Quyết định 3401/QĐ-UBND năm 2020 quy định về cuộc họp giao ban hằng tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
Số hiệu | 3401/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 14/09/2020 |
Ngày có hiệu lực | 14/09/2020 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Đà Nẵng |
Người ký | Huỳnh Đức Thơ |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3401/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 14 tháng 9 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 5931/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2016 - 2021;
Theo đề nghị của của Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
CHỦ TỊCH |
VỀ
CUỘC HỌP GIAO BAN HẰNG TUẦN CỦA CHỦ TỊCH VÀ CÁC PHÓ CHỦ TỊCH BAN NHÂN DÂN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
(Kèm theo Quyết định số 3401 /QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Quy định này quy định về các nội dung được báo cáo tại cuộc họp giao ban hằng tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố (sau đây viết tắt là cuộc họp giao ban); công tác chuẩn bị, tổ chức cuộc họp giao ban; dự thảo Biên bản và Thông báo kết luận cuộc họp giao ban; phát hành, triển khai thực hiện Thông báo kết luận cuộc họp giao ban; tổ chức thực hiện, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Quy định này; các nội dung khác có liên quan đến cuộc họp giao ban.
Quy định này áp dụng đối với Chủ tịch UBND thành phố, các Phó Chủ tịch UBND thành phố, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND thành phố (sau đây viết tắt là Chánh Văn phòng), thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
1. Mục đích
a) Quy định cụ thể về cuộc họp giao ban nhằm nâng cao chất lượng cuộc họp giao ban; đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và thực hiện các nội dung khác được pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố; cho ý kiến đối với các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan; quyết định các vấn đề khác theo yêu cầu của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND thành phố.
b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức cuộc họp giao ban, tăng cường họp trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố, Lãnh đạo UBND thành phố; bảo đảm thông tin được truyền đạt nhanh, chính xác đến nhiều thành phần tham dự; tiết kiệm chi phí, thời gian, góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của thành phố.
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3401/QĐ-UBND |
Đà Nẵng, ngày 14 tháng 9 năm 2020 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 45/2018/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định chế độ họp trong hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan thuộc hệ thống hành chính nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 5931/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc ban hành Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2016 - 2021;
Theo đề nghị của của Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
|
CHỦ TỊCH |
VỀ
CUỘC HỌP GIAO BAN HẰNG TUẦN CỦA CHỦ TỊCH VÀ CÁC PHÓ CHỦ TỊCH BAN NHÂN DÂN THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
(Kèm theo Quyết định số 3401 /QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân thành phố Đà Nẵng)
Quy định này quy định về các nội dung được báo cáo tại cuộc họp giao ban hằng tuần của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố (sau đây viết tắt là cuộc họp giao ban); công tác chuẩn bị, tổ chức cuộc họp giao ban; dự thảo Biên bản và Thông báo kết luận cuộc họp giao ban; phát hành, triển khai thực hiện Thông báo kết luận cuộc họp giao ban; tổ chức thực hiện, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Quy định này; các nội dung khác có liên quan đến cuộc họp giao ban.
Quy định này áp dụng đối với Chủ tịch UBND thành phố, các Phó Chủ tịch UBND thành phố, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND thành phố (sau đây viết tắt là Chánh Văn phòng), thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
1. Mục đích
a) Quy định cụ thể về cuộc họp giao ban nhằm nâng cao chất lượng cuộc họp giao ban; đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và thực hiện các nội dung khác được pháp luật quy định thuộc thẩm quyền của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố; cho ý kiến đối với các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan; quyết định các vấn đề khác theo yêu cầu của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND thành phố.
b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức cuộc họp giao ban, tăng cường họp trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố, Lãnh đạo UBND thành phố; bảo đảm thông tin được truyền đạt nhanh, chính xác đến nhiều thành phần tham dự; tiết kiệm chi phí, thời gian, góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính của thành phố.
2. Yêu cầu
a) Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; bảo đảm sự lãnh đạo của Thành ủy và sự giám sát của HĐND thành phố.
b) Phát huy vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND thành phố trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Nguyên tắc tổ chức cuộc họp giao ban
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; công khai, minh bạch và bảo đảm bí mật nhà nước.
2. Giải quyết công việc đúng thẩm quyền, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật; cấp trên không giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của cấp dưới; cấp dưới không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của cấp mình lên cấp trên giải quyết.
3. Đề cao và thực hiện nghiêm túc trách nhiệm cá nhân trong chỉ đạo, chủ trì, tham dự và tổ chức cuộc họp giao ban.
4. Lồng ghép, kết hợp, sắp xếp các nội dung có liên quan với nhau một cách hợp lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến, đơn giản hóa thủ tục trong việc tổ chức cuộc họp giao ban; bảo đảm chất lượng, hiệu quả, thiết thực, tiết kiệm.
5. Không làm ảnh hưởng đến các hoạt động công vụ khác của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền và việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân theo quy định của pháp luật.
1. Cuộc họp giao ban được tổ chức hằng tuần giữa Chủ tịch UBND thành phố với các Phó Chủ tịch UBND thành phố; cùng dự có Chánh Văn phòng, các Phó Chánh Văn phòng, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, đại diện các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan theo đề nghị của Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND thành phố (sau đây viết tắt là Văn phòng).
2. Chủ tịch UBND thành phố chủ trì cuộc họp giao ban. Khi Chủ tịch vắng mặt, một Phó Chủ tịch được Chủ tịch ủy quyền chủ trì cuộc họp giao ban.
3. Cuộc họp giao ban chỉ được tiến hành khi có sự tham dự của tối thiểu 02 Lãnh đạo UBND thành phố (gồm người chủ trì và 01 Phó Chủ tịch UBND thành phố) và 01 Lãnh đạo Văn phòng.
4. Các Phó Chủ tịch UBND thành phố có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp giao ban, nếu vắng mặt phải báo cáo và được Chủ tịch UBND thành phố đồng ý. Các Phó Chủ tịch UBND thành phố có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản (thông qua phiếu trình của Văn phòng) đối với những nội dung không tham dự cuộc họp giao ban.
5. Trường hợp những nội dung cấp bách cần lấy ý kiến của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND thành phố nhưng chưa đến thời gian tổ chức cuộc họp giao ban, Lãnh đạo UBND thành phố phụ trách chủ động đề xuất và giao Văn phòng lấy ý kiến của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND thành phố bằng văn bản (thông qua phiếu trình của Văn phòng) trước khi triển khai thực hiện.
6. Thời gian tổ chức cuộc họp giao ban không quá một phần hai ngày làm việc.
Điều 6. Các nội dung báo cáo tại cuộc họp giao ban
1. Những nội dung quan trọng, những vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch, chưa được quy định, những vấn đề nhạy cảm, đột xuất, dễ gây tác động, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao, thông tin dư luận... trên địa bàn thành phố.
2. Những vấn đề mà Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách các lĩnh vực công tác chưa thống nhất với đề xuất trên cơ sở hồ sơ, tài liệu trình của các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan hoặc còn nhiều ý kiến khác nhau giữa cơ quan chủ trì, cơ quan thẩm định và các đơn vị có liên quan. Riêng đối với các nội dung thống nhất với đề xuất của đơn vị trình, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND thành phố quyết định theo thẩm quyền; giao Văn phòng lấy ý kiến của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND thành phố bằng văn bản (thông qua phiếu trình của Văn phòng) nếu là nội dung cần lấy ý kiến của Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND thành phố.
3. Những vấn đề quan trọng đã được Chủ tịch hoặc các Phó Chủ tịch UBND thành phố giải quyết theo thẩm quyền và thông báo kết quả để nắm tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác.
4. Những vấn đề, nội dung quan trọng khác do Chủ tịch UBND thành phố quyết định.
Điều 7. Chuẩn bị cuộc họp giao ban
1. Văn phòng có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ của các nội dung được báo cáo tại cuộc họp giao ban.
2. Các nội dung được báo cáo tại cuộc họp giao ban phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Có hồ sơ, tài liệu trình của các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, các đơn vị có liên quan và phiếu trình của Văn phòng.
b) Phiếu trình của Văn phòng phải tóm tắt nội dung; trong đó nêu rõ ý kiến đề xuất của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, các đơn vị có liên quan, ý kiến của Văn phòng và ý kiến cụ thể của Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách lĩnh vực đối với nội dung được báo cáo tại cuộc họp giao ban.
3. Trên cơ sở lịch công tác hằng tuần của Lãnh đạo UBND thành phố và các nội dung báo cáo tại cuộc họp giao ban đã được Lãnh đạo UBND thành phố thống nhất, Chánh Văn phòng quyết định các nội dung báo cáo tại cuộc họp giao ban và ký giấy mời tham dự cuộc họp giao ban.
4. Văn phòng có trách nhiệm gửi giấy mời đến các cơ quan, đơn vị được mời tham dự cuộc họp giao ban trước ít nhất 01 ngày làm việc, đồng thời đăng tải tài liệu lên phần mềm quản lý cuộc họp tại địa chỉ http://imeeting.danang.gov.vn; chuẩn bị các điều kiện hậu cần để tổ chức cuộc họp giao ban; thu hồi tài liệu có chỉ dẫn về phạm vi lưu hành nội bộ, tài liệu mật đã gửi cho các thành viên tham dự cuộc họp; ghi âm diễn biến cuộc họp; dự thảo Biên bản, Thông báo kết luận cuộc họp.
5. Căn cứ vào nội dung, thành phần tham dự, phương tiện kỹ thuật, công nghệ và các điều kiện khác, Chánh Văn phòng quyết định tổ chức cuộc họp giao ban theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến nhằm đảm bảo hiệu quả, thuận lợi, tiết kiệm và bảo đảm bí mật nhà nước. Trong trường hợp tổ chức cuộc họp giao ban theo hình thức trực tuyến, Văn phòng chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông bảo đảm các điều kiện về thiết bị, đường truyền, âm thanh, ánh sáng và các điều kiện khác để tổ chức cuộc họp.
Điều 8. Trách nhiệm của người chủ trì cuộc họp giao ban
1. Điều hành cuộc họp theo chương trình đã được công bố; phát huy dân chủ trong thảo luận; tăng cường đối thoại, trao đổi, tranh luận trực tiếp.
2. Có ý kiến kết luận, quyết định đối với từng nội dung được báo cáo tại cuộc họp giao ban. Các kết luận, quyết định được đưa ra tại cuộc họp giao ban phải rõ ràng, chặt chẽ; trong đó nêu rõ các tổ chức, cá nhân chủ trì, tổ chức, cá nhân phối hợp và quy trình, thời gian thực hiện.
3. Chỉ đạo thu hồi tài liệu có chỉ dẫn về phạm vi lưu hành nội bộ, tài liệu mật đã gửi cho các thành viên tham dự cuộc họp.
4. Xem xét, quyết định việc hoãn họp, hủy họp, thay đổi về thời gian, địa điểm, nội dung, chương trình họp trong các trường hợp sau:
a) Xảy ra tình huống bất khả kháng hoặc phải giải quyết các công việc cấp bách, quan trọng.
b) Có ý kiến chỉ đạo của cấp trên.
c) Chưa chuẩn bị đầy đủ về nội dung, cơ sở vật chất hoặc những điều kiện cần thiết khác cho cuộc họp.
d) Họp trực tuyến nhưng có sự cố đột xuất về kỹ thuật, đường truyền.
1. Trực tiếp tham dự cuộc họp giao ban, phát biểu ý kiến về những vấn đề có liên quan và chịu trách nhiệm về ý kiến phát biểu tại cuộc họp. Trường hợp thủ trưởng các cơ quan, đơn vị không thể tham dự cuộc họp và ủy quyền cấp phó dự họp thay, người được cử dự họp thay phải có đủ thẩm quyền và phụ trách lĩnh vực được báo cáo tại cuộc họp. Ý kiến của người dự họp là ý kiến của cơ quan, đơn vị đối với nội dung được báo cáo tại cuộc họp giao ban.
2. Trực tiếp báo cáo hoặc phân công lãnh đạo cấp phó của đơn vị báo cáo các nội dung do đơn vị chủ trì tham mưu tại cuộc họp giao ban (không ủy quyền cho Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng hoặc chuyên viên của đơn vị báo cáo nội dung do đơn vị chủ trì tham mưu).
3. Trình bày tóm tắt nội dung báo cáo hoặc những vấn đề cần thảo luận.
4. Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, số liệu, nội dung trình chiếu... để báo cáo tại cuộc họp giao ban.
5. Kịp thời cập nhật nội dung báo cáo của cơ quan, đơn vị bằng văn bản trong trường hợp có những thay đổi về chủ trương hoặc các văn bản pháp lý có liên quan để kịp thời báo cáo, tham mưu Lãnh đạo UBND thành phố tại cuộc họp giao ban.
6. Trong trường hợp nội dung báo cáo tại cuộc họp giao ban có thay đổi so với văn bản trình UBND thành phố, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có nội dung báo cáo chịu trách nhiệm điều chỉnh văn bản trình theo nội dung báo cáo tại cuộc họp; gửi Văn phòng tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.
Điều 10. Biên bản và Thông báo kết luận cuộc họp giao ban
1. Biên bản cuộc họp giao ban gồm nhũng nội dung chính sau đây:
a) Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, địa điểm tổ chức cuộc họp.
b) Người chủ trì và các thành viên tham dự.
c) Trình tự, diễn biến các nội dung được trình bày và thảo luận.
d) Ý kiến phát biểu của các thành viên tham dự.
đ) Ý kiến kết luận của chủ trì cuộc họp.
2. Văn phòng chỉ đạo các phòng chuyên môn dự thảo Biên bản và nội dung kết luận tại cuộc họp giao ban; Biên bản cuộc họp giao ban phải có ý kiến của Lãnh đạo UBND thành phố, Lãnh đạo Văn phòng tham dự cuộc họp và phải được chủ trì, thư ký cuộc họp ký.
3. Các Phó Chủ tịch UBND thành phố, Lãnh đạo Văn phòng có trách nhiệm cho ý kiến đối với dự thảo Biên bản cuộc họp giao ban trong thời gian không quá 04 giờ làm việc kể từ khi nhận được dự thảo trình trực tiếp hoặc gửi qua hộp thư điện tử (trong trường hợp đi họp hoặc đi công tác). Nếu quá thời hạn trên, các Phó Chủ tịch UBND thành phố, Lãnh đạo Văn phòng không có ý kiến thì xem như thống nhất với dự thảo và phê duyệt thống nhất vào phiếu trình để lưu hồ sơ.
4. Trên cơ sở Biên bản cuộc họp giao ban đã được người chủ trì duyệt ký, Văn phòng ban hành Thông báo kết luận cuộc họp giao ban và gửi đến các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, các cơ quan, đơn vị có nội dung báo cáo tại cuộc họp để triển khai thực hiện.
5. Thời gian ban hành Thông báo kết luận cuộc họp giao ban không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc họp.
6. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Thông báo kết luận cuộc họp giao ban đến các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời gian không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được Thông báo kết luận gửi liên thông trên Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành.
7. Đối với những nhiệm vụ khẩn cấp, cần triển khai thực hiện ngay, Văn phòng phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện theo đúng kết luận của người chủ trì ngay sau khi kết thúc cuộc họp giao ban và không chờ Thông báo kết luận cuộc họp.
Điều 12. Trách nhiệm của Văn phòng:
1. Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan được giao tại Quy định này.
2. Rà soát, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện các kết luận, quyết định được đưa ra tại cuộc họp giao ban, báo cáo Lãnh đạo UBND thành phố và thông báo đến các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan; kịp thời phản ánh đến Lãnh đạo UBND thành phố nếu các kết luận, quyết định tại cuộc họp giao ban không được các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm túc, đúng thời hạn.