHẦN B. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
1. Thu hồi bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1.1. Trình tự thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp huyện chuẩn bị hồ sơ gửi trực tiếp hoặc nộp trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice) đến Sở Nông nghiệp và Môi trường.
- Thời gian tiếp nhận: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định).
+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
* Quy trình giải quyết tại Sở Nông nghiệp và Môi trường:
- Bước 1: Sở Nông nghiệp và Môi trường tiếp nhận hồ sơ, nhập các thông tin cơ bản về bộ hồ sơ, kiểm tra các thành phần hồ sơ, phân công Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường để xử lý hồ sơ: 0,5 ngày làm việc.
- Bước 2: Chuyên viên Chi cục Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ (trường hợp chưa đáp ứng được quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung đầy đủ hồ sơ), khi đầy đủ hồ sơ Chuyên viên hoàn thiện hồ sơ trình Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn duyệt, trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường ký trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định: 14 ngày làm việc.
- Bước 3: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống, chuyển hồ sơ trình đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quy trình tiếp theo: 0,5 ngày làm việc.
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 950/QĐ-UBND |
Cà Mau, ngày 21 tháng 5 năm 2025 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 782/QĐ-UBND ngày 24/4/2025 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Tờ trình số 157/TTr-SNNMT ngày 13/5/2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố cắt giảm thời gian giải quyết đối với 12 thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, lâm nghiệp, kiểm lâm, thủy sản, đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau (kèm theo Danh mục và nội dung cụ thể).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giao Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (Cổng Thông tin điện tử tỉnh) tổ chức thực hiện công khai thủ tục hành chính nội bộ nêu tại Điều 1 Quyết định này trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh theo đúng quy định. Hoàn thành xong trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Quyết định có hiệu lực thi hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường, Giám đốc Cổng Thông tin điện tử tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ LĨNH VỰC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN, LÂM NGHIỆP, KIỂM LÂM, THỦY SẢN, ĐẤT ĐAI THUỘC PHẠM VI CHỨC
NĂNG QUẢN LÝ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND
ngày /5/2025 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
PHẦN A. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Lĩnh vực |
Cơ quan thực hiện |
1 |
Thu hồi bằng Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống |
Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn |
Sở Nông nghiệp và Môi trường |
2 |
Thành lập khu rừng đặc dụng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
Lâm nghiệp |
Sở Nông nghiệp và Môi trường |
3 |
Thành lập khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
||
4 |
Quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh |
||
5 |
Quyết định cho thuê rừng đối với trường hợp thuê rừng là tổ chức |
Kiểm lâm |
Sở Nông nghiệp và Môi trường |
6 |
Quyết định thu hồi rừng đối với trường hợp chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao, cho thuê khi hết hạn mà không được gia hạn |
||
7 |
Phê duyệt hoặc điều chỉnh kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác |
||
8 |
Quyết định điều chỉnh ranh giới diện tích khu bảo tồn biển cấp tỉnh |
Thủy sản |
Sở Nông nghiệp và Môi trường |
9 |
Thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện |
Đất đai |
Sở Nông nghiệp và Môi trường |
10 |
Thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện |
Đất đai |
|
11 |
Thẩm định, trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện |
Đất đai |
|
12 |
Thẩm định, trình phê duyệt điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện |
Đất đai |
PHẦN B. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
1. Thu hồi bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1.1. Trình tự thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp huyện chuẩn bị hồ sơ gửi trực tiếp hoặc nộp trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice) đến Sở Nông nghiệp và Môi trường.
- Thời gian tiếp nhận: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định).
+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
* Quy trình giải quyết tại Sở Nông nghiệp và Môi trường:
- Bước 1: Sở Nông nghiệp và Môi trường tiếp nhận hồ sơ, nhập các thông tin cơ bản về bộ hồ sơ, kiểm tra các thành phần hồ sơ, phân công Chi cục Phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường để xử lý hồ sơ: 0,5 ngày làm việc.
- Bước 2: Chuyên viên Chi cục Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ (trường hợp chưa đáp ứng được quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung đầy đủ hồ sơ), khi đầy đủ hồ sơ Chuyên viên hoàn thiện hồ sơ trình Lãnh đạo Chi cục Phát triển nông thôn duyệt, trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường ký trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định: 14 ngày làm việc.
- Bước 3: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống, chuyển hồ sơ trình đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quy trình tiếp theo: 0,5 ngày làm việc.
* Quy trình giải quyết tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Bước 1: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường, hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính nội bộ theo quy định: 4,5 ngày làm việc.
- Bước 2: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống; chuyển trả hồ sơ, kết quả giải quyết về Sở Nông nghiệp và Môi trường triển khai thực hiện theo quy định: 0,5 ngày làm việc.
1.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành iOffice.
1.3. Thành phần hồ sơ:
+ Văn bản của UBND cấp xã đề nghị thu hồi bằng công nhận “Nghề truyền thống” (bản chính, theo Mẫu số 01);
+ Văn bản đề nghị thu hồi của Ủy ban nhân dân huyện (bản chính, theo Mẫu số 02);
+ Hồ sơ có liên quan.
1.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.5. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc (cắt giảm 05/25, tỷ lệ 20%) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong đó:
- Tại Sở Nông nghiệp và Môi trường 20 ngày làm việc.
- Tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 05 ngày làm việc.
1.6. Đối tượng thực hiện TTHC nội bộ: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1.7. Cơ quan giải quyết TTHC nội bộ:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.
- Cơ quan thực hiện TTHC nội bộ: Sở Nông nghiệp và Môi trường.
1.8. Kết quả thực hiện TTHC nội bộ: Quyết định thu hồi bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
1.9. Phí, lệ phí: Không.
1.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Mẫu số 01, Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
1.11. Yêu cầu, điều kiện: Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống không đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ.
1.12. Căn cứ pháp lý: Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn.
Mẫu số 01
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO
Báo cáo tình hình hoạt động của ……..…. xã ............., huyện/TP...
Căn cứ Công văn của Sở Nông nghiệp và Môi trường về việc rà soát công nhận, thu hồi Quyết định công nhận Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống ………….....
Căn cứ (các văn bản chỉ đạo có liên quan của địa phương); Ủy ban nhân dân xã…… báo cáo tình hình hoạt động của Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống …………..... xã, cụ thể như sau:
1. Tình hình hoạt động kinh doanh của “Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.....”
- Năm Thành lập
- Quyết định công nhận Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống...
- Tóm tắt tình hình hoạt động 02 năm gần nhất.
- Số lượng hộ làm nghề hiện nay:…..
- Khó khăn:…..
2. Kiến nghị
Đề nghị UBND huyện…………….. trình cấp có thẩm quyền thu hồi Quyết định công nhận ……….…….
|
TM. UBND HUYỆN/TP........... |
Mẫu số 02
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
/UBND-.... |
……, ngày …… tháng …… năm …… |
Kính gửi: |
- Ủy ban nhân dân tỉnh; |
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Báo cáo số........ ngày.... tháng ... năm ...... của Ủy ban nhân dân cấp xã về báo cáo tình hình hoạt động của Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống..........
Thực hiện công tác thu hồi công nhận “Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống” tỉnh Cà Mau, Ủy ban nhân dân huyện…..…...đề nghị như sau:
I. Tóm tắt tình hình hoạt động kinh doanh của Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống đến thời điểm hiện tại
1. Tên Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống: ...............................; Quyết định công nhận..................................
2. Tình hình hoạt động 02 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị.
3. Số hộ làm nghề hiện nay:......./.... hộ dân trong Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống, chiếm ....%.
4. Các điều kiện về bảo vệ môi trường Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống (nếu có).
II. Kiến nghị, đề xuất
Hiện nay tình hình hoạt động của...............................; Căn cứ tiêu chí quy định tại khoản...........Điều ....., Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ “................” không đạt theo tiêu chí quy định trong 02 năm gần đây (202..... 202....).
................................, UBND huyện................kính đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định thu hồi bằng công nhận “............” theo quy định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
2. Thành lập khu rừng đặc dụng thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
2.1. Trình tự thực hiện: Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, tổ chức xây dựng hồ sơ dự án thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, gửi trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành iOffice đến Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Thời gian tiếp nhận: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ trong tuần).
+ Buổi sáng: lúc 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
* Quy trình giải quyết tại Sở Nông nghiệp và Môi trường
- Bước 1: Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng đặc dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, tham mưu văn bản trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường ký văn bản lấy ý kiến tham gia của Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan: 15 ngày làm việc.
- Bước 2: Khi có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan Chuyên viên Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường tổng hợp, tiếp thu ý kiến, hoàn thiện hồ sơ trình lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm duyệt, trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường ký trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định: 28,5 ngày làm việc.
- Bước 3: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống; chuyển hồ sơ trình đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quy trình tiếp theo: 0,5 ngày làm việc.
* Quy trình giải quyết tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
- Bước 1: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, xem xét hồ sơ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường, hoàn thiện hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định: 19,5 ngày làm việc.
- Bước 2: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống, chuyển trả hồ sơ, kết quả về Sở Nông nghiệp và Môi trường triển khai thực hiện theo quy định: 0,5 ngày làm việc.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành iOffice.
2.3. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Dự án thành lập khu rừng đặc dụng (bản chính);
- Bản đồ hiện trạng khu rừng phòng hộ (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng đặc dụng;
- Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
- Kết quả thẩm định.
2.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
2.5. Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 64 ngày làm việc (cắt giảm 16/80 ngày làm việc, tỷ lệ 20%) kể từ ngày lấy ý kiến. Trong đó:
- Tại Sở Nông nghiệp và Môi trường 44 ngày làm việc.
- Tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 20 ngày làm việc.
2.6. Đối tượng thực hiện TTHC nội bộ: Sở Nông nghiệp và Môi trường.
2.7. Cơ quan giải quyết TTHC nội bộ: Ủy ban nhân dân tỉnh.
2.8. Kết quả giải quyết TTHC nội bộ: Quyết định thành lập khu rừng đặc dụng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2.9. Phí, lệ phí: Không quy định.
2.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
2.11. Yêu cầu, điều kiện:
- Có dự án thành lập khu rừng đặc dụng phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, không thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
- Đáp ứng các tiêu chí đối với từng loại rừng đặc dụng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
(i) Vườn quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Có ít nhất 01 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của một vùng hoặc của quốc gia, quốc tế hoặc có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có trên 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
- Có diện tích liền vùng tối thiểu 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái rừng.
(ii) Khu dự trữ thiên nhiên đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên; - Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
- Diện tích liền vùng tối thiểu 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện tích là các hệ sinh thái rừng.
(iii) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Phải bảo đảm các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản để bảo tồn bền vững các loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;
- Có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
(iv) Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm:
- Rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng hoặc có đối tượng thuộc danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về văn hóa; có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
- Rừng tín ngưỡng đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; khu rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng;
- Rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí sau: khu rừng có chức năng phòng hộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường; được quy hoạch gắn liền với khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
(v) Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Có hệ sinh thái đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học của tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, thực nghiệm khoa học lâm nghiệp;
- Có quy mô diện tích phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu, thực nghiệm khoa học, phát triển công nghệ, đào tạo lâm nghiệp lâu dài.
(vi) Vườn thực vật quốc gia: Khu rừng lưu trữ, sưu tập các loài thực vật ở Việt Nam và thế giới để phục vụ nghiên cứu, tham quan, giáo dục, có số lượng loài thân gỗ từ 500 loài trở lên và diện tích tối thiểu 50 ha.
(vii) Rừng giống quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Là khu rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng của những loài cây thuộc danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính;
- Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về rừng giống, có diện tích tối thiểu 30 ha.
2.12. Căn cứ pháp lý:
- Luật số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 của Quốc hội về Lâm nghiệp;
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
3. Thành lập khu rừng phòng hộ nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
3.1. Trình tự thực hiện: Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, tổ chức xây dựng hồ sơ dự án thành lập khu rừng phòng hộ theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, gửi trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành iOffice đến Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Thời gian tiếp nhận: vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ trong tuần).
+ Buổi sáng: lúc 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
* Quy trình giải quyết tại Sở Nông nghiệp và Môi trường:
- Bước 1: Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, tổ chức xây dựng dự án thành lập khu rừng phòng hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường ký trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định: 43,5 ngày làm việc.
- Bước 2. Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống; chuyển hồ sơ trình đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quy trình tiếp theo: 0,5 ngày làm việc.
* Quy trình giải quyết tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Bước 1: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, xem xét hồ sơ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường, hoàn thiện hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định: 19,5 ngày làm việc.
- Bước 2: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống, chuyển trả hồ sơ, kết quả về Sở Nông nghiệp và Môi trường triển khai thực hiện theo quy định: 0,5 ngày làm việc.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice).
3.3. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình thành lập khu rừng phòng hộ (bản chính);
- Dự án thành lập khu rừng phòng hộ (bản chính);
- Bản đồ hiện trạng khu rừng phòng hộ (bản chính) tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 tùy theo quy mô diện tích của khu rừng phòng hộ;
- Tổng hợp ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
- Kết quả thẩm định
3.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
3.5. Thời gian giải quyết: Trong thời hạn 64 ngày làm việc (cắt giảm 16/80 ngày làm việc, tỷ lệ 20%) kể từ ngày lấy ý kiến. Trong đó:
- Tại Sở Nông nghiệp và Môi trường 44 ngày làm việc.
- Tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 20 ngày làm việc.
3.6. Đối tượng thực hiện TTHC nội bộ: Sở Nông nghiệp và Môi trường.
3.7. Cơ quan giải quyết TTHC nội bộ: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3.8. Kết quả giải quyết TTHC nội bộ: Quyết định thành lập khu rừng phòng hộ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3.9. Phí, lệ phí: Không quy định.
3.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
3.11. Yêu cầu, điều kiện:
- Có dự án thành lập khu rừng phòng hộ phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
- Đáp ứng các tiêu chí đối với từng loại rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, cụ thể:
(i) Rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng thuộc lưu vực của sông, hồ, đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Về địa hình: có địa hình đồi, núi và độ dốc từ 15 độ trở lên;
- Về lượng mưa: có lượng mưa bình quân hằng năm từ 2.000 mm trở lên hoặc từ 1.000 mm trở lên nhưng tập trung trong 2 - 3 tháng;
- Về thành phần cơ giới và độ dày tầng đất: loại đất cát hoặc cát pha trung bình hay mỏng, có độ dày tầng đất dưới 70 cm; nếu là đất thịt nhẹ hoặc trung bình, độ dày tầng đất dưới 30 cm.
(ii) Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư
Khu rừng trực tiếp cung cấp nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất của cộng đồng dân cư tại chỗ; gắn với phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của cộng đồng, được cộng đồng bảo vệ và sử dụng.
(iii) Rừng phòng hộ biên giới
Khu rừng phòng hộ nằm trong khu vực vành đai biên giới, gắn với các điểm trọng yếu về quốc phòng, an ninh, được thành lập theo đề nghị của cơ quan quản lý biên giới.
(iv) Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay giáp bờ biển: đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 300 m tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền; đối với vùng bờ biển không bị xói lở, chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 200 m tính từ đường mực nước ứng với thủy triều cao nhất hằng năm vào trong đất liền;
- Đai rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay phía sau đai rừng quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP: chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 40 m trong trường hợp vùng cát có diện tích từ 100 ha trở lên hoặc vùng cát di động hoặc vùng cát có độ dốc từ 25 độ trở lên. Chiều rộng của đai rừng tối thiểu là 30 m trong trường hợp vùng cát có diện tích dưới 100 ha hoặc vùng cát ổn định hoặc vùng cát có độ dốc dưới 25 độ.
(v) Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Đối với vùng bờ biển bồi tụ hoặc ổn định, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển từ 300 m đến 1.000 m tùy theo từng vùng sinh thái;
- Đối với vùng bờ biển bị xói lở, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển là 150 m;
- Đối với vùng cửa sông, chiều rộng của đai rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển tối thiểu là 20 m tính từ chân đê và có ít nhất từ 3 hàng cây trở lên;
- Đối với vùng đầm phá ven biển, chiều rộng tối thiểu của đai rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển ở nơi có đê là 100 m, nơi không có đê là 250 m.
3.12. Căn cứ pháp lý:
- Luật số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 của Quốc hội về Lâm nghiệp;
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
4. Quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
4.1. Trình tự thực hiện: Sở Nông nghiệp và Môi trường lập hồ sơ đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 33 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, gửi trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành iOffice đến Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Thời gian tiếp nhận: vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ trong tuần).
+ Buổi sáng: lúc 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
* Quy trình giải quyết tại Sở Nông nghiệp và Môi trường:
- Bước 1: Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Môi trường lập hồ sơ đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 33 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường ký trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định: Không quy định thời gian.
- Bước 2. Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống; chuyển hồ sơ trình đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quy trình tiếp theo: Không quy định thời gian.
* Quy trình giải quyết tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Bước 1: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, xem xét hồ sơ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường, hoàn thiện hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thông qua: Không quy định thời gian.
- Bước 2: Khi được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn thiện hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả thủ tục hành chính nội bộ theo quy định: 7,5 ngày làm việc.
- Bước 3: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống, công bố Quyết định đóng, mở cửa rừng tự nhiên được công bố công khai trên các phương tiện thông tin trong phạm vi cả nước, Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; chuyển trả hồ sơ, kết quả về Sở Nông nghiệp và Môi trường: 0,5 ngày làm việc.
* Quy trình giải quyết tại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh: Thực hiện theo quy chế của Hội đồng nhân dân tỉnh: Không quy định thời gian.
4.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice).
4.3. Thành phần hồ sơ:
- Văn bản đề nghị của Sở Nông nghiệp và Môi trường;
- Đề án đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên, nội dung bao gồm:
+ Xác định được sự cần thiết của việc đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
+ Đánh giá thực trạng điều kiện kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên phạm vi địa bàn;
+ Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng về trữ lượng, chất lượng; đánh giá về hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học của rừng;
+ Xác định được các giải pháp quản lý, tổ chức thực hiện trong thời gian đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên; xác định quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan khi thực hiện đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên;
+ Xác định và bố trí nguồn kinh phí thực hiện đóng, mở cửa rừng.
4.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
4.5. Thời gian giải quyết: Quyết định đóng hoặc mở cửa rừng: 10 ngày làm việc, kể từ ngày được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua đề án.
4.6. Đối tượng thực hiện TTHC nội bộ: Sở Nông nghiệp và Môi trường.
4.7. Cơ quan giải quyết TTHC nội bộ:
- Cơ quan thực hiện TTHC nội bộ: Sở Nông nghiệp và Môi trường.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
4.8. Kết quả giải quyết TTHC nội bộ: Quyết định đóng hoặc mở cửa rừng tự nhiên thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4.9. Phí, lệ phí: Không quy định.
4.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
4.11. Yêu cầu, điều kiện: Không quy định.
4.12. Căn cứ pháp lý:
- Luật Lâm nghiệp năm 2017;
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
5. Quyết định cho thuê rừng đối với trường hợp thuê rừng là tổ chức
5.1. Trình tự thực hiện:
- Thời gian tiếp nhận: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định).
+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
* Quy trình giải quyết tại Sở Nông nghiệp và Môi trường:
- Bước 1: Khi Kế hoạch cho thuê rừng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Môi trường xây dựng phương án đấu giá cho thuê rừng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt theo Mẫu số 16 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ: 13,5 ngày.
- Bước 2: Khi Phương án đấu giá cho thuê rừng được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Môi trường xác định giá khởi điểm cho thuê rừng tham mưu, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định: 13 ngày.
- Bước 3: Khi giá khởi điểm cho thuê rừng được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Môi trường ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản theo phương án đã được phê duyệt để thực hiện việc đấu giá cho thuê rừng, khi có kết đấu giá, Sở Nông nghiệp và Môi trường tổng hợp kết quả đấu giá, hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định: 6,5 ngày.
- Bước 4: Khi kết quả trúng đấu giá cho thuê rừng được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, Sở Nông nghiệp và Môi trường tổng hợp tham mưu quyết định cho thuê rừng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định: 6,5 ngày.
- Bước 5: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống, chuyển hồ sơ trình đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quy trình tiếp theo: 0,5 ngày.
* Quy trình tại các Tổ chức đấu giá tài sản
Thực hiện trình tự, thủ tục đấu giá cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về đấu giá và pháp luật có liên quan: 30 ngày
* Quy trình giải quyết tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Bước 1: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường về phê duyệt phương án đấu giá cho thuê rừng, hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính nội bộ theo quy định: 7,5 ngày.
- Bước 2: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường về phê duyệt xác định giá khởi điểm cho thuê rừng, hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính nội bộ theo quy định: 7,5 ngày.
- Bước 3: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường về phê duyệt kết quả trúng đấu giá cho thuê rừng, hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính nội bộ theo quy định: 37 ngày.
- Bước 4: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường về quyết định cho thuê rừng, hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính nội bộ theo quy định: 25,5 ngày.
- Bước 5: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống; chuyển trả hồ sơ, kết quả giải quyết về Sở Nông nghiệp và Môi trường triển khai thực hiện theo quy định: 0,5 ngày.
5.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành iOffice.
5.3. Thành phần hồ sơ:
a) Hồ sơ trình phê duyệt phương án đấu giá cho thuê rừng: Phương án đấu giá cho thuê rừng.
b) Hồ sơ phê duyệt kết quả đấu giá cho thuê rừng: Kết quả đấu giá; Biên bản đấu giá; Danh sách người trúng đấu giá.
c) Hồ sơ quyết định cho thuê rừng: Kết quả đấu giá; Biên bản đấu giá; Danh sách người trúng đấu giá; Thông báo hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
5.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
5.5. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 148 ngày (cắt giảm 37/185 ngày, tỷ lệ 20%). Trong đó:
- Tại Sở Nông nghiệp và Môi trường 40 ngày.
- Tại Tổ chức đấu giá tài sản 30 ngày.
- Tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 78 ngày.
5.6. Đối tượng thực hiện TTHC nội bộ: Sở Nông nghiệp và Môi trường.
5.7. Cơ quan giải quyết TTHC nội bộ:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC nội bộ: Sở Nông nghiệp và Môi trường.
5.8. Kết quả thực hiện TTHC nội bộ: Quyết định cho thuê rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu số 14 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ.
5.9. Phí, lệ phí: Không.
5.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Phương án đấu giá cho thuê rừng theo Mẫu số 16 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ.
- Hợp đồng cho thuê rừng theo Mẫu số 12 kèm theo Phụ lục II Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ
5.11. Yêu cầu, điều kiện: Không.
5.12. Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Lâm nghiệp.
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Lâm nghiệp.
6.1. Trình tự thực hiện: Sở Nông nghiệp và Môi trường gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành iOffice.
- Thời gian tiếp nhận: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
* Quy trình giải quyết tại Sở Nông nghiệp và Môi trường:
- Bước 1: Trước khi hết thời gian giao rừng, cho thuê rừng, Sở Nông nghiệp và Môi trường thông báo đến chủ rừng về việc hết thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và hoàn thiện hồ sơ thu hồi rừng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định: 75,5 ngày.
- Bước 2: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống, chuyển hồ sơ trình đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quy trình tiếp theo: 0,5 ngày.
* Quy trình giải quyết tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Bước 1: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường, hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính nội bộ theo quy định: 23,5 ngày.
- Bước 2: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống; chuyển trả hồ sơ, kết quả giải quyết về Sở Nông nghiệp và Môi trường triển khai thực hiện theo quy định: 0,5 ngày.
6.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành iOffice.
6.3. Thành phần hồ sơ:
- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường;
- Kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
6.5. Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 100 ngày (cắt giảm 25/125 ngày, tỷ lệ 20%). Trong đó:
- Tại Sở Nông nghiệp và Môi trường 76 ngày.
- Tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 24 ngày.
6.6. Đối tượng thực hiện TTHC nội bộ: Sở Nông nghiệp và Môi trường.
6.7. Cơ quan giải quyết TTHC nội bộ: Ủy ban nhân dân tỉnh
6.8. Kết quả thực hiện TTHC nội bộ: Quyết định thu hồi rừng của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Mẫu số 27 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 91/2024/NĐ- CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ.
6.9. Phí, lệ phí: Không.
6.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
6.11. Yêu cầu, điều kiện: Không.
6.12. Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Lâm nghiệp.
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Lâm nghiệp.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …/QĐ-UBND-… |
……, ngày …… tháng …… năm …… |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc thu hồi rừng (Dùng cho tổ chức)
ỦY BAN NHÂN DÂN ....
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Nghị định số…/…/NĐ-CP ngày…tháng năm … của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Căn cứ Văn bản/Quyết định của cấp có thẩm quyền về kết quả thanh tra, kiểm tra. .............. (nếu có);
Căn cứ.................................. Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại Tờ trình số……/TTr-SNNMT... ngày.... tháng... năm ....
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thu hồi rừng với diện tích là …..ha, có hiện trạng gồm: rừng tự nhiên.................ha, rừng trồng.........ha, tại........ thuộc quyền quản lý của ...........
- Vị trí thu hồi rừng (lô, khoảnh, tiểu khu): …………………................
- Lý do thu hồi : ......................................................................................
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Môi trường: ………………………….
2. ………………………………………………………………………
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Môi trường, …… và tổ chức ...... và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
7.1. Trình tự thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch hoặc điều chỉnh kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đến Sở Nông nghiệp và Môi trường hoặc trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice).
- Thời gian tiếp nhận: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định).
+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
* Quy trình giải quyết tại Sở Nông nghiệp và Môi trường:
- Bước 1: Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường (Chi cục Kiểm lâm) tiếp nhận hồ sơ; nhập các thông tin cơ bản về bộ hồ sơ, kiểm tra các thành phần hồ sơ, phân công Chuyên viên để xử lý hồ sơ: 0,5 ngày.
- Bước 2: Chuyên viên Chi cục Kiểm lâm tiếp nhận hồ sơ, thẩm định hồ sơ (trường hợp chưa đáp ứng được quy định, thông báo cho tổ chức, cá nhân bổ sung đầy đủ hồ sơ), khi đầy đủ hồ sơ Chuyên viên trình Lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm duyệt, trình lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường ký trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định: 10 ngày.
- Bước 3: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống, chuyển hồ sơ trình đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quy trình tiếp theo: 0,5 ngày.
* Quy trình giải quyết tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Bước 1: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường, hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính nội bộ theo quy định: 4,5 ngày.
- Bước 2: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống; chuyển trả hồ sơ, kết quả giải quyết về Sở Nông nghiệp và Môi trường triển khai thực hiện theo quy định: 0,5 ngày.
7.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành iOffice.
7.3. Thành phần hồ sơ:
a) Hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi đến Sở Nông nghiệp và Môi trường:
- Tờ trình theo Mẫu số 05 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ;
- Kế hoạch hoặc điều chỉnh kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn huyện chi tiết đến từng xã, trong đó xác định tiểu khu, khoảnh, lô, diện tích rừng, loại rừng, diện tích rừng giao, diện tích rừng cho thuê theo Mẫu số 03 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ;
- Kế hoạch hoặc điều chỉnh kế hoạch chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn huyện chi tiết đến từng xã, trong đó xác định cụ thể tên dự án, địa điểm thực hiện dự án, vị trí (tiểu khu, khoảnh, lô), diện tích rừng, nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng), loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất) chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo Mẫu số 04 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ;
- Bản đồ kế hoạch hoặc điều chỉnh kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
b) Hồ sơ Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Uỷ ban nhân dân tỉnh
- Tờ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường theo Mẫu số 06 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ.
- Tờ trình theo Mẫu số 05 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ;
- Kế hoạch hoặc điều chỉnh kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn huyện chi tiết đến từng xã, trong đó xác định tiểu khu, khoảnh, lô, diện tích rừng, loại rừng, diện tích rừng giao, diện tích rừng cho thuê theo Mẫu số 03 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ;
- Kế hoạch hoặc điều chỉnh kế hoạch chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn huyện chi tiết đến từng xã, trong đó xác định cụ thể tên dự án, địa điểm thực hiện dự án, vị trí (tiểu khu, khoảnh, lô), diện tích rừng, nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng), loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất) chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo Mẫu số 04 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ;
- Bản đồ kế hoạch hoặc điều chỉnh kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
7.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
7.5. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 16 ngày (cắt giảm 04/202 ngày, tỷ lệ 20%). Trong đó:
- Tại Sở Nông nghiệp và Môi trường 11 ngày.
- Tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh 05 ngày.
7.6. Đối tượng thực hiện TTHC nội bộ: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
7.7. Cơ quan giải quyết TTHC nội bộ:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau.
- Cơ quan thực hiện TTHC nội bộ: Sở Nông nghiệp và Môi trường.
7.8. Kết quả thực hiện TTHC nội bộ: Quyết định phê duyệt kế hoạch hoặc điều chỉnh kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác cấp huyện theo Mẫu số 07 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ.
7.9. Phí, lệ phí: Không.
7.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Kế hoạch hoặc điều chỉnh kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn huyện chi tiết đến từng xã, trong đó xác định tiểu khu, khoảnh, lô, diện tích rừng, loại rừng, diện tích rừng giao, diện tích rừng cho thuê theo Mẫu số 03 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ;
- Kế hoạch hoặc điều chỉnh kế hoạch chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn huyện chi tiết đến từng xã, trong đó xác định cụ thể tên dự án, địa điểm thực hiện dự án, vị trí (tiểu khu, khoảnh, lô), diện tích rừng, nguồn gốc hình thành rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng), loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất) chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo Mẫu số 04 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ;
- Tờ trình theo Mẫu số 05 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ;
- Tờ trình theo Mẫu số 06 Phụ lục II kèm theo Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ.
7.11. Yêu cầu, điều kiện: Không.
7.12. Căn cứ pháp lý:
- Nghị định số 91/2024/NĐ-CP ngày 18/7/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Lâm nghiệp.
- Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Lâm nghiệp.
8. Quyết định điều chỉnh ranh giới diện tích khu bảo tồn biển cấp tỉnh
8.1. Trình tự thực hiện: Chi cục Biển, Hải đảo và Kiểm ngư nộp 01 bộ hồ sơ đến Sở Nông nghiệp và Môi trường trực tiếp hoặc trực tuyến qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice).
- Thời gian tiếp nhận: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định).
+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
* Quy trình giải quyết tại Sở Nông nghiệp và Môi trường:
- Bước 1: Chi cục Biển, Hải đảo và Kiểm ngư thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường chủ trì tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu bảo tồn biển về phương án điều chỉnh, bảo đảm tối thiểu 70% ý kiến cộng đồng dân cư và có văn bản lấy ý kiến Bộ Nông nghiệp và Môi trường, các Sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan, tiếp theo nhập các thông tin cơ bản về bộ hồ sơ, kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ, trình lãnh đạo Chi cục Biển, Hải đảo và Kiểm ngư duyệt, chuyển lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường ký trình chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định: Không quy định thời gian.
- Bước 2: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống, chuyển hồ sơ trình đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quy trình tiếp theo: Không quy định thời gian.
* Quy trình giải quyết tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Bước 1: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường, hoàn thiện hồ sơ (bao gồm: ý kiến của Hội đồng thẩm định liên ngành và chủ trì thẩm định và ý kiến đồng thuận của Bộ Nông nghiệp và Môi trường), trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính nội bộ theo quy định: 35,5 ngày
- Bước 2: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết định kèm lên hệ thống; chuyển trả hồ sơ, kết quả giải quyết về Sở Nông nghiệp và Môi trường triển khai thực hiện theo quy định: 0,5 ngày.
8.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice).
8.3. Thành phần hồ sơ:
(i) Hồ sơ Ban quản lý khu bảo tồn biển gửi Chi cục Biển, Hải đảo và Kiểm ngư bao gồm:
Văn bản đề nghị phê duyệt điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn.
(ii) Hồ sơ trình gửi Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định bao gồm:
- Tờ trình đề nghị thẩm định dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển.
- Báo cáo thuyết minh dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.
- Bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu bảo tồn biển khu vực dự kiến điều chỉnh.
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).
(iii) Hồ sơ Ủy ban nhân dân tỉnh gửi Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin ý kiến:
- Văn bản thẩm định.
- Báo cáo thuyết minh dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển.
- Bảng tổng hợp giải trình, tiếp thu ý kiến của các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã liên quan; ý kiến cộng đồng dân cư sống hợp pháp trong và xung quanh khu bảo tồn biển khu vực dự kiến điều chỉnh.
- Tài liệu liên quan khác (nếu có).
8.4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
8.5. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 36 ngày (cắt giảm 09/45 ngày, tỷ lệ 20%) kể từ ngày nhận được hồ sơ trình hợp lệ.
8.6. Đối tượng thực hiện TTHC nội bộ: Chi cục Biển, Hải đảo và Kiểm ngư, Sở Nông nghiệp và Môi trường.
8.7. Cơ quan giải quyết TTHC nội bộ:
- Cơ quan thực hiện TTHC nội bộ: Sở Nông nghiệp và Môi trường.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
8.8. Kết quả thực hiện TTHC nội bộ: Quyết định điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển theo Mẫu số 04 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT.
8.9. Phí, lệ phí: Không quy định
8.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Báo cáo thuyết minh dự án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển theo Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT.
8.11. Yêu cầu, điều kiện: Không quy định
8.12. Căn cứ pháp lý:
- Luật số 18/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về Thủy sản;
- Thông tư số 19/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn về phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
- Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/1/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản.
Mẫu số 03
MẪU BÁO CÁO THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN
Phần I. SỰ CẦN THIẾT
I. GIỚI THIỆU TÍNH CẤP THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ, CĂN CỨ THỰC TIỄN
1. Căn cứ pháp lý
2. Căn cứ thực tiễn
III. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG, TÀI NGUYÊN SINH VẬT
1. Phân tích, đánh giá bổ sung điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường
2. Phân tích, đánh giá bổ sung thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA KHU BẢO TỒN BIỂN (TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN THỜI ĐIỂM ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH)
1. Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu bảo tồn trong thời kỳ trước
2. Phân tích, đánh giá những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện các mục tiêu bảo tồn trong thời kỳ trước
3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện mục tiêu bảo tồn trong thời gian tới
Phần II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
1. Quan điểm điều chỉnh
2. Mục tiêu điều chỉnh
3. Nhiệm vụ
II. PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN
1. Về vị trí, tọa độ địa lý
2. Về diện tích
3. Các phân khu chức năng
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN
1. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển đến nguồn tài nguyên thiên nhiên
2. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển đến kinh tế - xã hội của địa phương
3. Đánh giá tác động của phương án điều chỉnh ranh giới, diện tích đến công tác quản lý
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ./.
Mẫu số 04
MẪU QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH RANH GIỚI, DIỆN TÍCH KHU BẢO TỒN BIỂN
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH/ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........../QĐ-. |
......, ngày ...... tháng ...... năm ...... |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt điều chỉnh ranh giới, diện tích khu bảo tồn biển........(4)............
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH/THÀNH PHỐ……………
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Thông tư …………….. của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường hướng dẫn về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;
Căn cứ……(quyết định thành lập khu bảo tồn biển…..);
Xét đề nghị của…… tại Tờ trình số…./TTr-… ngày… tháng… năm …
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh diện tích, ranh giới khu bảo tồn biển…..….., gồm những nội dung sau:
1. Mục tiêu, nhiệm vụ của việc điều chỉnh diện tích, ranh giới:
2. Vị trí, tọa độ địa lý Khu bảo tồn biển………..sau khi điều chỉnh
a) Vị trí địa lý:
b) Tọa độ khu bảo tồn: Kinh độ: Vĩ độ:
3. Diện tích Khu bảo tồn………….. sau khi điều chỉnh là:……ha.
4. Các phân khu chức năng như sau:
- Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt:
- Phân khu phục hồi sinh thái:
- Phân khu dịch vụ - hành chính:
5. Vùng đệm (ghi rõ tọa độ và diện tích), (Bản đồ kèm theo)
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Môi trường, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chỉ huy trưởng: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố; thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện....... và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
9. Thẩm định, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
9.1. Trình tự thực hiện:
- Thời gian tiếp nhận: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định).
+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
* Quy trình giải quyết tại Sở Nông nghiệp và Môi trường
- Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến Sở Nông nghiệp và Môi trường để tổ chức thẩm định.
- Bước 2: Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến, Sở Nông nghiệp và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến các thành viên của Hội đồng thẩm định để lấy ý kiến.
- Bước 3: Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến, các thành viên Hội đồng thẩm định gửi ý kiến bằng văn bản đến Sở Nông nghiệp và Môi trường.
- Bước 4: Trong thời hạn không quá 08 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến, Sở Nông nghiệp và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng thẩm định và gửi Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân các huyện.
Trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ.
- Bước 5: Trong thời hạn không quá 08 ngày, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến của Hội đồng thẩm định để hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường.
- Bước 6: Trong thời hạn không quá 8,5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
- Bước 7: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống; chuyển trả hồ sơ đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 0,5 ngày làm việc.
* Quy trình giải quyết tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Bước 1: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường, hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính nội bộ theo quy định: Không quy định thời gian.
- Bước 2: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống; chuyển trả hồ sơ, kết quả giải quyết về Sở Nông nghiệp và Môi trường triển khai thực hiện theo quy định: Không quy định thời gian.
9.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice).
9.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện
+ Báo cáo thuyết minh về quy hoạch sử dụng đất;
+ Hệ thống bản đồ và dữ liệu kèm theo (dạng giấy hoặc dạng số).
+ Báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện về tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định (khi trình phê duyệt).
+ Dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (khi trình phê duyệt).
9.4. Số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ trình thẩm định: 22 bộ (theo số lượng thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện).
+ Hồ sơ trình phê duyệt: 05 bộ.
9.5. Thời hạn giải quyết: Trong hạn 40 ngày làm việc (cắt giảm 10/50, tỷ lệ 20%).
9.6. Đối tượng thực hiện TTHC nội bộ: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Môi trường.
9.7. Cơ quan giải quyết TTHC nội bộ:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Môi trường.
9.8. Kết quả thực hiện TTHC nội bộ:
- Thông báo kết quả thẩm định quy hoạch sử dụng đất;
- Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất.
9.9. Phí, lệ phí: Không quy định.
9.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
9.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC nội bộ: Không quy định.
9.12. Căn cứ pháp lý của TTHC nội bộ:
- Luật đất đai năm 2024;
- Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.
10. Thẩm định và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
10.1. Trình tự thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice) đến Sở Nông nghiệp và Môi trường để tổ chức thẩm định
- Thời gian tiếp nhận: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
* Quy trình giải quyết tại Sở Nông nghiệp và Môi trường:
- Bước 1: Trong thời hạn không quá 4,5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ lấy ý kiến, Sở Nông nghiệp và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến các thành viên của Hội đồng thẩm định để lấy ý kiến.
- Bước 2: Trong thời hạn không quá 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến, các thành viên Hội đồng thẩm định gửi ý kiến bằng văn bản đến Sở Nông nghiệp và Môi trường;
- Bước 3: Trong thời hạn không quá 09 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thời hạn lấy ý kiến, Sở Nông nghiệp và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp Hội đồng thẩm định và gửi Thông báo kết quả thẩm định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến Ủy ban nhân dân các huyện;
Trường hợp cần thiết, Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực dự kiến chuyển mục đích sử dụng đất, đặc biệt là việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ.
- Bước 4: Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến của Hội đồng thẩm định để hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường;
- Bước 5: Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
- Bước 6: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống; chuyển trả hồ sơ đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: 0,5 ngày làm việc.
* Quy trình giải quyết tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Bước 1: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường, hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính nội bộ theo quy định: Không quy định thời gian.
- Bước 2: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống; chuyển trả hồ sơ, kết quả giải quyết về Sở Nông nghiệp và Môi trường triển khai thực hiện theo quy định: Không quy định thời gian.
10.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice).
10.3. Thành phần:
+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện
+ Báo cáo thuyết minh về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;
+ Hệ thống bản đồ và dữ liệu kèm theo (dạng giấy hoặc dạng số).
+ Báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện về tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của Hội đồng thẩm định (khi trình phê duyệt).
+ Dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (khi trình phê duyệt).
10.4. Số lượng hồ sơ:
- Hồ sơ trình thẩm định: 22 bộ (theo số lượng thành viên Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất cấp huyện).
- Hồ sơ trình phê duyệt: 05 bộ.
10.5. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 40 ngày làm việc (cắt giảm 10/50, tỷ lệ 20%).
10.6. Đối tượng thực hiện TTHC nội bộ: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Môi trường.
10.7. Cơ quan giải quyết TTHC nội bộ:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Môi trường
10.8. Kết quả thực hiện TTHC nội bộ:
- Thông báo kết quả thẩm định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;
- Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.
10.9. Phí, lệ phí: Không quy định.
10.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
10.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phải do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch sử dụng đất phê duyệt;
- Cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất chịu trách nhiệm tổ chức lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất;
- Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất không làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch sử dụng đất;
- Việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất không làm thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất đã được quy hoạch sử dụng đất cấp trên xác định, phân bổ;
- Tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.
10.12 Căn cứ pháp lý:
- Luật đất đai năm 2024;
- Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.
11. Thẩm định và phê duyệt điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện
11.1. Trình tự thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hằng năm trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice) đến Sở Nông nghiệp và Môi trường để thẩm định.
- Thời gian tiếp nhận: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ, lễ theo quy định).
+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
* Quy trình giải quyết tại Sở Nông nghiệp và Môi trường:
- Bước 1: Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đến các Sở, ban, ngành có liên quan để lấy ý kiến.
- Bước 2: Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các Sở, ban, ngành có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản đến Sở Nông nghiệp và Môi trường; kết thúc thời gian lấy ý kiến, Sở Nông nghiệp và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp để thống nhất ý kiến thẩm định kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện (nếu cần thiết) và gửi Thông báo kết quả thẩm định đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Căn cứ hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đã được hoàn thiện, Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt xong trước ngày 31 tháng 12.
- Bước 4: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống; chuyển trả hồ sơ đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh : Không quy định thời gian.
* Quy trình giải quyết tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
+ Bước 1: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường, hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính nội bộ theo quy định: Không quy định thời gian.
+ Bước 2: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống; chuyển trả hồ sơ, kết quả giải quyết về Sở Nông nghiệp và Môi trường triển khai thực hiện theo quy định: Không quy định thời gian.
11.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice).
11.3. Thành phần:
+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Báo cáo thuyết minh về điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hằng năm;
+ Hệ thống bảng biểu, sơ đồ, bản đồ và dữ liệu kèm theo (dạng giấy hoặc dạng số);
+ Dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện
11.4. Số lượng hồ sơ:
- Hồ sơ trình thẩm định: 20 bộ (theo số lượng thành viên Tổ thẩm định Kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện).
- Hồ sơ trình phê duyệt: 05 bộ
11.5. Thời hạn giải quyết: 25 ngày làm việc (cắt giảm 05/25, tỷ lệ 20%), không kể thời gian Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất tại bước 3.
11.6. Đối tượng thực hiện TTHC nội bộ: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Môi trường.
11.7. Cơ quan giải quyết TTHC nội bộ:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Môi trường
- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các Sở, ban, ngành, địa phương và một số cơ quan, đơn vị có liên quan khác.
11.8. Kết quả thực hiện TTHC nội bộ:
- Thông báo kết quả thẩm định điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện;
- Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt điều chỉnh kế hoạch hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện.
11.9. Lệ phí: Không quy định.
11.10. Tên mẫu đơn, tờ khai: Không quy định.
11.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC nội bộ: Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất phải do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phê duyệt;
- Cơ quan có thẩm quyền tổ chức lập kế hoạch sử dụng đất chịu trách nhiệm tổ chức lập điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất;
- Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất không làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
- Việc điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất không làm thay đổi chỉ tiêu sử dụng đất đã được quy hoạch sử dụng đất cấp trên xác định, phân bổ;
- Tuân thủ trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.
11.12. Căn cứ pháp lý:
- Luật đất đai năm 2024;
- Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.
12. Thẩm định và phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện
12.1. Trình tự thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hằng năm trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice) đến Sở Nông nghiệp và Môi trường để thẩm định.
- Thời gian tiếp nhận: Vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ theo quy định).
+ Buổi sáng: Từ 07 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
+ Buổi chiều: Từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
* Quy trình giải quyết tại Sở Nông nghiệp và Môi trường
- Bước 1: Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đến các Sở, ban, ngành có liên quan để lấy ý kiến.
- Bước 2: Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, các Sở, ban, ngành có trách nhiệm gửi ý kiến bằng văn bản đến Sở Nông nghiệp và Môi trường; kết thúc thời gian lấy ý kiến, Sở Nông nghiệp và Môi trường có trách nhiệm tổ chức họp thống nhất ý kiến thẩm định kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện (nếu cần thiết) và gửi Thông báo kết quả thẩm định đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để hoàn thiện hồ sơ.
- Bước 3: Căn cứ hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đã được hoàn thiện, Sở Nông nghiệp và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt xong trước ngày 31 tháng 12.
- Bước 4: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống; chuyển trả hồ sơ đến Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh: Không quy định thời gian.
* Quy trình giải quyết tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Bước 1: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình của Sở Nông nghiệp và Môi trường, hoàn thiện hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký phê duyệt kết quả giải quyết thủ tục hành chính nội bộ theo quy định: Không quy định thời gian.
- Bước 2: Văn thư ghi số, lưu hồ sơ, scan kết quả giải quyết đính kèm lên hệ thống; chuyển trả hồ sơ, kết quả giải quyết về Sở Nông nghiệp và Môi trường triển khai thực hiện theo quy định: Không quy định thời gian.
12.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice).
12.3. Thành phần:
+ Tờ trình của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Báo cáo thuyết minh về kế hoạch sử dụng đất hằng năm;
+ Hệ thống bảng biểu, sơ đồ, bản đồ và dữ liệu kèm theo (dạng giấy hoặc dạng số);
+ Báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp huyện về tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý của các sở, ban, ngành tỉnh và đơn vị có liên quan (khi trình phê duyệt).
+ Dự thảo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện (khi trình phê duyệt).
12.4. Số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ trình thẩm định: 22 bộ (theo số lượng của các sở, ban, ngành tỉnh và đơn vị chuyên môn có liên quan).
+ Hồ sơ trình phê duyệt: 05 bộ
12.5. Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc (cắt giảm
05/25 ngày làm việc, tỷ lệ 20%), không kể thời gian Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ, tài liệu kế hoạch sử dụng đất tại bước 3.
12.6. Đối tượng thực hiện TTHC nội bộ: Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Nông nghiệp và Môi trường.
12.7. Cơ quan giải quyết TTHC nội bộ:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Nông nghiệp và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp thực hiện TTHC: Các Sở, ban, ngành, địa phương và một số cơ quan, đơn vị có liên quan khác.
12.8. Kết quả thực hiện TTHC nội bộ:
- Thông báo kết quả thẩm định kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện;
- Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt kế hoạch hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện.
12.9. Phí, lệ phí: Không quy định.
12.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
12.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện: Không quy định.
12.12. Căn cứ pháp lý:
- Luật đất đai năm 2024;
- Nghị định số 102/2024/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai.
Ghi chú: Danh mục và Quy trình thủ tục hành chính được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố tại số thứ tự 2, 6, 7, 8, 9 phần A, phần B tại Phụ lục I của Quyết định số 2467/QĐ-UBND ngày 16/12/2024; số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5 phần A, phần B của Quyết định số 2218/QĐ-UBND ngày 12/11/2024; số thứ tự 12, 13, 14, 15 phần A, phần B tại Phụ lục III của Quyết định số 2466/QĐ-UBND ngày 25/12/2024 hết hiệu lực khi Quyết định này có hiệu lực thi hành.
Tổng số Danh mục và nội dung có 12 TTHC nội bộ./.