Quyết định 909/QĐ-UBND năm 2025 bổ sung Danh mục Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Phú Yên
Số hiệu | 909/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 03/06/2025 |
Ngày có hiệu lực | 03/06/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Phú Yên |
Người ký | Đào Mỹ |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 909/QĐ-UBND |
Phú Yên, ngày 03 tháng 6 năm 2025 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BỔ SUNG DANH MỤC NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 309/QĐ-UBND ngày 15/3/2024 của UBND tỉnh phê duyệt Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Quyết định số 604/QĐ-UBND ngày 17/4/2025 của UBND tỉnh bổ sung Danh mục Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Nghị quyết số 226/NQ-UBND ngày 03/6/2025 của UBND tỉnh thông qua dự thảo Quyết định bổ sung danh mục Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1984/TTr-SVHTTDL ngày 30/5/2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bổ sung danh nhân Đặng Phi Thưởng vào Danh mục Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Phú Yên (phê duyệt, bổ sung theo Quyết định số 309/QĐ-UBND ngày 15/3/2024 và Quyết định số 604/QĐ-UBND ngày 17/4/2025 của UBND tỉnh) - có Phụ lục kèm theo.
- Danh mục Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Phú Yên sau khi bổ sung có 549 tên.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thành viên Hội đồng tư vấn đặt đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ quyết định thi hành, kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
BỔ SUNG DANH MỤC NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Kèm theo Quyết định số: 909/QĐ-UBND ngày 03/6/2025 của UBND tỉnh)
TT |
Danh nhân |
Năm sinh; năm mất |
Quê quán; trú quán |
Tóm tắt thân thế sự nghiệp |
1 |
Đặng Phi Thưởng |
- 23/02/1947 - 04/9/2023 |
- Thôn Phú Lạc, Hòa Hiệp Nam, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. - 303Đ, Trường Chinh, Phường 7, TP. Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. |
* Tóm tắt quá trình công tác và sự nghiệp - Từ tháng 3/1962 đến tháng 12/1964, Tổ trưởng Tổ du kích B xã Hòa Hiệp, Tuy Hòa, Phú Yên. - Từ tháng 01/1965 đến tháng 8/1965, chiến sỹ, Tổ trưởng, Trung đội 2, Đại đội K60 bảo vệ bến tàu không số Vũng Rô, Phú Yên, Phân khu Nam, thuộc Quân khu 5. - Từ tháng 09/1965 đến tháng 11/1967, Tiểu đội phó, Đại đội 3, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 10 (Ngô Quyền), Phân khu Nam, thuộc Quân khu 5, chiến đấu ở tỉnh Phú Yên. Dũng sỹ diệt Mỹ. - Từ tháng 12/1967 đến tháng 6/1968, Học viên sĩ quan Trường Sĩ quan Lục quân 1. - Từ tháng 7/1968 đến tháng 11/1968, đi dự Đại hội thanh niên, sinh viên Thế giới lần thứ IX tại Thủ đô Xophia, Bungari và thăm một số nước xã hội chủ nghĩa. - Từ tháng 12/1968 đến tháng 4/1969, học lớp giáo viên quân sự, Trường Sĩ quan Lục quân 1. - Từ tháng 5/1969 đến tháng 10/1971, Trung đội trưởng quản lý học viên; giáo viên. - Từ tháng 11/1971 đến tháng 7/1973, Đại đội phó, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 24, Sư đoàn 304, chiến đấu ở Quảng Trị. - Từ tháng 8/1973 đến tháng 8/1976, giáo viên, Đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 7, Trường sĩ quan Lục quân 1. - Từ tháng 9/1976 đến tháng 8/1982, giáo viên, Phó Trưởng khoa chiến thuật, Trường Sĩ quan Lục quân 2. - Từ tháng 9/1982 đến tháng 8/1983 Học viên Học viện Lục quân. - Từ tháng 9/1983 đến tháng 11/1985, Phó Trưởng khoa chiến thuật, Trưởng khoa chiến thuật, Trường Sĩ quan Lục quân 2. - Từ tháng 12/1985 đến tháng 12/1986 Học viên Trường Vetren Liên Xô. - Từ tháng 01/1987 đến tháng 12/1989 Trưởng khoa chiến thuật, Trưởng phòng huấn luyện, Trường sĩ quan Lục quân 2. - Từ tháng 01/1990 đến tháng 12/1999, Học viên Học viện quân sự cao cấp; Phó Chỉ huy trưởng - Tham mưu trưởng, Bộ CHQS tỉnh Phú Yên, Tỉnh ủy viên. - Từ tháng 12/1999 đến tháng 12/2004, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Phú Yên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. - Từ tháng 12/2004 đến tháng 5/2006, nghỉ chờ hưu. - Từ tháng 6/2006 đến năm 2013, Bí thư Chi bộ khu phố Trần Phú, Đảng bộ Phường 7, Thành ủy Tuy Hòa, Phú Yên. - Từ năm 2013 đến ngày 04/9/2023, nghỉ hưu tại khu phố Trần Phú, Phường 7, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên. - Đồng chí Đặng Phi Thưởng sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Tháng 3/1962, đồng chí tham gia cách mạng, được giáo dục, rèn luyện và được tổ chức phân công làm Đội viên du kích, Tổ trưởng du kích B bám nắm tình hình và đánh địch ở quê hương Hòa Hiệp; cải trang theo đoàn quân tóc dài để đấu tranh chính trị. Đồng chí đã từng bị địch bắt giữ, đánh đập, điều tra, nhưng luôn giữ vững lòng yêu nước, trung thành với cách mạng, dũng cảm mưu trí vượt qua khó khăn nguy hiểm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ Đảng, tổ chức giao. - Tháng 01/1965 đến năm 1973, thoát ly, gia nhập quân giải phóng, được phân công nhiệm vụ từ Chiến sỹ, Tổ trưởng, Tiểu đội phó, Đại đội phó, Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng; tham gia chiến đấu, chỉ huy chiến đấu từ bảo vệ bến Vũng Rô, Phú Yên đến chiến trường Quảng Trị hơn 20 trận đánh, tiêu diệt hàng trăm tên địch, thu nhiều vũ khí, trang bị quân sự của địch. Trong từng trận đánh dù ở cương vị nào, đồng chí cũng thể hiện được tinh thần, ý chí kiên cường, dũng cảm, mưu trí tiến công địch, bám địch mà đánh, đánh bằng mọi cách, ở những tình huống ác liệt nguy hiểm, một mình chặn đánh hàng trung đội địch để bảo vệ bên sườn đội hình chiến đấu của đại đội, đánh liên tiếp trong nhiều ngày cùng đồng đội bám trụ trận địa để đánh địch với hiệu suất chiến đấu cao. Với những thành tích đạt được, đồng chí Đặng Phi Thưởng đã 03 lần đạt danh hiệu “Dũng sỹ diệt Mỹ”, được Trung đoàn 10 đề nghị Tổng Cục Chính trị lựa chọn tham gia Đoàn anh hùng dũng sĩ Quân giải phóng Miền Nam dự Đại hội thanh niên, sinh viên Thế giới lần thứ 9 tại Thủ đô Xôphia- Bungari năm 1968. * Các hình thức đã được khen thưởng 1. Huân chương chiến công giải phóng hạng Nhất theo Quyết định số 07, ngày 20/7/1967 do Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 2. Huân chương chiến công giải phóng hạng Nhì theo Quyết định số 01 ngày 10/6/1966 do Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 3. Huân chương chiến công giải phóng hạng Nhì theo Quyết định số 295 ngày 28/2/1975 do Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 4. Huân chương chiến công giải phóng hạng Ba theo Quyết định số 02 ngày 20/7/1972 do Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 5. Huân chương chiến công giải phóng hạng Ba theo Quyết định số 1585 ngày 15/10/1975 do Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 6. Huân chương kháng chiến hạng Ba, do Chủ tịch Hội đồng nhà nước Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 7. Huân chương chiến công hạng Nhất theo Nghị quyết số 424 ngày 12/4/1995 do Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 909/QĐ-UBND |
Phú Yên, ngày 03 tháng 6 năm 2025 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BỔ SUNG DANH MỤC NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2025;
Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng;
Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 309/QĐ-UBND ngày 15/3/2024 của UBND tỉnh phê duyệt Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Quyết định số 604/QĐ-UBND ngày 17/4/2025 của UBND tỉnh bổ sung Danh mục Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Nghị quyết số 226/NQ-UBND ngày 03/6/2025 của UBND tỉnh thông qua dự thảo Quyết định bổ sung danh mục Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 1984/TTr-SVHTTDL ngày 30/5/2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Bổ sung danh nhân Đặng Phi Thưởng vào Danh mục Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Phú Yên (phê duyệt, bổ sung theo Quyết định số 309/QĐ-UBND ngày 15/3/2024 và Quyết định số 604/QĐ-UBND ngày 17/4/2025 của UBND tỉnh) - có Phụ lục kèm theo.
- Danh mục Ngân hàng tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Phú Yên sau khi bổ sung có 549 tên.
Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thành viên Hội đồng tư vấn đặt đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ quyết định thi hành, kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
BỔ SUNG DANH MỤC NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
(Kèm theo Quyết định số: 909/QĐ-UBND ngày 03/6/2025 của UBND tỉnh)
TT |
Danh nhân |
Năm sinh; năm mất |
Quê quán; trú quán |
Tóm tắt thân thế sự nghiệp |
1 |
Đặng Phi Thưởng |
- 23/02/1947 - 04/9/2023 |
- Thôn Phú Lạc, Hòa Hiệp Nam, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. - 303Đ, Trường Chinh, Phường 7, TP. Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. |
* Tóm tắt quá trình công tác và sự nghiệp - Từ tháng 3/1962 đến tháng 12/1964, Tổ trưởng Tổ du kích B xã Hòa Hiệp, Tuy Hòa, Phú Yên. - Từ tháng 01/1965 đến tháng 8/1965, chiến sỹ, Tổ trưởng, Trung đội 2, Đại đội K60 bảo vệ bến tàu không số Vũng Rô, Phú Yên, Phân khu Nam, thuộc Quân khu 5. - Từ tháng 09/1965 đến tháng 11/1967, Tiểu đội phó, Đại đội 3, Tiểu đoàn 12, Trung đoàn 10 (Ngô Quyền), Phân khu Nam, thuộc Quân khu 5, chiến đấu ở tỉnh Phú Yên. Dũng sỹ diệt Mỹ. - Từ tháng 12/1967 đến tháng 6/1968, Học viên sĩ quan Trường Sĩ quan Lục quân 1. - Từ tháng 7/1968 đến tháng 11/1968, đi dự Đại hội thanh niên, sinh viên Thế giới lần thứ IX tại Thủ đô Xophia, Bungari và thăm một số nước xã hội chủ nghĩa. - Từ tháng 12/1968 đến tháng 4/1969, học lớp giáo viên quân sự, Trường Sĩ quan Lục quân 1. - Từ tháng 5/1969 đến tháng 10/1971, Trung đội trưởng quản lý học viên; giáo viên. - Từ tháng 11/1971 đến tháng 7/1973, Đại đội phó, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 24, Sư đoàn 304, chiến đấu ở Quảng Trị. - Từ tháng 8/1973 đến tháng 8/1976, giáo viên, Đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 7, Trường sĩ quan Lục quân 1. - Từ tháng 9/1976 đến tháng 8/1982, giáo viên, Phó Trưởng khoa chiến thuật, Trường Sĩ quan Lục quân 2. - Từ tháng 9/1982 đến tháng 8/1983 Học viên Học viện Lục quân. - Từ tháng 9/1983 đến tháng 11/1985, Phó Trưởng khoa chiến thuật, Trưởng khoa chiến thuật, Trường Sĩ quan Lục quân 2. - Từ tháng 12/1985 đến tháng 12/1986 Học viên Trường Vetren Liên Xô. - Từ tháng 01/1987 đến tháng 12/1989 Trưởng khoa chiến thuật, Trưởng phòng huấn luyện, Trường sĩ quan Lục quân 2. - Từ tháng 01/1990 đến tháng 12/1999, Học viên Học viện quân sự cao cấp; Phó Chỉ huy trưởng - Tham mưu trưởng, Bộ CHQS tỉnh Phú Yên, Tỉnh ủy viên. - Từ tháng 12/1999 đến tháng 12/2004, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Phú Yên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy. - Từ tháng 12/2004 đến tháng 5/2006, nghỉ chờ hưu. - Từ tháng 6/2006 đến năm 2013, Bí thư Chi bộ khu phố Trần Phú, Đảng bộ Phường 7, Thành ủy Tuy Hòa, Phú Yên. - Từ năm 2013 đến ngày 04/9/2023, nghỉ hưu tại khu phố Trần Phú, Phường 7, thành phố Tuy Hòa, Phú Yên. - Đồng chí Đặng Phi Thưởng sinh ra trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Tháng 3/1962, đồng chí tham gia cách mạng, được giáo dục, rèn luyện và được tổ chức phân công làm Đội viên du kích, Tổ trưởng du kích B bám nắm tình hình và đánh địch ở quê hương Hòa Hiệp; cải trang theo đoàn quân tóc dài để đấu tranh chính trị. Đồng chí đã từng bị địch bắt giữ, đánh đập, điều tra, nhưng luôn giữ vững lòng yêu nước, trung thành với cách mạng, dũng cảm mưu trí vượt qua khó khăn nguy hiểm hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ Đảng, tổ chức giao. - Tháng 01/1965 đến năm 1973, thoát ly, gia nhập quân giải phóng, được phân công nhiệm vụ từ Chiến sỹ, Tổ trưởng, Tiểu đội phó, Đại đội phó, Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng; tham gia chiến đấu, chỉ huy chiến đấu từ bảo vệ bến Vũng Rô, Phú Yên đến chiến trường Quảng Trị hơn 20 trận đánh, tiêu diệt hàng trăm tên địch, thu nhiều vũ khí, trang bị quân sự của địch. Trong từng trận đánh dù ở cương vị nào, đồng chí cũng thể hiện được tinh thần, ý chí kiên cường, dũng cảm, mưu trí tiến công địch, bám địch mà đánh, đánh bằng mọi cách, ở những tình huống ác liệt nguy hiểm, một mình chặn đánh hàng trung đội địch để bảo vệ bên sườn đội hình chiến đấu của đại đội, đánh liên tiếp trong nhiều ngày cùng đồng đội bám trụ trận địa để đánh địch với hiệu suất chiến đấu cao. Với những thành tích đạt được, đồng chí Đặng Phi Thưởng đã 03 lần đạt danh hiệu “Dũng sỹ diệt Mỹ”, được Trung đoàn 10 đề nghị Tổng Cục Chính trị lựa chọn tham gia Đoàn anh hùng dũng sĩ Quân giải phóng Miền Nam dự Đại hội thanh niên, sinh viên Thế giới lần thứ 9 tại Thủ đô Xôphia- Bungari năm 1968. * Các hình thức đã được khen thưởng 1. Huân chương chiến công giải phóng hạng Nhất theo Quyết định số 07, ngày 20/7/1967 do Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 2. Huân chương chiến công giải phóng hạng Nhì theo Quyết định số 01 ngày 10/6/1966 do Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 3. Huân chương chiến công giải phóng hạng Nhì theo Quyết định số 295 ngày 28/2/1975 do Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 4. Huân chương chiến công giải phóng hạng Ba theo Quyết định số 02 ngày 20/7/1972 do Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 5. Huân chương chiến công giải phóng hạng Ba theo Quyết định số 1585 ngày 15/10/1975 do Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 6. Huân chương kháng chiến hạng Ba, do Chủ tịch Hội đồng nhà nước Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 7. Huân chương chiến công hạng Nhất theo Nghị quyết số 424 ngày 12/4/1995 do Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. |