Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Quyết định 594/QĐ-UBND năm 2025 phê duyệt Đề án thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TU về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2025-2035, định hướng đến năm 2050

Số hiệu 594/QĐ-UBND
Ngày ban hành 16/06/2025
Ngày có hiệu lực 16/06/2025
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Nguyễn Cao Sơn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 594/QĐ-UBND

Ninh Bình, ngày 16 tháng 6 năm 2025

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 22-NQ/TU NGÀY 28/02/2025 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2025 - 2035, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 02 năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 218/QĐ-TTg ngày 04 tháng 3 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam;

Thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 28 tháng 02 năm 2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2025 - 2035, định hướng đến năm 2050;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TU ngày 28/02/2025 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2025 - 2035, định hướng đến năm 2050 (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện thành phố; Chủ tịch UBND cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./. 

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Lãnh đạo HĐND tỉnh;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện, thành phố;
- UBND các xã, phường, thị trấn;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, các VP, TT.
TN_VP6_29.QĐ

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Cao Sơn

 

ĐỀ ÁN

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 22-NQ/TU NGÀY 28 THÁNG 02 NĂM 2025 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2025 - 2035, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2050
(Ban hành kèm theo Quyết định số 594/QĐ-UBND ngày 16/6/2025 của UBND tỉnh Ninh Bình)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT

Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa ngày càng trở thành một xu hướng lớn và giữ vị trí quan trọng trong chính sách văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới. Với sự kết hợp hài hòa của các yếu tố khoa học - công nghệ, sản xuất - kinh doanh, năng lực sáng tạo, tài nguyên văn hóa, sản phẩm của các ngành công nghiệp văn hóa không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần tăng trưởng GDP, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập, mà còn đáp ứng nhu cầu thụ hưởng, tiêu dùng và sáng tạo văn hóa, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Việc xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp văn hóa - được xem như những “đại sứ văn hóa” - đã và đang trở thành một mũi nhọn trong chính sách thương mại của nhiều nước, qua đó tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp định vị và quảng bá thương hiệu quốc gia, nâng cao sức mạnh mềm văn hóa, sức hấp dẫn của quốc gia để thu hút các nguồn lực đầu tư và hợp tác quốc tế trong quá trình phát triển.

Ngày 04/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 218/QĐ- TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó xác định mục tiêu đến năm 2035 Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo, một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngày 29/8/2024 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam, trong đó chỉ đạo các địa phương chủ động phát triển các lĩnh vực công nghiệp văn hóa có tiềm năng lợi thế của địa phương. Ngày 28/02/2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 22- NQ/TU về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2025 - 2035, định hướng đến năm 2050 trong đó xác định phát triển 10 lĩnh vực công nghiệp văn hóa có lợi thế cạnh tranh của địa phương, gồm: (1) du lịch văn hóa; (2) công nghiệp tổ chức sự kiện; (3) công nghiệp thể thao; (4) công nghiệp điện ảnh; (5) kinh tế di sản; (6) kinh tế làng nghề thế hệ mới; (7) nghệ thuật hình ảnh; (8) nghệ thuật truyền thông và quảng cáo; (9) nghệ thuật thiết kế sáng tạo và mỹ thuật công nghiệp; (10) công nghiệp văn hóa số; Nghị quyết đã đề ra mục tiêu xây dựng tỉnh Ninh Bình trở thành một trung tâm chuyên ngành về công nghiệp văn hóa của vùng, quốc gia và quốc tế, cùng với du lịch trở thành cụm ngành kinh tế mũi nhọn; có đóng góp ngày càng quan trọng vào giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân, tăng thu ngân sách, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát huy hiệu quả tài nguyên di sản, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa, quảng bá, lan tỏa các giá trị đặc sắc của vùng đất và con người Cố đô Hoa Lư, nâng cao giá trị thương hiệu địa phương; hội nhập sâu vào chuỗi giá trị kinh tế sáng tạo và các ngành công nghiệp văn hóa, giải trí trên thế giới. Đây vừa là cơ hội nhưng đồng thời là thách thức đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực lớn của các cấp, các ngành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển công nghiệp văn hóa của tỉnh. Trước yêu cầu đó, việc xây dựng Đề án là nhiệm vụ cần thiết để hiện thực hoá các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, xây dựng Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc trung ương với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo, một trung tâm lớn, có giá trị thương hiệu cao về du lịch, công nghiệp văn hóa, kinh tế di sản của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Chủ trương, đường lối của Đảng

- Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.

- Kết luận số 84-KL/TW ngày 21/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...