Quyết định 248/QĐ-UBND năm 2025 về Quy chế quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc tỉnh Cao Bằng
Số hiệu | 248/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 26/02/2025 |
Ngày có hiệu lực | 26/02/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Cao Bằng |
Người ký | Hoàng Xuân Ánh |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 248/QĐ-UBND |
Cao Bằng, ngày 26 tháng 02 năm 2025 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ KHU DU LỊCH THÁC BẢN GIỐC TỈNH CAO BẰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật An ninh quốc gia số 32/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định về Cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ký ngày 18 tháng 11 năm 2009; Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên) giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ký ngày 05 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 485/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du dịch thác Bản Giốc;
Căn cứ Quyết định số 989-1998-QĐ/BVHTT ngày 20 tháng 5 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc công nhận di tích;
Căn cứ Quyết định số 718/QĐ-BVHTTDL ngày 02 tháng 3 năm 2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch;
Căn cứ Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc tổ chức lại Ban Quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc trực thuộc UBND tỉnh thành Ban Quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 25/TTr-SVHTTDL ngày 10 tháng 02 năm 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc tỉnh Cao Bằng (Địa chỉ: xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trùng Khánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hạ Lang, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN
LÝ KHU DU LỊCH THÁC BẢN GIỐC TỈNH CAO BẰNG
(Kèm theo Quyết định số 248 /QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 248/QĐ-UBND |
Cao Bằng, ngày 26 tháng 02 năm 2025 |
BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ KHU DU LỊCH THÁC BẢN GIỐC TỈNH CAO BẰNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CAO BẰNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật An ninh quốc gia số 32/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định về Cửa khẩu và Quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ký ngày 18 tháng 11 năm 2009; Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên) giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, ký ngày 05 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
Căn cứ Quyết định số 485/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du dịch thác Bản Giốc;
Căn cứ Quyết định số 989-1998-QĐ/BVHTT ngày 20 tháng 5 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc công nhận di tích;
Căn cứ Quyết định số 718/QĐ-BVHTTDL ngày 02 tháng 3 năm 2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch;
Căn cứ Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về việc tổ chức lại Ban Quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc trực thuộc UBND tỉnh thành Ban Quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 25/TTr-SVHTTDL ngày 10 tháng 02 năm 2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc tỉnh Cao Bằng (Địa chỉ: xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Trùng Khánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Hạ Lang, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
QUẢN
LÝ KHU DU LỊCH THÁC BẢN GIỐC TỈNH CAO BẰNG
(Kèm theo Quyết định số 248 /QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2025 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định chi tiết các hoạt động quản lý, bảo vệ, khai thác, phát huy tài nguyên du lịch tại Khu du lịch thác Bản Giốc, bao gồm: Hoạt động quản lý, bảo vệ, khảo sát, nghiên cứu đầu tư, xây dựng, tham quan, du lịch, hoạt động giao thông đường thủy, vận chuyển, kinh doanh, tổ chức văn hóa, lễ hội, vui chơi giải trí, làm phim, quảng cáo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế.
Khu du lịch thác Bản Giốc (sau đây viết tắt là Khu du lịch) được xác định theo phạm vi lập Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch thác Bản Giốc theo Quyết định phê duyệt số 485/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ, có quy mô 1.000 ha, sau khi sáp nhập các xóm theo Nghị quyết số 27/NQ-HĐND ngày 09/9/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Cao Bằng, phạm vi được giới hạn như sau: Phía Đông Bắc giáp đường biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc; phía Đông giáp ranh giới huyện Hạ Lang; phía Bắc giáp địa phận xóm Bản Giốc1; phía Tây Bắc giáp địa phận xóm Háng Thoang, Keo Nà2; phía Tây giáp một phần quốc lộ 43, suối Gun; phía Nam giáp núi Phia Lác, bản Thuôn. Trong đó, phạm vi lập quy hoạch chi tiết Khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc có quy mô 156,7 ha, được giới hạn như sau: phía Đông Bắc và phía Bắc giáp đường biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Trung Quốc; phía Đông giáp ranh giới huyện Hạ Lang; phía Tây Bắc giáp địa phận xóm Cô Muông; phía Nam giáp núi Phia Lác, Bản Giốc4.
2. Đối tượng áp dụng:
Các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước có hoạt động liên quan đến Khu du lịch thác Bản Giốc tỉnh Cao Bằng.
Quy chế này cụ thể hóa Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên) giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
1 Xóm Lũng Nọi, Lũng Phiắc cũ, trước khi sáp nhập địa giới hành chính.
2 Xóm bản Chang, Giộc Mạ, Nà Ay cũ, trước khi sáp nhập địa giới hành chính.
3 Tỉnh lộ 206 cũ.
4 Bản Lũng Niếc cũ, trước khi sáp nhập địa giới hành chính.
nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên); 03 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; các văn bản pháp luật Nhà nước, quy định của tỉnh Cao Bằng, nhằm quản lý, bảo tồn, nghiên cứu khoa học, đầu tư, khai thác và phát huy giá trị Khu du lịch thác Bản Giốc, phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Cao Bằng và quốc gia, thực hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam với quốc tế.
Điều 3. Yêu cầu quản lý, bảo vệ và khai thác
1. Quản lý, sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch tại Khu du lịch đúng quy định, theo định hướng, mục tiêu đề ra tại các văn bản chỉ đạo của Trung ương và tỉnh Cao Bằng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
2. Thu hút khách du lịch, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch theo định hướng Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng trong tổng thể Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm dịch vụ thác Bản Giốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị của di sản, đồng thời hợp tác khai thác tài nguyên du lịch theo Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên).
4. Tăng cường công tác tuyên truyền đến người dân địa phương việc hưởng lợi từ hoạt động du lịch, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ di tích danh thắng quốc gia thác Bản Giốc và bản sắc văn hóa dân tộc.
5. Nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng sản phẩm du lịch, phát triển du lịch theo hướng bền vững và chuyên nghiệp hóa gắn với việc đảm bảo an toàn, an ninh chủ quyền biên giới; kiểm tra giám sát chất lượng, giá cả dịch vụ của các cơ sở kinh doanh du lịch trong Khu du lịch.
6. Cung cấp thông tin, giới thiệu, hướng dẫn thông tin, hình ảnh, các tuyến, điểm, các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch uy tín đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý của Khu du lịch đến du khách; tiếp nhận yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch, phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết kịp thời để bảo vệ quyền lợi du khách.
7. Công khai quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển du lịch của Khu du lịch; quản lý và triển khai thực hiện quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8. Kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong việc khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên, công trình văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và các hành vi khác làm phương hại đến tài nguyên trong Khu du lịch thác Bản Giốc.
Mục 1. BẢO VỆ CẢNH QUAN KHU DU LỊCH
Vùng 1 - Vùng kiểm soát nghiêm ngặt: Tổng diện tích 658 ha, bao gồm: Vùng dọc theo hành lang thoát lũ của dòng sông Quây Sơn (150 ha); vùng cảnh quan khu vực thác Bản Giốc (20 ha); vùng cảnh quan động Ngườm Ngao (13 ha); vùng trong phạm vi cấm xây dựng theo Luật Biên giới Quốc gia, Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và vùng đồi núi cao có cốt cao độ từ +450 m trở lên (475 ha).
Vùng 2 - Vùng hạn chế phát triển: Tổng diện tích 160 ha, bao gồm: Vùng cảnh quan sinh thái nông nghiệp dọc theo bờ sông Quây Sơn và vùng đồng ruộng bậc thang tại các triền đồi, các thung lũng (85 ha); vùng địa hình, địa chất phức tạp có cao độ từ +(365 m ÷ 450 m), độ dốc từ 10% ÷ 30% (72 ha) và vùng xây dựng công trình văn hóa tâm linh (3 ha).
Vùng 3 - Vùng khuyến khích phát triển: Tổng diện tích 182 ha, là các vùng không gian thuận lợi về điều kiện tự nhiên có quỹ đất thuận lợi để xây dựng phát triển hạ tầng du lịch.
1. Nguyên tắc chung: Đảm bảo tính nguyên vẹn giá trị của khu du lịch thác Bản Giốc, đặc biệt là các giá trị đã được Hội đồng UNESCO công nhận và các nội dung tại Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên).
2. Yêu cầu bảo tồn
a) Vùng 1: Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của sông Quây Sơn, thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, khu vực nhà sàn đá Khuổi Ky (xóm Bản Gun Khuổi Ky), Khu vực nhà sàn đá Bản Mom, Khu vực nhà sàn đá xóm Bản Giốc và hệ sinh thái núi rừng đặc trưng. Đây là khu vực phải được bảo tồn nguyên trạng, không được làm thay đổi cảnh quan, địa chất, môi trường, hệ sinh thái và hạn chế tới mức thấp nhất tác động của con người đối với danh thắng. Tuân thủ việc xây dựng các công trình theo Luật Biên giới quốc gia và Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Không xây dựng các công trình kiên cố trong phạm vi hành lang thoát lũ sông Quây Sơn và trong phạm vi cốt cao độ trên +450 m.
b) Vùng 2: Quy hoạch xây dựng các công trình phục vụ du lịch, dịch vụ và văn hóa tâm linh. Khuyến khích xây dựng công trình có phong cách kiến trúc truyền thông bản địa, hài hòa với thiên nhiên và tôn trọng cảnh quan địa hình tự nhiên.
c) Vùng 3: Các hoạt động kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển Khu du lịch phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành và Quy chế này, cam kết các giải pháp bảo đảm không gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường của Khu du lịch thác Bản Giốc.
d) Tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội tại Khu du lịch phải tuân thủ Quy hoạch chung xây dựng và Quy hoạch chi tiết xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc Quy hoạch cụ thể được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, phù hợp với Quy hoạch vùng, ngành và Quy hoạch tổng thể về bảo tồn, phát huy giá trị các danh thắng Khu du lịch.
Điều 6. Bảo vệ môi trường trong khu du lịch
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng và khai thác môi trường nhằm mục đích kinh doanh du lịch thực hiện các nội dung:
a) Các dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoạt động trong Khu du lịch thác Bản Giốc thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường hoặc đăng ký môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản liên quan.
b) Tổ chức thực hiện quy định về bảo vệ môi trường đối với cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch; phát triển cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch thân thiện môi trường; tổ chức thực hiện quy định về khuyến khích giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa trong hoạt động du lịch.
c) Niêm yết nội quy bảo vệ môi trường tại Khu du lịch. Tổ chức phương tiện, hệ thống thu gom, xử lý rác thải, nước thải đúng quy định; có biện pháp phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường; bồi thường thiệt hại do có hành vi gây tổn hại đến môi trường.
2. Việc khai thác nguồn nước nhằm sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh và dịch vụ phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước và có thiết kế theo dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo khai thác và sử dụng lâu bền, hợp lý tài nguyên nước, có tính đến yếu tố bảo vệ môi trường.
3. Tuân thủ các quy định về việc chặt các loại cây trong Khu du lịch, trừ các loại cây bị mối, mọt có nguy cơ gây mất an toàn cho du khách; việc cắt cây, tỉa cành cần có kế hoạch, do cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Các tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp, vì mục đích cải tạo mặt bằng hoặc lý do chính đáng khác muốn chặt, đốn cây phải được cấp có thẩm quyền cho phép. Khuyến khích các tổ chức và cá nhân lập quy hoạch và tổ chức trồng các loại cây, các loại hoa phù hợp trong Khu du lịch.
4. Khách du lịch đến tham quan các điểm trong Khu du lịch chấp hành các nội quy quy định. Giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ tài nguyên du lịch.
Mục 2. QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI KHU DU LỊCH
Điều 7. Quy định chung về hoạt động kinh tế - xã hội tại Khu du lịch
1. Tuân thủ quy định của pháp luật, quy định quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực, Quy chế này và các quy định khác có liên quan.
2. Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh tế - xã hội trong Khu du lịch phải có quy hoạch, dự án, chương trình hoặc phương án hoạt động, đầu tư, quản lý được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành (có ý kiến của Ban Quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt).
3. Giữ gìn cảnh quan, môi trường, hệ sinh thái, địa chất, địa mạo, giá trị văn hóa, lịch sử.
4. Đầu tư trang thiết bị phòng chống thiên tai, cháy nổ và cứu nạn, cứu hộ, bảo vệ môi trường; tổ chức thu gom, xử lý rác thải, nước thải, các chất thải nguy hại; thực hiện các biện pháp chống suy thoái, ô nhiễm môi trường, ứng phó với sự cố môi trường và khắc phục hậu quả do sự cố môi trường gây ra.
5. Khi có sự cố xảy ra, cá nhân, tổ chức có trách nhiệm phải thông báo ngay với các cơ quan chức năng để có biện pháp giải quyết kịp thời và tham gia cứu hộ, cứu nạn.
6. Tuân thủ các quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và thanh toán các khoản tiền dịch vụ (nếu có) theo quy định.
Điều 8. Quản lý và sử dụng đất đai ở khu du lịch
1. Các tổ chức, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp nằm trong phạm vi nêu ở Điều 1 Quy chế này được tiếp tục sử dụng theo hiện trạng, khi có nhu cầu Nhà nước sẽ thu hồi đất và bồi thường tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Việc quản lý và sử dụng đất vào mục đích xây dựng các công trình phát triển du lịch phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt và các quy định hiện hành khác về bảo vệ môi trường, di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.
3. Việc quản lý, sử dụng đất nông, lâm nghiệp trong khu quy hoạch phát triển du lịch được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 và Nghị định số 88/2024/NĐ-CP ngày 15/7/2024 của Chính phủ; việc giao đất, thu hồi đất và cho thuê đất được áp dụng theo quy định của Luật Đất đai năm 2024.
4. Đối với quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng trong phạm vi Khu du lịch, được giao cho Ban Quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc quản lý, các tổ chức, cá nhân không được tự ý lấn chiếm sử dụng; đối với quỹ đất chưa sử dụng trong Khu du lịch, Ủy ban nhân dân huyện Trùng Khánh, Ban Quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc, các Sở, ngành liên quan có trách nhiệm quản lý chặt chẽ theo quy định của Luật Đất đai.
5. Tổ chức và cá nhân đang sử dụng đất trong khu vực quy hoạch du lịch đất đúng mục đích, đúng ranh giới được giao; tuân thủ việc bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến người sử dụng đất xung quanh và tài nguyên đất.
Điều 9. Quản lý đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong Khu du lịch
1. Khu du lịch được xây dựng, phát triển và quản lý đúng Quy hoạch, các dự án đầu tư xây dựng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc quy hoạch, xây dựng công trình tại Khu du lịch phải được thực hiện theo quy định của Luật Di sản văn hóa, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo việc giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích.
3. Đối với các hạng mục công trình trong Khu du lịch khi muốn xây dựng, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp phải được sự tư vấn của cơ quan chuyên môn để tránh phá vỡ cảnh quan chung.
Điều 10: Quản lý sử dụng mặt nước
1. Các hoạt động khai thác mặt nước, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, đảm bảo quy định trong khai thác vùng nước biên giới, phải có các biện pháp bảo vệ các giá trị văn hóa, địa chất, địa mạo, cảnh quan môi trường, hệ sinh thái khu vực thác Bản Giốc; đến hướng của lưu lượng dòng chảy, phải tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành và Quy chế này, có cam kết các giải pháp bảo đảm không gây tác động xấu đến cảnh quan môi trường sinh thái khu vực thác Bản Giốc.
2. Các loại bè, mảng, xuồng cao su... phải neo đậu đúng nơi theo quy định của cơ quan có thẩm quyền, không làm ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch và các hoạt động vui chơi giải trí, nghỉ ngơi của khách du lịch; an toàn người, phương tiện.
Điều 11. Quản lý hoạt động Du lịch
Các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch tại Khu du lịch phải chấp hành đúng các quy định về quyền và nghĩa vụ tại Luật Du lịch, các quy định pháp luật khác có liên quan và các nội dung sau:
1. Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch
a) Các tổ chức, cá nhân khi khai thác các sản phẩm du lịch mới ở Khu du lịch phải phù hợp với quy hoạch chung nhằm bảo vệ cảnh quan môi trường trong khu du lịch.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực du lịch khi đưa du khách quốc tế đến tham quan Khu du lịch phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật hiện hành về xuất, nhập cảnh, lưu trú, đi lại, hoạt động.
- Các hộ sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa tại khu du lịch phải có đủ điều kiện kinh doanh, bán hàng đúng nơi quy định, phải đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, hoạt động theo quy định của pháp luật và quy chế quản lý của Ban quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc. Khi không có nhu cầu kinh doanh, trong vòng 30 ngày phải hoàn trả mặt bằng kinh doanh cho Ban quản lý theo quy định.
- Các hộ kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cơ sở lưu trú du lịch phải đăng ký kinh doanh theo quy định; đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Khuyến khích đăng ký tiêu chuẩn phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch với cơ quan chuyên môn.
b) Các doanh nghiệp du lịch được quyền chủ động hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác để tiến hành các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước để thu hút đầu tư vào Khu du lịch.
c) Các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ: đi bè, mảng, xuồng cao su, thuyền kayak... trên sông Quây Sơn; các hoạt động vui chơi và hoạt động thể thao trên bờ sông phải có đăng ký và được phép của ngành chuyên môn, thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch quy định tại Điều 9 Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thực hiện một số điều của Luật Du lịch, các quy định khác có liên quan của UBND tỉnh Cao Bằng; phổ biến, hướng dẫn cho khách du lịch thực hiện các quy định, biện pháp bảo đảm an toàn khi sử dụng các dịch vụ.
d) Việc tổ chức khai thác danh lam thắng cảnh phục vụ kinh doanh du lịch của các doanh nghiệp phải có đăng ký và được phép của cơ quan quản lý chuyên ngành.
đ) Các điểm, bãi đỗ xe du lịch phải được xây dựng theo quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép. Các phương tiện ra vào bến phải chấp hành theo nội quy bến bãi.
e) Niêm yết công khai theo quy định tên, giá bán các loại hàng hóa, dịch vụ (giá hàng hóa, giá cước vận chuyển khách, giá phòng/buồng nghỉ của cơ sở lưu trú du lịch, giá dịch vụ bè mảng,...); không bán hàng giả, hàng cấm, hàng không đảm bảo chất lượng, số lượng và không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đúng với giá niêm yết và giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
g) Các tổ chức, cá nhân hoạt động dịch vụ du lịch tại Khu du lịch phải ký hợp đồng hoạt động với Ban Quản lý khu du lịch thác Bản Giốc; thanh toán các khoản chi phí theo thỏa thuận tại hợp đồng và chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của Ban Quản lý khu du lịch thác Bản Giốc và các cơ quan, đơn vị chức năng. Ban Quản lý khu du lịch thác Bản Giốc hướng dẫn các tổ chức, cá nhân về thủ tục, hồ sơ ký hợp đồng.
2. Đối với khách du lịch
- Tuân thủ nội quy, quy định tại Khu du lịch; chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực du lịch, đồng thời phải chấp hành tốt Quy chế này.
- Không lợi dụng việc tham quan Khu du lịch để xuất cảnh trái phép qua biên giới, các hành vi gây mất trật tự, ảnh hưởng an ninh chủ quyền lãnh thổ và có các hành vi phá hoại công trình biên giới; cấm lợi dụng việc thuyết minh, hướng dẫn để tuyên truyền, xuyên tạc lịch sử, nói xấu Đảng, Nhà nước, nói xấu chế độ.
- Khách tham quan có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, học tập trong Khu du lịch phải liên hệ với Ban Quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc để được thuyết minh, hướng dẫn; không tự ý viết, vẽ, thêm, bớt các các nội dung hướng dẫn, nội dung thuyết minh được lắp đặt tại các điểm tham quan.
1. Mục tiêu quản lý đối ngoại và hợp tác quốc tế
- Tăng cường quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia, bao gồm Trung Quốc, trong việc bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên du lịch tại khu vực thác Bản Giốc (Đức Thiên).
- Thúc đẩy giao lưu văn hóa, kinh tế và du lịch giữa Việt Nam và các nước, góp phần xây dựng mối quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu dài.
- Đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các nội dung trong Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên), cũng như các thỏa thuận quốc tế khác liên quan đến khu vực.
2. Nguyên tắc thực hiện hợp tác quốc tế
- Các hoạt động hợp tác quốc tế thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện và các bên đều có lợi nhưng cùng mục đích chung là bảo vệ, phát huy các giá trị tài nguyên du lịch thác Bản Giốc. Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, các điều khoản trong Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên) và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
- Bảo đảm chủ quyền, lợi ích quốc gia và an ninh biên giới trong mọi hoạt động hợp tác quốc tế. Đề cao tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi trong quan hệ hợp tác với các nước.
3. Quản lý hoạt động đưa, đón khách du lịch qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc)
- Du khách Việt Nam, Trung Quốc có nhu cầu tham quan Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) phía đối diện phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát; đi đúng địa điểm, đủ các loại giấy tờ theo quy định; tuân thủ quy định của khu cảnh quan, không gây rối trật tự công cộng, xâm phạm tài sản, cảnh quan tự nhiên, không mang theo hàng hóa cấm, chất cấm hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật.
- Các đơn vị lữ hành phải đủ các điều kiện thực hiện hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế theo quy định; ký kết hợp đồng hợp tác với các đối tác lữ hành được cấp phép của nước bạn; ký kết với Ban Quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc về các nội dung liên quan đến hoạt động đưa đón khách du lịch qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc).
- Đảm bảo các dịch vụ đưa đón khách an toàn, chuyên nghiệp; phổ biến và hướng dẫn khách tuân thủ các quy định pháp luật, an ninh biên giới và các quy định bảo vệ môi trường. Báo cáo kịp thời về các sự cố phát sinh trong quá trình hoạt động. Nộp đầy đủ các khoản phí liên quan (nếu có) theo quy định.
- Phương tiện vận chuyển phải được kiểm định chất lượng và đăng ký hoạt động tại cơ quan chức năng; lái xe phải có đầy đủ các điều kiện để vận hành xe và được đào tạo về quy tắc biên giới, kỹ năng xử lý các tình huống; tuân thủ lịch trình và tuyến đường đã được phê duyệt.
Điều 13. Quy định về an ninh trật tự, an toàn cho du khách
1. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch chấp hành đầy đủ các quy định về công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn cho du khách.
2. Niêm yết công khai số điện thoại đường dây nóng du lịch; tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch thuộc phạm vi, thẩm quyền xử lý.
3. Ngăn chặn kịp thời các tệ nạn xã hội, không mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép chất cấm; tổ chức các loại hình chứa chấp, môi giới, mua bán dâm; kinh doanh, phổ biến văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành; hoạt động mê tín dị đoan và các hành vi trái với thuần phong mỹ tục của địa phương làm ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch; không sử dụng trái phép vũ khí, công cụ hỗ trợ, vật liệu nổ, các chất dễ cháy, chất độc, chất phóng xạ và các hoạt động trái pháp luật khác trong Khu du lịch.
4. Kiểm soát và không để xảy ra tình trạng bán hàng rong, chèo kéo, gian lận... làm ảnh hưởng đến mỹ quan và hình ảnh du lịch Khu du lịch.
5. Xây dựng kế hoạch, phương án, bố trí lực lượng, trang bị đầy đủ các phương tiện và đảm bảo các điều kiện cần thiết phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, công tác cứu hộ, cứu nạn đảm bảo an toàn cho khách du lịch; thường xuyên tuần tra, kiểm soát, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRONG QUẢN LÝ KHU DU LỊCH
Điều 14. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh
1. Chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, cơ quan chức năng thực hiện tốt:
a) Công tác quản lý Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng trong tổng thể Quy hoạch tỉnh Cao Bằng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch thác Bản Giốc và Quy hoạch chi tiết khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng; Công tác quản lý tài nguyên du lịch, bảo vệ, tôn tạo, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch, xây dựng môi trường du lịch xanh - sạch - đẹp tại Khu du lịch thác Bản Giốc.
b) Công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại vùng quy hoạch phát triển theo quy định của pháp luật.
c) Công tác quản lý đối với các dự án đầu tư phát triển du lịch tại vùng quy hoạch phát triển theo đúng quy hoạch và phương án phát triển du lịch đã được phê duyệt.
d) Công tác quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương; tài nguyên thiên nhiên phục vụ khách du lịch.
đ) Công tác tuyên truyền, phổ biến cho các tổ chức, cá nhân đang cư trú, hoạt động kinh doanh, đầu tư trong Khu du lịch biết, chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về cư trú, bảo đảm an ninh quốc phòng, bảo vệ cảnh quan môi trường và tài nguyên du lịch.
e) Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm tại Khu du lịch. Trường hợp vượt thẩm quyền, các Sở, Ban, ngành, cơ quan chức năng phải báo cáo UBND tỉnh để xử lý, giải quyết.
2. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan của Trung ương chỉ đạo thực hiện Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên).
3. Tham mưu, đề xuất Chính phủ có cơ chế, chính sách đặc thù thu hút đầu tư phát triển vào Khu du lịch thác Bản Giốc.
Điều 15. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan:
- Chủ động xây dựng phương án quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên, di sản văn hóa tại Khu du lịch thác Bản Giốc; quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch; xây dựng các tiêu chí, điều kiện hoạt động kinh tế - xã hội theo ngành, lĩnh vực nhằm cụ thể hóa Quy hoạch chung khu du lịch thác Bản Giốc đã được Chính phủ phê duyệt.
- Phối hợp trong công tác quản lý quy hoạch, điều chỉnh, mở rộng quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực địa và phạm vi Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên).
- Phối hợp đảm bảo an ninh trật tự, an ninh biên giới, chủ quyền lãnh thổ, xử lý các hoạt động vi phạm tại khu du lịch thác Bản Giốc. Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện Quy chế quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc và các quy định khác có liên quan.
- Phối hợp với các ngành chức năng thẩm định các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại khu du lịch thác Bản Giốc; phối hợp trong việc triển khai Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên).
- Nghiên cứu, tham mưu các loại phí, giá hàng hóa, dịch vụ tại Khu du lịch thác Bản Giốc trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành theo quy định hiện hành.
- Xây dựng Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê theo quy định Luật quản lý tài sản công đối với khu thác Bản Giốc và khu động Ngườm Ngao.
b) Chỉ đạo Ban Quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc:
- Thực hiện việc bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch, quản lý, khai thác hoạt động du lịch trong Khu du lịch; xây dựng hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn, điểm cung cấp thông tin phục vụ khách du lịch; các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng các nội quy, quy chế quản lý và bảo vệ tài nguyên Khu du lịch thác Bản Giốc, bảo vệ môi trường khu du lịch; tham mưu cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất quản lý mọi hoạt động đầu tư phát triển, bảo tồn di tích danh thắng, bảo vệ môi trường và phát huy giá trị Khu du lịch thác Bản Giốc.
- Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát nội dung, tiến độ thực hiện các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phát hiện, đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền các dự án đầu tư không đúng với quy hoạch hoặc có tác động tiêu cực đến cảnh quan môi trường.
- Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch theo quy định của pháp luật hiện hành đối với mỗi ngành nghề kinh doanh. Kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch và các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác.
- Quản lý các đơn vị lữ hành nội địa và quốc tế tổ chức hoạt động trao đổi khách theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động của hướng dẫn viên, khách du lịch trong Khu du lịch.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch đầu tư công từ nguồn thu hợp pháp để đầu tư của Ban Quản lý Khu du lịch Thác Bản Giốc theo quy định; tham mưu xây dựng kế hoạch đầu tư và thu hút đầu tư để hình thành hệ thống dịch vụ du lịch đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của du khách; phương án kinh doanh cho các hộ dân có đất trong chỉ giới bị thu hồi tại khu du lịch thác Bản Giốc...
- Tham mưu, đề xuất phương án quản lý, quy hoạch phát triển Khu du lịch để làm tốt công tác quản lý, phát triển kinh tế - xã hội, hợp tác đối ngoại, gắn liền với công tác đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, an toàn cho du khách...
Điều 16. Trách nhiệm của các sở, ngành trong công tác quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc
Các Sở, ngành: Ngoại vụ, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Thông tin và Truyền thông, Công an, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Hải quan,... có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực phụ trách của ngành, đồng thời phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Đảm bảo công tác đối ngoại, tổ chức tốt việc triển khai Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên); tăng cường công tác tuyên truyền, duy trì thực hiện nghiêm 03 văn kiện pháp lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc tại Khu du lịch thác Bản Giốc.
2. Triển khai thực hiện các quy hoạch chi tiết khi có yêu cầu, trên cơ sở cụ thể hóa Quy hoạch chung xây dựng khu du lịch thác Bản Giốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tham mưu điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng khu Trung tâm du lịch thác Bản Giốc, phù hợp với thực địa và phạm vi của Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên).
3. Đảm bảo công tác an ninh quốc gia, an ninh biên giới, chủ quyền lãnh thổ; trật tự an toàn xã hội, an ninh du lịch, làm tốt công tác quản lý xuất, nhập cảnh, lưu trú người nước ngoài, chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện các hành vi lừa đảo, gian lận thương mại. Tiến hành xử lý các hành vi vi phạm tại khu vực biên giới theo phạm vi, chức năng quản lý.
4. Phối hợp thực hiện tốt công tác quản lý các dịch vụ kinh doanh du lịch. Thẩm định các dự án phát triển kinh tế - xã hội tại Khu du lịch thác Bản Giốc; chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan trình, thẩm định các dự án kinh tế - xã hội thuộc ngành mình quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ, khai thác tài nguyên Khu du lịch thác Bản Giốc.
5. Thực hiện tốt công tác tham mưu xúc tiến, thu hút đầu tư du lịch; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, phục vụ phát triển Khu du lịch thác Bản Giốc; triển khai hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi ngành quản lý thực hiện Quy chế quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc và các quy định liên quan của Nhà nước.
6. Kiểm tra định kỳ, đột xuất các hoạt động kinh tế - xã hội tại Khu du lịch thác Bản Giốc thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý để đảm bảo thực hiện tốt quy định về chuyên môn và Quy chế quản lý khu du lịch.
Điều 17. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện: Trùng Khánh, Hạ Lang
1. Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế - xã hội thuộc địa bàn quản lý có liên quan đến Khu du lịch thác Bản Giốc theo Quy chế này.
2. Làm tốt công tác phối hợp với phía Trung Quốc trong công tác quản lý biên giới, xây dựng công trình biên giới; phối hợp trao đổi, thống nhất phương án xây dựng các công trình biên giới theo Hiệp định về Quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên).
3. Phối hợp với Sở Văn hóa và Du lịch, các đơn vị liên quan tuyên truyền, giáo dục cộng đồng dân cư tham gia bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc; chấp hành các quy định của pháp luật, xây dựng, bảo vệ cảnh quan, môi trường khu du lịch thác Bản Giốc, không lấn chiếm bán hàng gây mất mỹ quan Khu du lịch, hướng dẫn bà con định hướng đầu tư kinh doanh, đa dạng hóa ngành nghề để phát triển kinh tế gia đình cũng như góp phần phát triển kinh tế chung của Khu du lịch.
Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc quản lý, bảo vệ, bảo tồn, khai thác Khu du lịch thác Bản Giốc, có sáng kiến đặc sắc góp phần phát triển khu du lịch cũng như việc hợp tác triển khai Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc) sẽ được biểu dương, khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Quy chế này và các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan đến Khu du lịch thác Bản Giốc tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo pháp luật hiện hành.
Điều 20. Tất cả các hoạt động khai thác tài nguyên Khu du lịch thác Bản Giốc (bao gồm các dự án phát triển kinh tế - xã hội) đã và đang thực hiện nếu chưa phù hợp với các quy định tại Quy chế này thì các tổ chức, cá nhân (chủ các dự án) phải tiến hành xem xét, điều chỉnh lại và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày Quy chế mới có hiệu lực thi hành.
Điều 21. Các ngành, địa phương có liên quan căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình theo ngành, lĩnh vực và địa phương để triển khai thực hiện Quy chế này phù hợp với tình hình thực tế của ngành, lĩnh vực, địa phương.
Điều 22. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan và các đoàn thể hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có những điều chưa phù hợp, các tổ chức, cá nhân phản ánh cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung./.