Quyết định 3522/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án thực hiện nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số và kết nối Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đến năm 2025
Số hiệu | 3522/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 13/12/2024 |
Ngày có hiệu lực | 13/12/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký | Hoàng Xuân Tân |
Lĩnh vực | Công nghệ thông tin |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3522/QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 13 tháng 12 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 02/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 16/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương;
Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 31/3/2022 của Tỉnh ủy Quảng Bình về chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 08/02/2023 của UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
Căn cứ Kế hoạch số 698/KH-UBND ngày 28/4/2022 của UBND tỉnh Quảng Bình về chuyển đổi số giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 31/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 2479/TTr-STTTT ngày 04/12/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Căn cứ thực tiễn và phương pháp tiếp cận, bài học kinh nghiệm triển khai thành công Đề án 06 của Chính phủ, cần nghiên cứu, tìm một số vấn đề nổi cộm cần giải quyết, tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi số tại tỉnh để tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thành công trong thời gian từ nay đến hết năm 2025, phù hợp với Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, Chiến lược dữ liệu quốc gia, bảo đảm kết nối với Đề án 06 của Chính phủ và đồng bộ với các chương trình, kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh.
2. Lựa chọn đưa vào Đề án các mũi đột phá có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng tới các ngành, lĩnh vực, địa phương của tỉnh, tập trung vào nội hàm xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh, phát triển kinh tế số ngành, quản trị số và dữ liệu số theo nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Các vấn đề đưa vào Đề án phải cụ thể, tường minh, phân công nhiệm vụ phải rõ người, rõ việc, rõ thời gian. Các nhiệm vụ, giải pháp cần bảo đảm tính khả thi và có thể được triển khai ngay theo khuôn khổ pháp lý hiện hành mà không cần phải sửa đổi thể chế và chính sách.
3. Việc xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện Đề án phải bảo đảm tuân thủ quy trình thủ tục và nguồn lực thực hiện đề án theo quy định của pháp luật. Phân định rõ danh mục nhiệm vụ của sở, ban, ngành, địa phương trong thúc đẩy phát triển, đầu tư xây dựng, tránh chồng chéo, lãng phí; bảo đảm đồng bộ với các nghị quyết, đề án, kế hoạch của tỉnh về chuyển đổi số để tránh trùng lặp, tối ưu nguồn lực triển khai. Ngân sách triển khai Đề án được cân đối từ ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý và được triển khai một cách thiết thực, hiệu quả. Trường hợp cần thiết báo cáo UBND tỉnh đê xem xét, quyết định.
1. Xây dựng, phát triển nền tảng tổng hợp, phân tích, biểu diễn dữ liệu, kho dữ liệu dùng chung và ứng dụng công dân số tập trung phục vụ chuyển đổi số, đô thị thông minh của tỉnh theo định hướng lấy dữ liệu làm trung tâm (Data-Centric); tổ chức kết nối, chia sẻ dữ liệu với một số hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, lĩnh vực quan trọng đã xây dựng hoặc đang xây dựng dự kiến hoàn thành năm 2025, nhằm cung cấp dữ liệu phục vụ quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ trực tuyến. Xây dựng, cập nhật Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo UBND tỉnh trên môi trường điện tử.
2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng tại tỉnh, trong đó tập trung hoàn thành nâng cấp căn bản, toàn diện nền tảng công nghệ, kỹ thuật của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh để đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chức năng, tính năng, hiệu năng, tiện ích, các vấn đề về kết nối, chia sẻ dữ liệu, bảo đảm an toàn thông tin; tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ nâng cao kỹ năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ trực tuyến của người dân.
3. Tập trung nâng cấp hiện đại, đồng bộ Cổng thông tin du lịch có tích hợp phân hệ quản lý nhà nước chuyên ngành; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tiếp cận, triển khai ứng dụng các nền tảng số quản trị và kinh doanh du lịch theo Kế hoạch số 1011/KH-UBND ngày 10/6/2022 của UBND tỉnh, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế số chuyên ngành du lịch, ngành kinh tế mũi nhọn và ưu tiên chuyển đổi số của tỉnh.
1.1. Xúc tiến, đẩy nhanh tiến độ thực hiện hạng mục “Nâng cấp, phát triển nền tảng tích hợp, liên thông cho Chính quyền điện tử và điều hành thông minh” của Dự án thành phần 1: Chuyển đổi số, chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025 do Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện (thuộc Dự án chuyển đổi số, chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025) để hình thành cơ bản nền tảng tổng hợp, phân tích, biểu diễn dữ liệu của tỉnh (phần mềm lõi Trung tâm giám sát, điều hành thông minh - IOC cấp tỉnh), tạo lập kho dữ liệu tập trung, dùng chung và các công cụ giám sát, xử lý dữ liệu, tổng hợp chỉ số phát triển kinh tế - xã hội theo thời gian thực phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử của Lãnh đạo UBND tỉnh.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3522/QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 13 tháng 12 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Căn cứ Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 142/QĐ-TTg ngày 02/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược dữ liệu quốc gia đến năm 2030;
Căn cứ Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 16/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng đề án chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương;
Căn cứ Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 31/3/2022 của Tỉnh ủy Quảng Bình về chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 08/02/2023 của UBND tỉnh Quảng Bình về triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
Căn cứ Kế hoạch số 698/KH-UBND ngày 28/4/2022 của UBND tỉnh Quảng Bình về chuyển đổi số giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 để thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 31/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 2479/TTr-STTTT ngày 04/12/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Căn cứ thực tiễn và phương pháp tiếp cận, bài học kinh nghiệm triển khai thành công Đề án 06 của Chính phủ, cần nghiên cứu, tìm một số vấn đề nổi cộm cần giải quyết, tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi số tại tỉnh để tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thành công trong thời gian từ nay đến hết năm 2025, phù hợp với Chương trình Chuyển đổi số quốc gia, Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số, Chiến lược dữ liệu quốc gia, bảo đảm kết nối với Đề án 06 của Chính phủ và đồng bộ với các chương trình, kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh.
2. Lựa chọn đưa vào Đề án các mũi đột phá có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng tới các ngành, lĩnh vực, địa phương của tỉnh, tập trung vào nội hàm xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh, phát triển kinh tế số ngành, quản trị số và dữ liệu số theo nguyên tắc lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm. Các vấn đề đưa vào Đề án phải cụ thể, tường minh, phân công nhiệm vụ phải rõ người, rõ việc, rõ thời gian. Các nhiệm vụ, giải pháp cần bảo đảm tính khả thi và có thể được triển khai ngay theo khuôn khổ pháp lý hiện hành mà không cần phải sửa đổi thể chế và chính sách.
3. Việc xây dựng, ban hành, triển khai thực hiện Đề án phải bảo đảm tuân thủ quy trình thủ tục và nguồn lực thực hiện đề án theo quy định của pháp luật. Phân định rõ danh mục nhiệm vụ của sở, ban, ngành, địa phương trong thúc đẩy phát triển, đầu tư xây dựng, tránh chồng chéo, lãng phí; bảo đảm đồng bộ với các nghị quyết, đề án, kế hoạch của tỉnh về chuyển đổi số để tránh trùng lặp, tối ưu nguồn lực triển khai. Ngân sách triển khai Đề án được cân đối từ ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý và được triển khai một cách thiết thực, hiệu quả. Trường hợp cần thiết báo cáo UBND tỉnh đê xem xét, quyết định.
1. Xây dựng, phát triển nền tảng tổng hợp, phân tích, biểu diễn dữ liệu, kho dữ liệu dùng chung và ứng dụng công dân số tập trung phục vụ chuyển đổi số, đô thị thông minh của tỉnh theo định hướng lấy dữ liệu làm trung tâm (Data-Centric); tổ chức kết nối, chia sẻ dữ liệu với một số hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, lĩnh vực quan trọng đã xây dựng hoặc đang xây dựng dự kiến hoàn thành năm 2025, nhằm cung cấp dữ liệu phục vụ quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ trực tuyến. Xây dựng, cập nhật Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo, điều hành của Lãnh đạo UBND tỉnh trên môi trường điện tử.
2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cung cấp dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng tại tỉnh, trong đó tập trung hoàn thành nâng cấp căn bản, toàn diện nền tảng công nghệ, kỹ thuật của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh để đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chức năng, tính năng, hiệu năng, tiện ích, các vấn đề về kết nối, chia sẻ dữ liệu, bảo đảm an toàn thông tin; tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ nâng cao kỹ năng tiếp cận, sử dụng dịch vụ trực tuyến của người dân.
3. Tập trung nâng cấp hiện đại, đồng bộ Cổng thông tin du lịch có tích hợp phân hệ quản lý nhà nước chuyên ngành; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tiếp cận, triển khai ứng dụng các nền tảng số quản trị và kinh doanh du lịch theo Kế hoạch số 1011/KH-UBND ngày 10/6/2022 của UBND tỉnh, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế số chuyên ngành du lịch, ngành kinh tế mũi nhọn và ưu tiên chuyển đổi số của tỉnh.
1.1. Xúc tiến, đẩy nhanh tiến độ thực hiện hạng mục “Nâng cấp, phát triển nền tảng tích hợp, liên thông cho Chính quyền điện tử và điều hành thông minh” của Dự án thành phần 1: Chuyển đổi số, chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025 do Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện (thuộc Dự án chuyển đổi số, chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025) để hình thành cơ bản nền tảng tổng hợp, phân tích, biểu diễn dữ liệu của tỉnh (phần mềm lõi Trung tâm giám sát, điều hành thông minh - IOC cấp tỉnh), tạo lập kho dữ liệu tập trung, dùng chung và các công cụ giám sát, xử lý dữ liệu, tổng hợp chỉ số phát triển kinh tế - xã hội theo thời gian thực phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử của Lãnh đạo UBND tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện.
- Thời gian hoàn thành: Quý III/2025.
1.2. Rà soát, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đã xây dựng hoặc đang xây dựng dự kiến hoàn thành năm 2025; tổ chức kết nối, chia sẻ dữ liệu mặc định, dữ liệu đặc thù, dữ liệu mở với kho dữ liệu dùng chung và nền tảng tổng hợp, phân tích, biểu diễn dữ liệu của tỉnh; trong đó phấn đấu kết nối, chia sẻ dữ liệu của 100% cơ sở dữ liệu đang hoạt động, vận hành tại Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh theo Quyết định số 2751/QĐ-UBND ngày 01/10/2024 của UBND tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện là đơn vị chủ trì cơ sở dữ liệu tại Phụ lục I Quyết định số 2751/QĐ-UBND ngày 01/10/2024 của UBND tỉnh.
- Cơ quan tổng hợp, theo dõi: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian hoàn thành: Quý IV/2025.
1.3. Tham mưu cập nhật sửa đổi, bổ sung Bộ chỉ số phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh theo nhiệm vụ, yêu cầu tại Mục I.1 Phụ lục I Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 20/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ, làm cơ sở để xây dựng, thiết lập dashboard trên Nền tảng tổng hợp, phân tích, biểu diễn dữ liệu cũng như Hệ thống thông tin báo cáo tỉnh, đồng thời hướng dẫn, phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương thực hiện cung cấp, cập nhật thông tin, dữ liệu theo quy định, yêu cầu phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trên môi trường điện tử.
- Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện.
- Thời gian hoàn thành: Tháng 02/2025.
1.4. Triển khai nền tảng ứng dụng công dân số tỉnh Quảng Bình (App Công dân) phục vụ người dân trên địa bàn tỉnh, tạo kênh tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền trên nền tảng thiết bị di động nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng chính quyền số, phát triển xã hội số; tiến đến chỉ sử dụng 01 App Công dân tập trung, duy nhất trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện.
- Thời gian hoàn thành: Quý IV/2024 triển khai ứng dụng bước đầu; Quý III/2025 bảo đảm kết nối định danh, xác thực VNeID và thống nhất chỉ sử dụng 01 App công dân tập trung, duy nhất toàn tỉnh.
2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh
2.1. Rà soát, tái cấu trúc quy trình, thành phần hồ sơ trong thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền theo quy định tại Điều 26 Quyết định số 31/2021/QĐ-TTg ngày 11/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia; Chương III, IV Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, để triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình theo hướng đơn giản, thuận tiện; rà soát yêu cầu tái sử dụng dữ liệu để người dân không phải khai báo lại các thông tin, dữ liệu cho cơ quan nhà nước; hướng tới cắt giảm quy trình, thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính.
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: UBND cấp huyện và cấp xã, Văn phòng UBND tỉnh.
- Cơ quan tổng hợp, theo dõi: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.2. Tham mưu ban hành kế hoạch hành động để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó giao chỉ tiêu tỷ lệ hồ sơ trực tuyến tới người đứng đầu từng cơ quan, đơn vị, địa phương; chỉ đạo các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến để làm gương, hướng dẫn cho người thân sử dụng khi có nhu cầu.
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện.
- Thời gian hoàn thành: Tháng 01/2025 (kế hoạch năm 2025).
2.3. Nâng cấp, hoàn thiện Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo Thông tư số 21/2023/TT-BTTTT ngày 31/12/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ; bảo đảm kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác theo yêu cầu, nhất là liên quan bảo đảm phục vụ triển khai các dịch vụ công theo Đề án 06.
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh, các sở, ban, ngành cấp tỉnh.
- Thời gian hoàn thành: Quý II/2025.
2.4. Thực hiện nghiêm túc việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm 100% hồ sơ, kết quả mới luôn được số hóa ngay khi tiếp nhận, xử lý, giải quyết. Triển khai áp dụng mã QR trong quá trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo quy định, trong đó có áp dụng mã QR cho việc số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính (bao gồm cả kết quả giải quyết thủ tục hành chính mới và kết quả giải quyết thủ tục hành chính cũ còn hiệu lực).
- Cơ quan chủ trì: Các cơ quan, đơn vị giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
- Cơ quan tổng hợp, theo dõi: Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.5. Nghiên cứu triển khai áp dụng mô hình “Tự động hóa Trung tâm hành chính công thông qua tương tác Kiosk" theo khuyến nghị các mô hình đẩy mạnh thực hiện Đề án 06 ban hành kèm theo Công văn số 4043/CV-TCTTKĐA ngày 13/6/2023 của Tổ Công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ tại Bộ phận một cửa các cấp; thay thế một phần công việc tiếp xúc trực tiếp của cán bộ tiếp nhận hồ sơ để thực hiện đưa 100% thủ tục hành chính ra tiếp nhận tại Bộ phận một cửa và tăng năng suất tiếp nhận hồ sơ trung bình/ nhân sự trực tại Bộ phận một cửa các cấp theo Đề án 468 của Thủ tướng Chính phủ.
- Cơ quan chủ trì: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, UBND cấp huyện.
- Cơ quan tổng hợp, theo dõi: Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Năm 2025.
2.6. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông triển khai phổ cập internet băng rộng cáp quang đến từng hộ gia đình theo Quyết định số 816/QĐ-BTTTT ngày 18/5/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông Việt Nam giai đoạn 2024-2025 và từng bước phổ cập điện thoại thông minh, chữ ký số công cộng đối với người dân trưởng thành trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
- Cơ quan phối hợp: Các doanh nghiệp viễn thông, UBND cấp huyện và cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.7. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp qua phương tiện thông tin đại chúng; qua cán bộ tại Bộ phận một cửa, các Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06; qua tổ chức các lớp học cho người dân trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà MOOCs và qua các phương tiện, hình thức khác phù hợp.
- Cơ quan chủ trì: Các cơ quan, đơn vị giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh, các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.8. Tham mưu Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ cho Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06 cấp thôn trong hoạt động phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ người dân nâng cao kỹ năng số, tiếp cận, sử dụng dịch vụ trực tuyến.
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện.
- Thời gian hoàn thành: Quý II/2025.
3. Thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Du lịch
3.1. Xúc tiến, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án thành phần 4: Đầu tư nâng cấp cổng thông tin du lịch tích hợp phân hệ quản lý nhà nước và số hóa điểm đến du lịch tỉnh (thuộc Dự án chuyển đổi số, chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025) để đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả phục vụ quản lý nhà nước và quảng bá, xúc tiến du lịch.
- Cơ quan chủ trì: Sở Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện và cấp xã.
- Thời gian hoàn thành: Quý IV/2025.
3.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch tiếp cận, triển khai ứng dụng các Nền tảng số quản trị và kinh doanh du lịch theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Kế hoạch số 1011/KH-UBND ngày 10/6/2022 của UBND tỉnh; phấn đấu đến cuối năm 2025: 100% doanh nghiệp kinh doanh du lịch và 70% hộ kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh có ứng dụng nền tảng số quản trị và kinh doanh du lịch.
- Cơ quan chủ trì: Sở Du lịch.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Du lịch tỉnh, UBND cấp huyện và cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3.3. Tiếp tục tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch triển khai hóa đơn điện tử và kê khai, nộp thuế điện tử; phấn đấu đến cuối năm 2025: 100% doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh khai hóa đơn điện tử và kê khai, nộp thuế điện tử.
- Cơ quan chủ trì: Cục Thuế tỉnh Quảng Bình.
- Cơ quan phối hợp: Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh, UBND cấp huyện và cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3.4. Tăng cường tuyên truyền, vận động, hướng dẫn du khách, người sử dụng dịch vụ du lịch thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.
- Cơ quan chủ trì: Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh, UBND cấp huyện và cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Bình, các ngân hàng thương mại, các cơ quan báo chí, truyền thông.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
Ngân sách thực hiện Đề án được cân đối, bố trí từ ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý và huy động từ các nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn tài trợ hợp pháp khác. Trong đó ưu tiên một số nhiệm vụ, dự án trọng tâm của Đề án tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.
1. Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Đề án.
2. Các sở, ban, ngành, địa phương và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp:
a) Căn cứ nội dung Đề án này để xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao chủ trì, phối hợp tại mục IV và các nội dung khác liên quan thuộc Đề án, bảo đảm đúng tiến độ, thời hạn, có chất lượng, hiệu quả.
b) Tổ chức lập dự toán kinh phí đối với các nhiệm vụ, dự án được giao tại Đề án để bố trí hoặc trình cấp thẩm quyền phân bổ kinh phí theo các quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
c) Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá, thực hiện báo cáo định kỳ hằng quý và đột xuất theo yêu cầu về tình hình thực hiện Đề án cho UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông).
d) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu đánh giá kết quả thực hiện toàn bộ Đề án; căn cứ vào thực tiễn và mục tiêu, định hướng tại Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 31/3/2022 của Tỉnh ủy để đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, đề án, dự án phù hợp tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ, trong đó bám sát Nghị định số 137/2024/NĐ-CP ngày 23/10/2024 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước và hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử, Quyết định số 2751/QĐ-UBND ngày 01/10/2024 của UBND tỉnh ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung và Danh mục dữ liệu mở tỉnh Quảng Bình để rà soát, tham mưu, tổ chức xây dựng, hoàn thiện, kết nối, chia sẻ dữ liệu các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của ngành, lĩnh vực, địa phương mình đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển chính quyền số, đô thị thông minh của tỉnh giai đoạn 2026-2030.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh, Công an tỉnh tổ chức hướng dẫn, phối hợp các sở, ban, ngành, địa phương triển khai, thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ của Đề án; theo dõi, đôn đốc và định kỳ hàng quý tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Đề án cho UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh; báo cáo, đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung của Đề án trong trường hợp cần thiết.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh tổ chức đánh giá kết quả thực hiện toàn bộ Đề án vào tháng 12/2024 và đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, đề án, dự án trọng tâm phù hợp để tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình nhanh, bền vững giai đoạn 2026-2030.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án; xem xét đề xuất bổ sung các dự án, nhiệm vụ thuộc Đề án vào các Chương trình, kế hoạch đầu tư công, các chương trình, kế hoạch liên quan và cân đối, bố trí các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
4. Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí ngân sách nhà nước nguồn chi thường xuyên, chi sự nghiệp theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ, dự án thuộc Đề án.
5. Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình, các cơ quan báo chí, truyền thông hoạt động trên địa bàn tỉnh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp làm tốt công tác tuyên truyền về Đề án và tình hình, kết quả triển khai, thực hiện Đề án, tạo sự đồng thuận, tham gia hưởng ứng tích cực của hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp trong chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình nói chung và trong quá trình thực hiện Đề án này nói riêng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CÁC NHIỆM VỤ, DỰ ÁN TRỌNG TÂM CỦA ĐỀ ÁN THÚC ĐẨY CHUYỂN ĐỔI
SỐ TỈNH ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Quyết định số 3522/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2024 của UBND
tỉnh Quảng Bình)
STT |
Nhiệm vụ, dự án |
Cơ quan, đơn vị thực hiện |
Ghi chú |
|
Chủ trì |
Phối hợp |
|||
1 |
Xây dựng cơ bản nền tảng tổng hợp, phân tích, biểu diễn dữ liệu của tỉnh (phần mềm lõi Trung tâm giám sát, điều hành thông minh - IOC cấp tỉnh) |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện |
Đã phê duyệt hạng mục trong Dự án chuyển đổi số, chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025; nguồn vốn đầu tư công ngân sách Trung ương |
2 |
Hoàn thiện phần mềm cơ sở dữ liệu đang hoạt động, vận hành (tại Danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh theo Quyết định số 2751/QĐ-UBND ngày 01/10/2024 của UBND tỉnh) và tổ chức kết nối, chia sẻ dữ liệu với nền tảng tổng hợp, phân tích, biểu diễn dữ liệu của tỉnh |
Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện là đơn vị chủ trì cơ sở dữ liệu tại Phụ lục I Quyết định số 2751/QĐ-UBND ngày 01/10/2024 của UBND tỉnh |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Dự trù cho 18 cơ sở dữ liệu. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện là đơn vị chủ trì cơ sở dữ liệu tại Phụ lục I Quyết định số 2751/QĐ-UBND ngày 01/10/2024 của UBND tỉnh tổ chức rà soát cụ thể và trình Sở Tài chính/ Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, đề xuất UBND tỉnh xem xét, bố trí ngân sách để thực hiện. |
3 |
Triển khai nền tảng ứng dụng công dân số tỉnh Quảng Bình (App Công dân) |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND cấp huyện |
Nền tảng App công dân của tỉnh bắt đầu triển khai vào quý IV/2024, với hình thức thuê dịch vụ. Năm 2025, tiếp tục duy trì thuê dịch vụ với quy mô, nội hàm dịch vụ mở rộng hơn (có bảo đảm ATTT để kết nối VNelD). Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch dự toán, trình Sở Tài chính thẩm định, đề xuất UBND tỉnh xem xét, bố trí ngân sách chi thường xuyên, chi sự nghiệp để thực hiện. |
4 |
Nâng cấp nền tảng kỹ thuật công nghệ Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Công an tỉnh; sở, ban, ngành cấp tỉnh |
Đã phê duyệt hạng mục trong Dự án chuyển đổi số, chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025); nguồn vốn đầu tư công ngân sách Trung ương |
5 |
Tổ chức các lớp học cho người dân trên Nền tảng học trực tuyến mở đại trà MOOCs để nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng dịch vụ công trực tuyến cho người dân |
Sở Thông tin và Truyền thông |
UBND cấp huyện, cấp xã |
Dự kiến thuê dịch vụ nền tảng và xây dựng chương trình, bài giảng, học liệu... cho các lớp học năm 2025. Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất UBND tỉnh xem xét, bố trí ngân sách chi thường xuyên, chi sự nghiệp để thực hiện. |
6 |
Kinh phí hỗ trợ cho 1.123 Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06 cấp thôn trong hoạt động phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ người dân nâng cao kỹ năng số, tiếp cận, sử dụng dịch vụ trực tuyến |
UBND các xã, phường, thị trấn (thực hiện chi trả hỗ trợ theo phân bổ từ ngân sách tỉnh) |
Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh phối hợp tham mưu chính sách, giám sát thực hiện |
Dự kiến đề xuất, tham mưu, trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ hàng tháng (trong năm 2025) |
7 |
Nâng cấp Cổng thông tin du lịch tỉnh có tích hợp phân hệ quản lý nhà nước và số hóa một số điểm đến du lịch quan trọng |
Sở Du lịch |
Sở Thông tin và Truyền thông, UBND cấp huyện và cấp xã |
Đã phê duyệt hạng mục trong Dự án chuyển đổi số, chính quyền điện tử và đô thị thông minh tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021-2025); nguồn vốn đầu tư công ngân sách Trung ương |
8 |
Hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch tiếp cận, triển khai ứng dụng các nền tảng số quản trị và kinh doanh du lịch |
Sở Du lịch |
Sở Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Du lịch tỉnh, UBND cấp huyện và cấp xã |
Sở Du lịch chủ động sử dụng nguồn Chương trình Du lịch năm 2025 được bố trí cho ngành du lịch để thực hiện; trường hợp chưa bảo đảm thì đề xuất, báo cáo UBND tỉnh xem xét, cân đối, bổ sung phù hợp. |