Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2025 thực hiện Chỉ thị 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nam Định

Số hiệu 101/KH-UBND
Ngày ban hành 30/05/2025
Ngày có hiệu lực 30/05/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Trần Lê Đoài
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 101/KH-UBND

Nam Định, ngày 30 tháng 5 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30/CT-TTG NGÀY 29/8/2024 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

Thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam; Quyết định số 1755/QĐ- TTg ngày 08/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Nam Định, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Khai thác tiềm năng kinh tế của văn hóa, phát huy bản sắc dân tộc, thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới, kết hợp với công nghệ hiện đại nhằm tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ văn hóa đa dạng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhân dân.

- Thu hút nguồn lực, tạo lợi thế cạnh tranh, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bền vững trong thời đại toàn cầu hóa và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với việc quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam nói chung và của tỉnh Nam Định nói riêng, góp phần bảo vệ, phát huy truyền thống văn hóa của Nam Định, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế; tạo động lực mới cho sự phát triển của tỉnh Nam Định, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và xu thế của thời đại.

2. Yêu cầu

- Chú trọng, đẩy nhanh quá trình ứng dụng, khai thác những thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật cùng kỹ năng kinh doanh, năng lực sáng tạo, phát huy nguồn vốn văn hóa và quyền sở hữu trí tuệ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mang giá trị văn hóa và kinh tế, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, hưởng thụ văn hóa của người dân, góp phần phát triển bền vững đất nước.

- Bảo đảm khai thác tối đa, hiệu quả tiềm năng, lợi thế; đa dạng, liên kết đa ngành, lĩnh vực; có tư duy sắc bén, hành động quyết liệt, hiệu quả, biết lựa chọn tinh hoa và tạo đột phá phát triển; đáp ứng được các yếu tố: Sáng tạo, bản sắc, độc đáo, chuyên nghiệp, lành mạnh, cạnh tranh, bền vững trên nền tảng dân tộc, khoa học, đại chúng; từng bước tạo dựng thương hiệu quốc gia nói chung và của tỉnh Nam Định nói riêng, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường, luật pháp trong nước và quốc tế.

II. MỤC TIÊU

- Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Nam Định trở thành ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm ưu tiên phát triển các ngành có nhiều lợi thế, tiềm năng của tỉnh.

- Các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế của tỉnh, cần được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển; việc triển khai các giá trị văn hóa để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, gắn liền với việc quảng bá hình ảnh, con người Nam Định

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu trong việc chủ động phát triển các lĩnh vực công nghiệp văn hóa có tiềm năng, lợi thế ở địa phương và xây dựng kế hoạch ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh; chủ động sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ phù hợp với tình hình của địa phương trong giai đoạn mới.

2. Tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá, tuyên truyền thường xuyên để tạo sự chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong nhận thức về các ngành công nghiệp văn hóa. Xây dựng và tổ chức, duy trì hoạt động của chuyên trang nội dung về công nghiệp văn hóa trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan.

3. Nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy, phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh; chủ động cân đối, bố trí nguồn lực để phát triển các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa thế mạnh, có sức cạnh tranh; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào công nghiệp văn hóa.

4. Đẩy mạnh liên kết vùng, địa phương trong khai thác và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa. Phát triển thị trường theo hướng từng bước hình thành cộng đồng người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa trong nước và quốc tế.

5. Xây dựng quy hoạch không gian, bố trí quỹ đất, hỗ trợ các không gian sáng tạo, trung tâm công nghiệp văn hóa tại địa phương theo từng giai đoạn. Xây dựng và triển khai phương án hỗ trợ sáng tạo, đẩy mạnh khai thác, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa tại địa phương.

6. Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống chỉ tiêu thống kê phù hợp với tiêu chí, tiêu chuẩn chung và đẩy mạnh chuyển đổi số về các ngành công nghiệp văn hóa tại địa phương.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; lồng ghép từ nguồn kinh phí thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án có liên quan; các nguồn hợp pháp khác (nếu có).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của các ngành công nghiệp văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Tổ chức thực hiện việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa: Điện ảnh; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; quảng cáo (quảng cáo ngoài trời); du lịch văn hóa.

- Tham gia các sự kiện công bố sáng tạo quốc gia đối với các sản phẩm dịch vụ công nghiệp văn hóa; tôn vinh các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp có nhiều đóng góp trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...