Quyết định 1098/QĐ-UBND năm 2025 về Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Bình Dương giai đoạn 2025-2030
Số hiệu | 1098/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 21/04/2025 |
Ngày có hiệu lực | 21/04/2025 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Bùi Minh Thạnh |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 1098/QĐ-UBND |
Bình Dương, ngày 21 tháng 4 năm 2025 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2025 - 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 2 năm 2025;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1973/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 790/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư 07/2025/TT-BTNMT ngày 28 tháng 02 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Thực hiện Thông báo số 63/TB-UBND ngày 27/02/2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh lần thứ 84 khóa X;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) tại Tờ trình số 41/TTr-STNMT ngày 24/01/2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2025 - 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc: Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Công thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2025-2030
(Kèm theo Quyết định
số: 1098/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỈNH BÌNH DƯƠNG
Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng môi trường không khí tỉnh Bình Dương có sự khác biệt giữa các khu vực đô thị, công nghiệp, nông thôn và biến động theo mùa (tăng vào mùa khô và giảm vào mùa mưa) nhưng nhìn chung đang ở mức khá tốt và giữ ổn định qua các năm. Trong một số thời điểm, tại một số vị trí, chất lượng không khí bị ô nhiễm bụi. Chất lượng môi trường không khí tại các khu vực như sau:
- Chất lượng môi trường không khí khu vực đô thị: giá trị nồng độ các thông số tổng bụi lơ lửng (TSP), bụi PM10, bụi PM2.5, SO2, NO2, CO, Pb hầu hết đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép của quy chuẩn. Các khu vực gần trục giao thông có nồng độ các thông số ô nhiễm cao hơn khu vực dân cư, một số khu vực có mật độ giao thông cao (ngã tư Miếu Ông Cù, ngã tư Cầu Ông Bố, vòng xoay An Phú) bị ô nhiễm bụi vào một số giờ cao điểm, nồng độ bụi vượt quy chuẩn từ 1,2 - 1,5 lần.
- Chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực sản xuất công nghiệp: giá trị nồng độ các thông số tổng bụi lơ lửng (TSP), bụi PM10, bụi PM2.5, SO2, NO2, CO, Pb đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép của quy chuẩn. Do phần lớn các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thu hút các ngành nghề ít gây ô nhiễm môi trường không khí. Tại các khu vực khai thác và chế biến đá xây dựng như các mỏ đá Thường Tân, Tân Mỹ huyện Bắc Tân Uyên, mỏ đá Tam Lập của huyện Phú Giáo bị ô nhiễm bụi lơ lửng nhẹ, hàm lượng bụi vượt quy chuẩn 1,1 - 1,3 lần.
- Chất lượng môi trường không khí khu vực nông thôn: giá trị nồng độ các thông số tổng bụi lơ lửng (TSP), bụi PM10, bụi PM2.5, SO2, NO2, CO, Pb đều thấp hơn quy chuẩn cho phép nhiều lần.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 1098/QĐ-UBND |
Bình Dương, ngày 21 tháng 4 năm 2025 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2025 - 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 2 năm 2025;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2025 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Quyết định số 1973/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 790/QĐ-TTg ngày 03 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư 07/2025/TT-BTNMT ngày 28 tháng 02 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Thực hiện Thông báo số 63/TB-UBND ngày 27/02/2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh lần thứ 84 khóa X;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (nay là Sở Nông nghiệp và Môi trường) tại Tờ trình số 41/TTr-STNMT ngày 24/01/2025.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2025 - 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc: Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Công thương; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KẾ HOẠCH
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG
KHÍ TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2025-2030
(Kèm theo Quyết định
số: 1098/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
I. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỈNH BÌNH DƯƠNG
Kết quả quan trắc cho thấy chất lượng môi trường không khí tỉnh Bình Dương có sự khác biệt giữa các khu vực đô thị, công nghiệp, nông thôn và biến động theo mùa (tăng vào mùa khô và giảm vào mùa mưa) nhưng nhìn chung đang ở mức khá tốt và giữ ổn định qua các năm. Trong một số thời điểm, tại một số vị trí, chất lượng không khí bị ô nhiễm bụi. Chất lượng môi trường không khí tại các khu vực như sau:
- Chất lượng môi trường không khí khu vực đô thị: giá trị nồng độ các thông số tổng bụi lơ lửng (TSP), bụi PM10, bụi PM2.5, SO2, NO2, CO, Pb hầu hết đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép của quy chuẩn. Các khu vực gần trục giao thông có nồng độ các thông số ô nhiễm cao hơn khu vực dân cư, một số khu vực có mật độ giao thông cao (ngã tư Miếu Ông Cù, ngã tư Cầu Ông Bố, vòng xoay An Phú) bị ô nhiễm bụi vào một số giờ cao điểm, nồng độ bụi vượt quy chuẩn từ 1,2 - 1,5 lần.
- Chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực sản xuất công nghiệp: giá trị nồng độ các thông số tổng bụi lơ lửng (TSP), bụi PM10, bụi PM2.5, SO2, NO2, CO, Pb đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép của quy chuẩn. Do phần lớn các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thu hút các ngành nghề ít gây ô nhiễm môi trường không khí. Tại các khu vực khai thác và chế biến đá xây dựng như các mỏ đá Thường Tân, Tân Mỹ huyện Bắc Tân Uyên, mỏ đá Tam Lập của huyện Phú Giáo bị ô nhiễm bụi lơ lửng nhẹ, hàm lượng bụi vượt quy chuẩn 1,1 - 1,3 lần.
- Chất lượng môi trường không khí khu vực nông thôn: giá trị nồng độ các thông số tổng bụi lơ lửng (TSP), bụi PM10, bụi PM2.5, SO2, NO2, CO, Pb đều thấp hơn quy chuẩn cho phép nhiều lần.
(Kết quả quan trắc chất lượng không khí qua các năm từ năm 2020 - 2024 được thể hiện chi tiết trên các biểu đồ nêu tại Phụ lục I).
II. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
2.1. Đánh giá công tác quản lý chất lượng môi trường không khí
2.1.1. Công tác xây dựng thể chế, chính sách và các giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí
a. Xây dựng thể chế, chính sách
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đồng thời thực hiện Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025 và Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18 tháng 1 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí, tỉnh Bình Dương đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật và nhiều chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất lượng môi trường không khí nói riêng, cụ thể:
- Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 22/2023/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Kế hoạch bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1354/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2021 và Kế hoạch điều chỉnh tại Quyết định số 2218/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 430/QĐ-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2023 - 2030 số 3961/KH-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Văn bản số 288/UBND-KT ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
- Đề án cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 2533/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Quyết định số 3210/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án “Điều tra, đánh giá thực trạng hoạt động và đề xuất các cơ chế chính sách hỗ trợ các Doanh nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở địa bàn phía Nam chuyển đổi công năng, di dời vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tỉnh Bình Dương”.
- Văn bản số 12/UBND-KT ngày 05 tháng 01 năm 2021 về việc tiếp tục tăng cường kiểm soát ô nhiễm không khí và xử lý triệt để các điểm nóng về ô nhiễm bụi, khí thải.
- Văn bản số 3837/UBND-KT ngày 09 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện kết quả Đề án “Xây dựng bản đồ thảm phủ thực vật tỉnh Bình Dương”.
- Kế hoạch số 4304/KH-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường tiết kiệm điện, góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm khí nhà kính, bảo vệ môi trường.
- Kế hoạch số 3800/KH-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giải phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
b. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường
Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trong thời gian qua được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú phù hợp với từng loại đối tượng nên đã đem lại những hiệu quả thiết thực. Đặc biệt, tỉnh đã củng cố, kiện toàn và tăng cường đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và các đội tuyên truyền các cấp trở thành hạt nhân, nòng cốt trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong 5 năm qua, tỉnh Bình Dương đã tổ chức hơn 20 lớp tập huấn kiến thức về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu cho hơn 2.000 lượt cán bộ, công chức làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường cấp huyện và cấp xã, cán bộ tuyên truyền của các tổ chức đoàn thể; tổ chức nhiều hội nghị triển khai Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thi hành luật cho cán bộ, công chức các ngành, các cấp và cho hơn 15.000 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tổ chức hơn 100 lớp tập huấn về ứng phó với biến đổi khí hậu, tiết kiệm năng lượng, phân loại chất thải rắn tại nguồn và bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư; tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày môi trường thế giới, Ngày khí tượng Thế giới, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Giờ trái đất hàng năm[1]; tổ chức tuyên dương, vinh danh các doanh nghiệp, cá nhân, cộng đồng có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường thông qua việc công bố Sách Xanh hoặc xét tặng Giải thưởng môi trường Bình Dương; duy trì chuyên mục tài nguyên và môi trường hàng tuần trên Đài Phát thanh và truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương, Báo Tài nguyên và Môi trường,...Từ đó góp phần tích cực cho việc nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, các sở, ban, ngành khác như: Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Xây dựng, Ban Quản lý các khu công nghiệp và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố cũng tổ chức nhiều chương trình tuyên truyền, phổ biến các nội dung liên quan đến bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường không khí nói riêng theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
c. Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí:
- Phòng ngừa ô nhiễm không khí: Trong thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm và giải quyết hài hòa giữa việc phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường và hướng tới nền kinh tế xanh, trung hoà các-bon như: thu hút các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng; hạn chế đầu tư tối đa các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm cao, các dự án không đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường; thu hút các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp có hạ tầng môi trường hoàn chỉnh, không thu hút hoặc cho phép mở rộng các dự án nằm đan xen trong khu dân cư. Đồng thời, tỉnh tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả đánh giá tác động môi trường, chú trọng chất lượng trong công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như: mời các chuyên gia đầu ngành có nhiều kinh nghiệm tham gia phản biện, góp ý cho các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường; kiên quyết không thông qua các dự án mà chủ đầu tư chưa có biện pháp kiểm soát chất thải phù hợp; những dự án có lưu lượng khí thải lớn hoặc có khả năng xảy ra sự cố thì phải có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố kèm theo.
- Kiểm soát ô nhiễm không khí: Nhiều biện pháp nhằm kiểm soát và hạn chế phát thải gây ô nhiễm môi trường không khí đã được thực hiện trong thời gian qua như:
+ Kiểm soát chặt chẽ các nguồn phát thải điểm từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thông qua việc: Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường với các cơ sở sản xuất có lưu lượng phát sinh khí thải lớn và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; giám sát hoạt động xả khí thải thông qua hệ thống quan trắc khí thải tự động và báo cáo quan trắc định kỳ (hiện nay có 38 cơ sở có hệ thống quan trắc khí thải tự động); khuyến khích các cơ sở sản xuất sử dụng nhiên liệu tái tạo và nhiên liệu sinh khối thay thế nhiên liệu hoá thạch nhằm giảm ô nhiễm không khí và giảm phát thải khí nhà kính; chuyển đổi các lò gạch thủ công sang lò gạch tuynel để tiết kiệm năng lượng nhiên liệu và hạn chế ô nhiễm môi trường không khí; thực hiện di dời các sở sản xuất nằm xen lẫn trong khu vực đông dân cư, không đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường hoặc không đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo phân vùng môi trường.
+ Hạn chế và giảm thiểu phát sinh khí thải từ các nguồn diện và nguồn di động như: Thực hiện điều tiết, phân luồng giao thông nhằm giảm ùn tắc giao thông tại các giao lộ lớn; kiểm soát chặt chẽ việc kiểm định các phương tiện giao thông theo tiêu chuẩn quy định, không lưu hành những xe hết niên hạn sử dụng, xử lý những trường hợp chở nguyên liệu quá tải trọng cho phép, rơi vãi ra đường; duy trì thường xuyên các hoạt động phun nước, rửa đường tại các trục, tuyến đường giao thông chính để hạn chế bụi phát tán; phát triển các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường như xe máy điện, ô tô điện và hệ thống giao thông công cộng; khuyến khích các phương tiện vận chuyển, nhất là phương tiện vận chuyển công cộng sử dụng nhiên liệu khí hoá lỏng, xăng sinh học thay thế nhiên liệu hoá thạch; khuyến khích các hộ dân, nhà hàng, quán ăn sử dụng nhiên liệu sạch trong đun nấu; các sinh khối, phụ phẩm nông nghiệp được hướng dẫn thu gom, xử lý theo quy định; thu hồi khí thải từ các ô chôn lấp tại khu xử lý chất thải để đốt chạy máy phát điện, đồng thời chuyển đổi công nghệ xử lý chôn lấp sang đốt chất thải thu hồi năng lượng chạy máy phát điện; các trang trại chăn nuôi chuyển sang mô hình trại lạnh và có hệ thống xử lý chất thải biogas nhằm giảm thiểu phát sinh khí thải và mùi hôi; hạn chế và không cấp giấy phép mở rộng cho các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Tích cực giải quyết kiến nghị, phản ánh về môi trường: Thiết lập hệ thống đường dây nóng để tiếp nhận kiến nghị, phản ánh về ô nhiễm môi trường (trong đó có môi trường không khí) đặt tại Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn nhằm phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề, điểm nóng về môi trường phát sinh trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường.
2.1.2 Hiệu quả của các giải pháp quản lý chất lượng không khí đang được triển khai
Trong thời gian qua, tỉnh đã quan tâm thực hiện các giải pháp về quản lý chất lượng môi trường không khí và đạt được được một số kết quả như sau:
- Chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh khá tốt, không có sự thay đổi qua các năm, nồng độ các chất ô nhiễm không khí tại các vị trí quan trắc định kỳ đều nằm trong quy chuẩn cho phép;.
- Kiểm soát được các nguồn phát sinh khí thải công nghiệp, đặc biệt các nguồn phát sinh khí thải lớn được kiểm soát chặt chẽ qua hệ thống quan trắc khí thải tự động.
- Nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động giao thông, xây dựng, sinh hoạt, kết hợp với các giải pháp thực hiện tăng trưởng xanh đã được triển khai thực hiện.
- 99.8% chất thải rắn sinh hoạt và 100% chất thải chăn nuôi đã được thu gom xử lý theo quy định, góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí và giảm thiểu phát sinh khí nhà kính quản lý.
- Hoạt động xây dựng các công trình hạ tầng, giao thông, dân sinh được các sở, ngành giám sát chặt chẽ, đặc biệt là giảm thiểu bụi, khí thải; xử lý vi phạm với các hành vi xây dựng mà không che chắn công trình, phương tiện vận chuyển vật liệu, phế thải xây dựng.
2.1.3 Các vấn đề bất cập, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng không khí
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý chất lượng môi trường không khí vẫn còn những bất cập tồn tại như:
- Một số khu vực có mật độ giao thông cao có lúc, có thời điểm còn bị ô nhiễm bụi tổng, PM10 và PM2.5.
- Việc đầu tư xây dựng, lắp đặt các trạm quan trắc không khí tự động, liên tục còn chậm, gây khó khăn trong việc đánh giá và tính toán chỉ số chất lượng môi trường không khí (AQI).
- Nguồn lực đầu tư cho các hoạt động kiểm soát, phòng ngừa ô nhiễm môi trường không khí còn hạn chế nên việc cắt giảm ô nhiễm không khí nhất là ô nhiễm nguồn diện chưa nhiều.
- Cơ chế chính sách tiếp cận hỗ trợ chuyển đổi công nghệ xử lý khí thải, chuyển đổi nhiên liệu đốt, sử dụng năng lượng tái tạo, tận dụng nhiệt, tái sử dụng chất thải hướng tới kinh tế tuần hoàn, các-bon thấp còn ít và chưa cụ thể.
- Việc rà soát, di dời các cơ sở sản xuất xen lẫn trong các khu dân cư, đô thị vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp còn chậm, chưa cải thiện được chất lượng môi trường không khí tại các đô thị.
- Sự tham gia của cộng đồng với bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường không khí nói riêng có nhiều chuyển biến nhưng chưa nhiều; tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện công cộng chưa cao; việc chuyển từ phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng nhiên liệu sinh học và điện còn chậm; việc sử dụng gạch không nung cho xây dựng nhà ở trong dân cư còn ít.
2.1.4. Hiện trạng hệ thống quan trắc chất lượng môi trường không khí
Hiện trạng quan trắc chất lượng môi trường không khí tỉnh Bình Dương được thực hiện theo Quyết định số 3957/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo Quy hoạch tỉnh Bình Dương, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 ban hành tại Quyết định số 790/QĐ-TTg ngày 3 tháng 8 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
a. Chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí định kỳ:
- Số vị trí quan trắc: 29 điểm;
- Thông số quan trắc: 20 thông số (Độ ẩm, nhiệt độ, áp suất khí quyển, tốc độ gió, hướng gió, tiếng ồn, CO, SO2, NO2, Bụi TSP, Bụi PM10, Bụi PM2.5, O3, H2S, NH3, Benzen, Toluen, Xylen, Styren, Chì (Pb) và các hợp chất (tính theo chì).
- Tần suất quan trắc: 12 đợt/năm.
b. Chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí tự động:
Hiện nay, tỉnh Bình Dương 01 Trạm quan môi trường trắc không khí tự động, liên tục tại trường THPT chuyên Hùng Vương do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý, vận hành. Tỉnh đang chuẩn bị đầu tư lắp đặt 10 Trạm quan trắc môi trường không khí tự động và dự kiến cuối năm 2025 đưa vào hoạt động.
c. Chương trình quan trắc khí thải tự động tại các doanh nghiệp
- Số vị trí quan trắc: 38 nguồn thải.
- Thông số quan trắc: CO2, bụi, NOx, SO2, O2, áp suất, lưu lượng, nhiệt độ và các thông số đặc trưng khác theo từng ngành nghề;
- Tần suất quan trắc: Quan trắc liên tục, 1 phút/1 dữ liệu.
2.2. Xác định, đánh giá các nguồn phát thải khí thải chính và kết quả kiểm kê của các nguồn thải
2.2.1. Phát thải nguồn điểm
Theo số liệu điều tra và kiểm kê cho thấy trên địa bàn tỉnh Bình Dương có khoảng 9.000 nguồn thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và các cơ sở xử lý chất thải, kết quả kiểm kê phát thải cho thấy tổng tải lượng bụi và khí thải phát sinh từ các nguồn điểm là:
- Bụi PM10 là 2.842,50 tấn/năm;
- PM2.5 là 1.064,61 tấn/năm;
- SO2 là 16.055,27 tấn/năm;
- CO là 26.709,23 tấn/năm,
- NOx là 32.213,38 tấn/năm.
2.2.2. Phát thải nguồn di động
Nguồn phát thải di động trên địa bàn tỉnh do hoạt động của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe tải nặng, xe tải nhẹ, xe container, xe buýt, xe khách, xe ô tô, xe máy), các phương tiện giao thông đường thủy (tàu thủy, xà lan) và phương tiện giao thông đường sắt (tàu hoả). Hiện nay, hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương có tổng chiều dài khoảng 8.401,83 km, mạng lưới đường thủy nội địa có tổng chiều dài 402,1 km với gồm nhiều cảng và bến thủy nội địa (Cảng tổng hợp Bình Dương, cảng Thạch Phước trên sông Đồng Nai, cảng Bà Lụa, cảng An Sơn trên sông Sài Gòn và có 65 bến hàng hóa và 19 bến khách), tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua địa phận tỉnh Bình Dương dài 8,6 km, nằm trên địa bàn Thành phố Dĩ An với 02 nhà ga Ga Sóng Thần và Ga Dĩ An.
Kết quả kiểm kê cho thấy hoạt động đường bộ là nguồn phát thải các chất ô nhiễm không khí di động, chiếm 90% tải lượng các chất ô nhiễm từ các nguồn phát thải di động, hoạt động giao thông đường thủy và đường sắt có tải lượng phát thải thấp, chiếm gần 10% tải lượng các chất ô nhiễm từ các nguồn phát thải di động. Tổng tải lượng bụi và khí thải của các nguồn di động phát sinh ước tính:
- Bụi PM10 là 4.046 tấn/năm;
- PM2.5 là 3.563 tấn/năm;
- SO2 là 1.301 tấn/năm;
- CO là 458.556 tấn/năm,
- NOx là 56.337 tấn/năm;
- HC là 31.405 tấn/năm.
2.2.3. Phát thải nguồn diện
Phát thải chất ô nhiễm không khí nguồn diện trên địa bàn tỉnh chủ yếu là khí thải từ hoạt động nấu ăn của các hộ dân, quán ăn, nhà hàng; hoạt động đốt hở rác và phụ phẩm nông nghiệp tại khu vực nông thôn; hoạt động khai thác khoáng sản; các bãi chôn lấp chất thải rắn tại Khu xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương. Kết quả kiểm kê cho thấy tổng tải lượng bụi và khí thải của các nguồn diện trên địa bàn tỉnh như sau:
- Bụi PM10 là 886,4 tấn/năm;
- PM2.5 là 226,03 tấn/năm;
- SO2 là 252,95 tấn/năm;
- CO là 2.304,01 tấn/năm;
- NOx là 525,37 tấn/năm.
2.2.4. Tổng hợp kết quả kiểm kê các nguồn phát thải ô nhiễm không khí:
Kết quả điều tra và kiểm kê cho thấy tổng tải lượng của các nguồn ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh như sau:
- Bụi PM10 là 7.774,90 tấn/năm;
- PM2.5 là 4.853,64 tấn/năm;
- SO2 là 17.609,22 tấn/năm;
- CO là 487.569,24 tấn/năm, NOx là 89.115,75 tấn/năm
(Kết quả tổng hợp kiểm kê các nguồn khí thải chi tiết tại Phụ lục II).
2.3. Mô hình hóa chất lượng môi trường không khí
Hệ thống mô hình khí tượng - chất lượng không khí 3D (WRF - CMAQ) và công cụ GIS được sử dụng để xây dựng bản đồ phân bố nồng độ ô nhiễm không khí trong không gian trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo 3 kịch bản: (1) Kịch bản hiện trạng: theo số liệu khí tượng và kết quả kiểm kê phát thải tính cho năm nền 2022; (2) Kịch bản phát thải cao: theo số liệu phát thải tính cho năm 2030 trên cơ sở các dữ liệu và tài liệu quy hoạch đến năm 2030 của tỉnh Bình Dương và mức tăng nhiệt độ 1,4°C theo kịch bản biến đổi khí hậu tương lai RCP8.5; (3) Kịch bản phát thải thấp: theo số liệu phát thải tính cho năm 2030 kịch bản phát thải thấp và mức tăng nhiệt độ 0,7°C kịch bản biến đổi khí hậu tương lai RCP4.5. Kết quả như sau:
2.3.1. Đối với kịch bản hiện trạng nền năm 2022
Kết quả mô phỏng cho thấy chất lượng không khí tại các khu vực trên địa bàn tỉnh cơ bản đạt quy chuẩn cho phép về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2023/BTNMT. Tuy nhiên, một số khu vực gần các nút giao thông có mật độ phương tiện giao thông cao như: vòng xoay An Phú, ngã tư Miếu Ông Cù,... một số thời điểm nồng độ bụi vượt quy chuẩn lên đến 1,2 - 1,5 lần.
2.3.2. Đối với kịch bản phát thải đến năm 2030
a. Theo kịch bản phát thải cao:
Chất lượng không khí tại các khu vực trên địa bàn tỉnh nhìn chung vẫn chưa vượt quy chuẩn cho phép về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2023/BTNMT. Tuy nhiên, vào một số thời điểm thì các khu vực gần các nút giao thông lớn (Đường Mỹ Phước Tân Vạn - Thủ Dầu Một, vòng xoay An Phú, đường Vành đai 3, đường Vành đai 4, ngã tư Miếu Ông Cù,...), các khu vực đô thị phía Nam (Ủy ban nhân dân thành phố Dĩ An, Thuận An,...), các khu vực công nghiệp (Khu công nghiệp Sóng Thần II, Khu công nghiệp Mỹ Phước I & II, Khu công nghiệp Bàu Bàng, Khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng, Khu công nghiệp Đất Cuốc), các khu vực thác đá Thường Tân, Tân Mỹ của huyện Bắc Tân Uyên,... có thể bị ô nhiễm bụi, nồng độ bụi vượt quy chuẩn lên đến 1.5 - 2.5 lần.
b. Theo kịch bản phát thải thấp
Chất lượng không khí tại các khu vực trên địa bàn tỉnh nằm trong quy chuẩn cho phép về chất lượng không khí xung quanh QCVN 05:2023/BTNMT. Tuy nhiên, vào một số thời điểm thì một số khu vực có thể bị ô nhiễm bụi nhẹ như các khu vực gần các nút giao thông lớn (Đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đường Vành đai 4, vòng xoay An Phú, ngã tư Miếu Ông Cù,...), các khu vực khai thác đá Thường Tân, Tân Mỹ của huyện Bắc Tân Uyên, nồng độ bụi vượt quy chuẩn lên đến 1.1 - 1.5 lần.
Với cả 3 kịch bản các thông số ô nhiễm còn lại (NO2, SO2, CO, O3, Pb) đều có nồng độ thấp hơn so với quy chuẩn cho phép.
(Kết quả mô phỏng các nguồn khí thải chi tiết tại Phụ lục III).
III. PHÂN TÍCH, NHẬN ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
1. Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và các nguồn phát thải khí thải ra môi trường không khí xung quanh
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Bình Dương chủ yếu do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra với tốc độ cao trong những năm qua. Các hoạt động này làm phát sinh các nguồn thải điểm từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, nguồn thải di động từ hoạt động của các phương tiện giao thông và nguồn thải diện từ hoạt động nấu ăn của các hộ dân, quán ăn, nhà hàng; hoạt động đốt rác và phụ phẩm nông nghiệp tại khu vực nông thôn; hoạt động khai thác khoáng sản. Lượng phát sinh bụi PM2.5, PM10, CO chủ yếu là từ các nguồn di động, còn SO2 và NOx là từ các nguồn điểm, tỷ lệ các chất ô nhiễm không khí từ các nguồn diện khá thấp. Tỷ lệ đóng góp các chất ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:
- Nguồn thải điểm: Tải lượng SO2 chiếm 91.18%, bụi PM10 chiếm 36.56%, NOx chiếm 36.15%, PM2.5 chiếm 21.93% tổng lượng phát thải trên địa bàn toàn tỉnh. Các ngành đóng góp ô nhiễm không khí lớn bao gồm: Sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, dệt nhuộm, sản xuất kim loại và gia công cơ khí, giày da....
- Nguồn thải di động: Tải lượng CO chiếm 94.05%, PM2.5 chiếm 73.41%, NOx chiếm 63.26%, PM10 chiếm 52.04% tổng lượng phát thải trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó tải lượng phát sinh CO và bụi chủ yếu phát thải tập trung vào một số khung giờ cao điểm khi mật độ phương tiện giao thông cao.
- Nguồn thải diện: Tải lượng PM10 chiếm 11.40%, PM2.5 chiếm 4.66%, SO2 chiếm 1.44%, CO chiếm 0.47% và NOx chiếm 0.59% tổng lượng phát thải trên địa bàn toàn tỉnh.
2. Tác động từ các yếu tố khí tượng, thời tiết và yếu tố khác
Yếu tố khí tượng và thời tiết cũng gây tác động đến chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:
- Do ảnh hưởng điều kiện khí tượng gió mùa, nhất là gió mùa Đông Nam và Tây Nam vào mùa mưa, có thể mang theo khối không khí ô nhiễm từ các địa phương lân cận như thành phố Hồ Chí Minh ở phía Nam và tỉnh Đồng Nai ở phía Đông, làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh và ngược lại.
- Ảnh hưởng của các điều kiện khí tượng bất lợi như (nắng nóng, áp thấp nhiệt đới và các quá trình hóa lý khí quyển diễn biến phức tạp hơn trong các năm trở lại đây cũng gây tác động đến chất lượng không khí cụ thể:
+ Nắng nóng, nhiệt độ cao làm gia tăng khả năng lan truyền các chất ô nhiễm từ các nguồn thải do tăng tính linh động của không khí. Áp thấp nhiệt đới và thời tiết cực đoan (nghịch nhiệt, elnino,...) góp phần xáo trộn bầu khí quyển khiến cho các chất ô nhiễm bị giữ lại trong môi trường không khí không thể khuếch tán lên cao hoặc gia tăng nguy cơ phát tán vào khí quyển các hợp chất ô nhiễm.
+ Quá trình quang hóa gắn liền với các hợp chất của Nitơ có thể trở lên nghiêm trọng ở khu vực đô thị, khu công nghiệp nơi mà lượng phát thải lớn đồng thời có cường độ bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp xuống mặt đất cao. Quá trình này kết hợp với hiện tượng nghịch đảo nhiệt và hiện tượng đảo nhiệt sẽ dẫn tới những vùng ô nhiễm cục bộ ở tỉnh vào những ngày thời tiết đặc biệt.
IV. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
Ô nhiễm không khí là mối quan tâm đáng kể ở các nước đang phát triển, đặc biệt là các thành phố lớn có dân số và tỷ lệ đô thị hóa cao. Ở Bình Dương, ô nhiễm không khí cũng là mối nguy hại đối với sức khỏe cộng đồng, xã hội và nền kinh tế; làm giảm năng suất lao động đối với con người và có thể gây ra các bệnh như đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và nhiễm trùng đường hô hấp. Đặc biệt, ô nhiễm môi trường không khí do bụi mịn, đang trở thành một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng.
4.1. Số ca nhập viện, bệnh trạng liên quan đến ô nhiễm không khí tại tỉnh Bình Dương
Theo số liệu thống kê của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Dương, số ca bệnh liên quan đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) trên địa bàn tỉnh là 1.629 ca đối với năm 2022 và 3.838 ca đối với 9 tháng đầu năm năm 2024; liên quan đến hen phế quản là 2.045 ca đối với năm 2022 và 3.574 ca đối với tháng 9 năm 2024. Trong 9 tháng của năm 2024, đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tăng 2,35 lần so với năm 2022 và bệnh hen phế quản tăng 1,7 lần so với năm 2022. Việc xác định chính xác nguyên nhân của một số bệnh lý do ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường không khí là một vấn đề hết sức phức tạp cần có nhiều thời gian và có các nghiên cứu chuyên sâu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cố mối liên quan rất chặt chẽ giữa chất lượng môi trường không khí và sức khỏe của con người.
Đồng thời, theo tổ chức Y tế thế giới cho thấy tác động mãn tính do phơi nhiễm bởi PM2.5 gây ra tử vong do ung thư phổi (LC), đột quỵ (stroke), bệnh tim thiếu máu cục bộ (IHD), bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Tác động cấp tính do phơi nhiễm PM2.5 là nhập viện do các bệnh liên quan đến tim mạch và hô hấp.
4.2. Mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và các bệnh có liên quan
Ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt là ô nhiễm do bụi mịn, đang trở thành một trong những mối đe dọa lớn đối với sức khỏe toàn cầu.
- Bụi mịn (PM10, PM2.5) là tác nhân gây ô nhiễm không khí có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Bụi có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp và có nguy cơ làm gia tăng mắc một số bệnh nguy hiểm như đột quỵ, tim mạch, ung thư phổi,... Người thường xuyên phải tiếp xúc với bụi mịn có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe như hắt hơi, sổ mũi, khó thở, khô mắt,...; khi tiếp xúc lâu dài sẽ làm gia tăng nguy cơ suy giảm chức năng phổi, viêm phế quản mãn tính và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim mạch. Tại Việt Nam, đối với nhóm tuổi từ 65 trở lên, gánh nặng bệnh tật do bụi mịn là bệnh nhồi máu cơ tim, và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Kết quả nghiên cứu của Đại học Y tế công cộng (2019) cho thấy, bụi PM2.5 là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh nhiễm trùng hô hấp dưới với nhóm tuổi dưới 01 và 05. Bụi cũng là tác nhân gây một số bệnh về da liễu.
- Ngoài bụi và khí thải, tiếng ồn cũng gây ra những tác hại đến sức khỏe như làm suy giảm và mất thính lực, căng thẳng tinh thần, rối loạn giấc ngủ, biến đổi hành vi con người, ảnh hưởng đến tim mạch, cơ quan tiêu hóa, suy giảm chất lượng lao động, học tập.
4.3. Đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới sức khỏe người dân tại tỉnh Bình Dương
Số liệu nồng độ trung bình năm 2022 của các thông số PM10, NO2 và O3 lần lượt là 22,8 μg/m3, 39,5 μg/m3, 42 μg/m3 thấp hơn giá trị giới hạn tối đa của QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí. Tuy nhiên, kết quả đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng tại tỉnh Bình Dương bằng mô hình AirQ+ của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy:
+ Tác động của ô nhiễm PM10 với nhóm bệnh hô hấp: nếu nồng độ PM10 vượt 50 μg/m3, ước tính số người mắc bệnh hô hấp chiếm 0.34% số trường hợp có khả năng nhập viện tại nồng độ đo được.
+ Tác động của ô nhiễm NO2 với nhóm bệnh hô hấp: Nếu nồng độ NO2 vượt 50 μg/m3, ước tính số người mắc bệnh hô hấp chiếm 0.22% số trường hợp có khả năng nhập viện tại nồng độ đo được.
+ Tác động của ô nhiễm O3 với nhóm bệnh hô hấp: Kết quả về số liệu ước tính bệnh nhân mắc bệnh hô hấp do O3 cho thấy do nồng độ O3 còn khá thấp chưa vượt giá trị quy định nên số ca mắc bệnh hô hấp gây ra do O3 là chưa xảy ra.
Việc xác định chính xác nguyên nhân của một số bệnh lý do ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường không khí là một vấn đề phức tạp cần có nhiều thời gian và có các nghiên cứu chuyên sâu. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa chất lượng môi trường không khí và sức khỏe cộng đồng. Với các kết quả được ghi nhận như trên, cần tiếp tục theo dõi và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các thành phần ô nhiễm không khí tới sức khoẻ cộng đồng trong tương lai để kịp thời có giải pháp kiểm soát phù hợp và hiệu quả.
V. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
5.1. Mục tiêu chung
Tăng cường công tác quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh thông qua kiểm soát chặt chẽ nguồn phát sinh khí thải; giám sát, cảnh báo, dự báo chất lượng không khí; tăng cường năng lực phòng ngừa, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm không khí nhằm ngăn ngừa ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường không khí tỉnh Bình Dương phù hợp với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
5.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
Mục tiêu cụ thể của Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Bình Dương đến năm 2030 như sau:
- Chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh đạt quy chuẩn QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí;
- Kiểm soát tốt và giảm 30% lượng phát thải chất ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông cơ giới đường bộ; từng bước chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sinh học, điện, khí CNC cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, tăng cường hệ thống giao thông công cộng.
- Kiểm soát chặt chẽ các nguồn khí thải công nghiệp thuộc các loại hình sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, dệt nhuộm, sản xuất kim loại và gia công cơ khí, giày da, xử lý và tái chế chất thải; đảm bảo 100% cơ sở thuộc đối tượng phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy phải đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và truyền dữ liệu về Sở Nông nghiệp và Môi trường để theo dõi, giám sát; 100% cơ sở xả khí thải phải có hệ thống xử lý khí thải đảm bảo khí thải phát sinh được xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra môi trường; không để phát sinh cơ sở gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng.
- Kiểm soát hiệu quả các nguồn khí thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt, xây dựng, nông nghiệp; hạn chế tối đa và tiến tới chấm dứt đốt rác thải và phế phẩm nông nghiệp tại khu vực nông thôn; 100% các trang trại chăn nuôi quy mô lớn có công trình xử lý chất thải đảm bảo quy định; 100% công trình xây dựng thực hiện nghiêm các biện pháp BVMT trong thi công và vận chuyển nguyên vật liệu.
- Tăng cường công tác giám sát, cảnh báo, dự báo chất lượng không khí tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị; tập trung đầu tư và đưa vào vận hành các trạm quan trắc không khí tự động, liên tục để cập nhật, cung cấp thông tin diễn biến chất lượng môi trường không khí đến cộng đồng thông qua Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh tỉnh Bình Dương (IOC).
5.3. Phạm vi quản lý chất lượng môi trường không khí
Trên toàn bộ ranh giới hành chính của tỉnh Bình Dương, trong đó có sự ưu tiên nguồn lực, tập trung vào một số khu vực và nguồn thải chính như sau:
- Các khu vực đô thị, đông dân cư như thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các khu vực có mật độ giao thông cao như đường Mỹ Phước - Tân Vạn, Đại lộ Bình Dương, đường vành đai 4, đường ĐT 743: Ưu tiên các giải pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp và giao thông cơ giới đường bộ, hoạt động xây dựng.
- Các khu vực tập trung công nghiệp như các khu, cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung, các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm nằm ngoài khu, cụm công nghiệp: Tăng cường các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí tại các cơ sở sản xuất nhất là cơ sở có có nguy cơ gây ô nhiễm không khí và có lưu lượng xả thải lớn.
- Các khu vực chăn nuôi tập trung tại các huyện Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên: Tăng cường hướng dẫn, kiểm soát việc tập trung quản lý, xử lý chất thải trong chăn nuôi.
- Các khu vực khai thác khoáng sản ở các huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo: Tăng cường kiểm soát bụi trong quá trình khai thác, vận chuyển.
- Khu xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương và các khu quy hoạch chất thải rắn của tỉnh (Khu xử lý chất thải Tân Long và Khu xử lý chất thải Bắc Tân Uyên): Tăng cường kiểm soát khí thải từ hoạt động đốt, chôn lấp chất thải.
VI. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
6.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý chất lượng môi trường không khí
- Xây dựng, ban hành lại Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương, trong đó quy định cụ thể về việc phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, tái chế và xử lý chất thải cho phù hợp với các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 mới ban hành và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Xây dựng, ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư, đô thị và các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ và kho tàng có nguy cơ phát tán bụi, mùi khó chịu, tiếng ồn tác động xấu đến sức khỏe con người đang hoạt động trên địa bàn không đáp ứng khoảng cách an toàn về môi trường di dời vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động vận tải công cộng sử dụng nhiên liệu sạch, điện năng; khuyến khích các cơ sở sản xuất sử dụng nhiên liệu sạch, đổi mới công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn để giảm phát thải khí thải.
6.2. Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí
6.2.1. Các nhiệm vụ và giải pháp phòng ngừa ô nhiễm không khí
- Thực hiện tốt các quy định về phân vùng bảo vệ môi trường, các phương án phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
- Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng; hạn chế đầu tư mới hoặc mở rộng, nâng công suất các cơ sở nằm bên ngoài khu cụm công nghiệp, các dự án, cơ sở thuộc ngành nghề có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường và không đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường cho các dự án đầu tư; kiên quyết không thông qua các dự án mà chủ đầu tư chưa có biện pháp kiểm soát chất thải phù hợp hoặc không có sự chấp thuận của các thành viên hội đồng thẩm định; không tiếp nhận các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với phân vùng môi trường.
6.2.2. Các nhiệm vụ và giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí
a. Kiểm soát nguồn điểm:
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục; đảm bảo 100% các cơ sở thuộc đối tượng lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục phải lắp đặt và truyền dữ liệu về Sở Nông nghiệp và Môi trường theo đúng quy định.
- Thực hiện tốt công tác hậu kiểm sau khi đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường và kiên quyết không cho những cơ sở mới chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải theo quy định đi vào hoạt động; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh khí thải; áp dụng cơ chế thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm, xử lý nghiêm các cơ sở không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải theo quy định hoặc xả khí thải vượt quy chuẩn cho phép thải ra môi trường.
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng nhiên liệu sinh học, năng lượng tái tạo trong hoạt động; đầu tư, đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất; áp dụng sản xuất sạch hơn, hệ thống chứng nhận theo TCVN ISO 14001; phát triển, ứng dụng các công nghệ xử lý, tái chế chất thải hướng tới kinh tế tuần hoàn.
- Thực hiện kiểm kê khí nhà kính và xây dựng báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đối với các cơ sở sản xuất năm trong danh mục phải thực hiện kiểm kê do Thủ tướng Chính Phủ ban hành; triển khai thực hiện các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính theo báo cáo kiểm kê và giảm nhẹ đã được thẩm định phê duyệt; rà soát, cập nhật, tổng hợp danh sách các cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính trên địa bàn tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
- Thực hiện di dời hoặc chuyển đổi công năng các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường không khí nằm xen lẫn trong khu dân cư, đô thị hoặc các cơ sở, kho tàng không đảm bảo khoảng cách an toàn về bảo vệ môi trường theo quy.
- Triển khai thu phí khí thải theo Nghị định số 153/2024/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2024 của Chính phủ Quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
b. Kiểm soát nguồn di động
- Điều tiết, phân luồng giao thông phù hợp để hạn chế tình trạng ùn tắc, tăng tốc độ lưu thông trung bình của các phương tiện trên các tuyến đường; điều tiết giảm ùn tắc tại khu vực cổng trường học, khu công nghiệp, cụm công nghiệp vào các giờ cao điểm và các ngày lễ, tết.
- Phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng; tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, hình thành thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng của người dân; từng bước nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng, chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông cá nhân sang phương tiện giao thông công cộng.
- Thực hiện tốt Kế hoạch số 3800/KH-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh; xây dựng hệ thống trạm sạc điện, trạm cấp năng lượng xanh trên mạng lưới đường bộ của tỉnh, hướng đến phát triển hệ thống giao thông xanh.
- Chuyển đổi các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang sử dụng điện và xăng sinh học E5; thúc đẩy chuyển đổi phương thức vận tải hàng hóa từ đường bộ sang đường sắt, đường thủy; tăng cường kết nối các phương thức vận tải kết hợp dịch vụ logistics chất lượng cao, giảm hệ số chạy rỗng của phương tiện, giảm ùn tắc hàng hóa trong hoạt động vận tải và chuỗi cung ứng dịch vụ logistics; tổ chức quản lý, điều hành, khai thác hiệu quả phương tiện, trang thiết bị hạ tầng giao thông vận tải.
- Kiểm soát chặt chẽ công tác đăng ký, đăng kiểm xe ô tô, xe gắn máy; kiểm soát khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện giao thông; loại bỏ xe cơ giới hết niên hạn sử dụng tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh; kiểm soát, ngăn chặn các vi phạm về kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng.
c. Kiểm soát nguồn diện
- Tuyên truyền, hướng dẫn các hộ gia đình, nhà hàng, quán ăn sử dụng năng lượng sạch trong quá trình đun nấu, hạn chế và tiến tới chấm dứt sử dụng than và củi.
- Thực hiện việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn đúng theo quy định; xử lý nghiêm những hành vi vứt, thải bỏ, chôn lấp, đốt chất thải rắn không đúng quy định.
- Tăng cường kiểm tra giám sát, kiểm soát, ngăn chặn ô nhiễm bụi, khí thải từ quá trình thi công các công trình xây dựng trong đô thị, các công trình xây dựng hạ tầng giao thông, hoạt động khai thác tại khác khai trường của các cơ sở khai thác khoáng sản.
- Tăng cường diện tích cây xanh, mặt nước tại các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và trong khu đô thị, các khu vực khác để tăng cường thảm phủ thực vật cải thiện điều kiện vi khí hậu và đảm bảo tỷ lệ, mật độ theo quy định.
- Tăng cường hướng dẫn việc thu gom, xử lý, chế biến phụ phẩm nông lâm nghiệp sau thu hoạch thành các sản phẩm có ích, hạn chế tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp, thực bì sau mỗi vụ thu hoạch, hạn chế phát sinh khí thải ra môi trường.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ môi trường; áp dụng cơ chế hỗ trợ xử lý khí sinh học, thu hồi khí thải cho ngành chăn nuôi phát thải thấp.
- Tiếp tục thu hồi khí ga từ các bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt chạy máy phát điện; lắp đặt thêm các lò đốt rác thu hồi năng lượng chạy máy phát điện, tiến tới không chôn lấp trực tiếp chất thải rắn sinh hoạt theo như Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
6.3. Nâng cao năng lực quan trắc, chia sẻ thông tin và cảnh báo ô nhiễm môi trường không khí
- Nâng cấp hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu quan trắc tự động hiện có, đồng bộ hóa với hạ tầng quan trắc của Bộ Tài nguyên và Môi trường; tiếp tục thực hiện chương trình quan trắc môi trường định kỳ được duyệt, tiến tới số hóa dữ liệu quan trắc và nâng cao năng lực giám sát, cảnh báo, dự báo chất lượng không khí xung quanh.
- Đầu tư lắp đặt mới 17 trạm quan trắc không khí tự động, liên tục theo đúng Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gắn với Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia nhằm đáp ứng các yêu cầu về quan trắc, quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường không khí.
- Kiểm tra, giám sát và đảm bảo 100% các nguồn thải thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động lắp đặt và kết nối về Sở Nông nghiệp và Môi trường theo đúng quy định.
- Số hóa và công khai thông tin về chất lượng môi trường không khí đến cộng đồng dân cư; huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc giám sát khí thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp, giao thông, xây dựng và các nguồn khí thải khác.
- Đầu tư lắp đặt hệ thống giám sát và cảnh báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh, để phát hiện và có biện pháp ứng phó kịp thời; giảm thiểu số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra.
6.4. Tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường không khí
- Đa dạng hoá hình thức, đổi mới nội dung tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường không khí; thực hiện tốt việc đưa nội dung bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường không khí nói riêng vào chương trình đào tạo các cấp học phổ thông, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý; tổ chức tập huấn, phổ biến phòng, chống ô nhiễm môi trường không khí cho người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ cho nhân lực từ cấp tỉnh đến cấp xã, các lực lượng nồng cốt, các tổ chức tự quản về môi trường về nội dung liên quan đến môi trường không khí.
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc sử dụng nhiên liệu xanh, sạch cho phương tiện giao thông cơ giới, cho sinh hoạt, sản xuất kinh doanh; thay đổi thói quen tham gia giao thông, tăng cường sử dụng phương tiện công cộng và giảm phương tiện cá nhân; hướng dẫn thu gom, xử lý phụ phẩm nông nghiệp theo hướng chuyển đổi thành sản phẩm có ích, tiến tới chấm dứt tình trạng đốt rơm rạ, phụ phẩm nông nghiệp.
- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp, các quy định về xử lý vi phạm về bảo vệ môi trường, xả khí thải vượt quy chuẩn cho phép; khuyến khích chuyển đổi, sử dụng năng lượng sạch để giảm ô nhiễm môi trường không khí.
- Hướng dẫn, tuyên truyền các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho người dân khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm; tăng cường vai trò giám sát, phản biện của người dân, cộng đồng, các tổ chức chính trị, xã hội đối với các chương trình, kế hoạch, dự án liên quan đến môi trường không khí.
6.5. Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh xã hội hóa và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường không khí
- Tăng cường nguồn ngân sách Nhà nước cho các cơ quan quản lý nhà nước để đầu tư trang thiết bị quan trắc tự động liên tục và quan trắc định kỳ, quản lý cơ sở dữ liệu về khí thải và chất lượng môi trường không khí, các công cụ, mô hình dự báo chất lượng không khí.
- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ của quốc tế (tài chính, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ,...) thông qua hợp tác song phương và đa phương cho quản lý chất lượng môi trường không khí; tăng cường nghiên cứu, học tập, trao đổi kinh nghiệm với tổ chức trong nước và quốc tế, các chuyên gia quản lý, bảo vệ môi trường không khí.
- Khuyến khích nghiên cứu khoa học nhằm đổi mới, ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng nhiên liệu trong các ngành công nghiệp nhằm giảm thiểu phát sinh khí thải; nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về phòng ngừa, giảm thiểu, xử lý, quan trắc khí thải, sử dụng hiệu quả nhiên liệu.
- Phối hợp, thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu ảnh hưởng ô nhiễm không khí tới sức khỏe cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
- Thực thi có hiệu quả một số chính sách ưu đãi đầu tư cho các dự án về môi trường, như bảo lãnh vay vốn tín dụng của các ngân hàng nước ngoài; ưu tiên khai thác các nguồn vốn ODA từ các chính phủ và các tổ chức quốc tế; vay vốn với lãi suất ưu đãi từ các quỹ hỗ trợ phát triển của Nhà nước và các quỹ môi trường; đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp tư nhân và tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh tham gia đầu tư xử lý môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế để kêu gọi đầu tư, hỗ trợ năng lực cho các hoạt động bảo vệ môi trường không khí, qua đó nhanh chóng được tiếp cận và nhận chuyển giao các công nghệ mới, hiện đại trong giảm phát thải khí thải, sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng sạch,...
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
7.1. Sở Nông nghiệp và Môi trường
- Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất việc tổ chức thực hiện kế hoạch này, định kỳ hàng năm tổng hợp và báo cáo kết quả cho Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, dự án thực hiện kế hoạch phù hợp với Chương trình hành động của Chính phủ và của các cơ quan Trung ương.
- Phối hợp các cơ quan liên quan đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến về bảo vệ môi trường không khí cho các ngành, các cấp và cộng đồng dân cư; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra để xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí.
- Nâng cao năng lực quan trắc, chia sẻ thông tin và cảnh báo ô nhiễm không khí: Thực hiện chương trình quan trắc không khí định kỳ hàng năm; đầu tư bổ sung mới các trạm không khí tự động liên tục theo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; chia sẻ cơ sở dữ liệu môi trường và kết nối hệ thống IOC.
- Hướng dẫn thu gom, xử lý phụ phẩm nông lâm nghiệp, thực bì nhằm hạn chế tình trạng đốt gây ô nhiễm môi trường; hướng dẫn giải pháp xử lý sinh học, thu hồi khí thải cho ngành chăn nuôi.
- Đầu tư lắp đặt hệ thống giám sát và cảnh báo cháy rừng; triển khai thực hiện kiểm kê và giảm nhẹ khí nhà kính cấp cơ sở thuộc ngành nông nghiệp.
7.2. Sở Công thương
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về cải thiện hành vi sử dụng điện, năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng mô hình quản lý năng lượng.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng sạch trong lĩnh vực công thương; tham mưu ban hành kế hoạch và chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và tổ chức triển khai thực hiện.
- Triển khai thực hiện kiểm kê và giảm nhẹ khí nhà kính cấp cơ sở thuộc ngành công thương.
7.3. Sở Xây dựng
- Điều tiết, phân luồng giao thông phù hợp để hạn chế tình trạng ùn tắc, tăng tốc độ lưu thông trung bình của các phương tiện trên các tuyến đường; phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng; Tham mưu ban hành kế hoạch chuyển đổi sang sử dụng xe buýt điện, xe khách nội tỉnh theo lộ trình tại Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tổ chức quản lý, kiểm soát khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành; loại bỏ xe cơ giới hết niên hạn sử dụng tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh; kiểm soát chặt chẽ công tác đăng kiểm xe ô tô, xe mô.
- Rà soát, đánh giá, đề xuất đầu tư sửa chữa, cải tạo hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý.
- Triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 3800/KH-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chuyển đổi năng lượng xanh, giải phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai thực hiện kiểm kê và giảm nhẹ khí nhà kính cấp cơ sở thuộc ngành giao thông, xây dựng.
- Tổ chức, triển khai thực hiện hiệu quả “Đề án cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương” tại Quyết định số 2533/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh nhằm tăng diện tích cây xanh và cải thiện điều kiện vi khí hậu góp phần nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân.
- Triển khai thực hiện kiểm kê và giảm nhẹ khí nhà kính cấp cơ sở ngành xây dựng.
7.4. Sở Tài chính
- Lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ môi trường không khí trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Trong thu hút đầu tư, ưu tiên thu hút, lựa chọn các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường; không thu hút các dự án đầu tư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, không đảm bảo khoảng cách an toàn về môi trường.
- Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch tăng trưởng xanh của tỉnh.
- Cân đối, bố trí kinh phí ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện thực hiện các nhiệm vụ, dự án, đề án của kế hoạch này.
- Căn cứ đề nghị dự toán của các cơ quan, đơn vị có liên quan và khả năng cân đối ngân sách địa phương, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí dự toán kinh phí theo phân cấp ngân sách hiện hành, trong phạm vi dự toán được giao để thực hiện kế hoạch.
7.5. Sở Y tế
- Phối hợp, thực hiện các chương trình, dự án nghiên cứu ảnh hưởng ô nhiễm không khí tới sức khỏe cộng đồng; hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho người dân khi tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
- Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thuộc ngành y tế thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, quan trắc, giám sát theo quy định.
7.6. Các sở, ngành khác
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình và nội dung kế hoạch này, xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
7.7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Căn cứ nội dung kế hoạch này, xây dựng kế hoạch chi tiết nhằm quản lý tốt chất lượng môi trường không khí tại địa phương.
- Chủ trì hoặc phối hợp các sở, ban, ngành triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc kế hoạch này theo sự phân công.
- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra để xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường không khí.
7.8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể:
Tăng cường vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường không khí và giám sát việc thực hiện./.
PHỤ LỤC I
KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG KHÔNG
KHÍ TẠI CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC QUA CÁC NĂM
(Kèm theo Quyết định
số: 1098/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
Ghi chú ký hiệu các điểm quan trắc
1. N - Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Phú Giáo 2. NT1- Nông trường cao su Thanh An 3. ĐT1 - Trung tâm hành chính TP.Dĩ An 4. ĐT2 - UBND TP.Thuận An 5. ĐT3 - Trụ sở TT QT-KT TNMT 6. ĐT4 - Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương 7. ĐT5 - Khu trung tâm phường Mỹ Phước 8. ĐT6 - Phường Uyên Hưng, TP. Tân Uyên 9. ĐT7 - Trung tâm hành chính huyện Bắc Tân Uyên 10. ĐT8 - Trung tâm hành chính huyện Dầu 11. CN1 - Công ty Wimbledon, KCN Sóng Thần II 12. CN2 - Công ty Victory, CCN Thuận Giao 13. CN3 - mỏ đá Thường Tân, Bắc Tân Uyên 14. CN4 - Công ty Orion, KCN Mỹ Phước II |
16. CN6 -KCN Đất Cuốc - Bắc Tân Uyên 17. CN7 - KCN Bàu Bàng (mở rộng) và KCN Cây Trường 18. CN8 - Khu vực mỏ khai thác đá huyện Phú Giáo 19. CN9 - Chi nhánh xử lý chất thải Nam Bình Dương 20. GT1 - Ngã tư Miếu Ông Cù 21. GT2 - Ngã tư cầu Ông Bố 22. GT3 - Gần ngã 3 cổng xanh 23. GT4. Ngã tư An Phú 24. GT5 - Đường Đại lộ Bình Dương - Thủ Dầu Một 25. GT6 - Vòng xoay cây xăng Kim Hằng - Khánh Bình Tiếng 26. GT7 - Đường Mỹ Phước Tân Vạn - Thủ Dầu Một 27. GT8- Đường Đại lộ Bình Dương - Bến Cát 28. GT9 - Vành đai 3 29. GT10 - Vành đai 4 |
Đối với chỉ tiêu CO và SO2 nồng độ tại các điểm quan trắc nhỏ hơn giới hạn của phương pháp cũng như nhỏ hơn nhiều lần quy chuẩn nên không thể hiện biểu đồ 2 thông số này.
PHỤ LỤC II
KẾT QUẢ TỔNG HỢP KIỂM KÊ PHÁT THẢI
(Kèm theo Quyết định số: 1098/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2025 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Dương)
TT |
Nguồn phát thải |
Mức phát thải (tấn/năm) |
||||
PM10 |
PM2.5 |
SO2 |
CO |
NOx |
||
I |
Nguồn điểm |
|
||||
1 |
Sản xuất giấy |
467 |
138,56 |
3.717,44 |
3.584,30 |
5.115,97 |
2 |
Sản xuất, chế biến gỗ |
416,70 |
200,19 |
659,54 |
2.031,05 |
1.942,78 |
3 |
Xử lý chất thải |
347,70 |
98,77 |
226,66 |
217,15 |
4.866,01 |
4 |
Dệt nhuộm - May mặc - Giày da |
367,51 |
155,90 |
2.961,07 |
4.670,67 |
5.012,54 |
5 |
Sản xuất kim loại/ sắt thép/ gia công cơ khí |
321,41 |
125,76 |
2.173,99 |
5.250,85 |
4.193,41 |
6 |
Sản xuất xi măng |
209,48 |
29,55 |
1.081,16 |
1.956,85 |
1.101,89 |
7 |
Nung gạch/ gốm/ kính nổi/... |
203,55 |
95,59 |
1.554,67 |
3.234,70 |
2.787,24 |
8 |
Sản xuất, chế biến thực phẩm |
138,68 |
55,87 |
1.280,73 |
1.826,66 |
2.026,81 |
9 |
Chế biến cao su |
98,50 |
33,74 |
484 |
873,43 |
1.680,81 |
10 |
Sản xuất đồ gia dụng |
52,64 |
41,51 |
229,54 |
187,62 |
432,86 |
11 |
Sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản |
28,04 |
11,79 |
179,17 |
447,17 |
375,98 |
12 |
Sản xuất nhựa |
19,47 |
7,01 |
183,89 |
139,44 |
376,91 |
13 |
Sản xuất hóa chất |
18,04 |
5,21 |
182,44 |
67,85 |
177,30 |
14 |
Dược phẩm |
13,97 |
5,50 |
89,84 |
70,07 |
175,74 |
15 |
Sản xuất phân bón |
7,10 |
3,31 |
18,24 |
1.011,78 |
66,99 |
16 |
Khai thác khoáng sản |
6,62 |
1,66 |
68,06 |
8,28 |
56,30 |
17 |
Sản xuất điện và điện tử |
2,85 |
0,86 |
2,74 |
2,74 |
5,58 |
18 |
Các ngành khác |
123,24 |
53,83 |
962,09 |
1.128,64 |
1.818,26 |
|
Tổng nguồn điểm |
2.842,50 |
1.064,61 |
16.055,27 |
26.709,23 |
32.213,38 |
II |
Nguồn di động |
|
||||
1 |
Đường bộ |
3.979 |
3.496 |
1.269 |
458.466 |
56.332 |
2 |
Đường thủy |
67,1 |
67,1 |
30,93 |
89,1 |
42,62 |
3 |
Đường sắt |
0,06 |
0,06 |
0,82 |
0,9 |
3,14 |
|
Tổng nguồn di động |
4.046 |
3.563 |
1.301 |
458.556 |
56.377 |
III |
Nguồn diện |
|
||||
1 |
Đốt rơm rạ |
152,4 |
139 |
6,7 |
1139 |
30,3 |
2 |
Đun nấu/ sinh hoạt |
71,34 |
64,2 |
185,99 |
785,83 |
240,03 |
3 |
Lò đốt chất thải rắn |
32,13 |
21,42 |
60,26 |
151,21 |
227,36 |
4 |
Khoáng sản |
630,53 |
1,41 |
- |
- |
- |
5 |
Composting |
- |
- |
- |
227,98 |
27,68 |
6 |
Bãi chôn lấp |
- |
- |
- |
- |
- |
|
Tổng nguồn diện |
886,4 |
226,03 |
252,95 |
2304,01 |
525,37 |
TỔNG CỘNG |
7.774,90 |
4.853,64 |
17.609,22 |
487.569,24 |
89.115,75 |
PHỤ LỤC III
KẾT QUẢ MÔ PHỎNG CÁC NGUỒN KHÍ THẢI
BẰNG MÔ HÌNH HÓA
(Kèm theo Quyết định số: 1098/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2025 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Dương)
Thông số |
Kịch bản hiện trạng |
Kịch bản phát thải cao |
Kịch bản Phát thải thấp |
QCVN 05:2023/BTNMT (μg/m3) |
|
Nồng độ trung bình 24h mùa khô - mùa mưa (μg/m3) |
|
||
PM10 |
25 - 16 |
36 - 19 |
29 - 15 |
100 |
PM2.5 |
11 - 6,5 |
20 - 11 |
16 - 8 |
50 |
|
Nồng độ trung bình 1h mùa khô - mùa mưa (μg/m3) |
|
||
SO2 |
< 10 |
< 10 |
< 10 |
125 |
CO |
< 2000 |
< 2000 |
< 2000 |
30.000 |
NO2 |
28 - 20 |
33 - 28 |
29 - 24 |
100 |
O3 |
55 - 27 |
68 - 36 |
59 - 29 |
200 |
PHỤ LỤC IV
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN THỰC HIỆN KẾ
HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2025 –
2030
(Kèm theo Quyết định số: 1098/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2025 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Dương)
TT |
Chương trình, dự án |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
I. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về quản lý chất lượng môi trường không khí |
||||
1 |
Xây dựng Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương |
Sở Nông nghiệp và Môi trường |
Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2025-2026 |
2 |
Xây dựng Chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trong đô thị, khu dân cư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp |
Sở Công thương |
Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2025-2026 |
3 |
Xây dựng chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm năng lượng, áp dụng cơ chế sản xuất sạch |
Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2025-2028 |
|
4 |
Xây dựng chính sách hỗ trợ các cơ sở hoạt động vận tải công cộng sử dụng nhiên liệu sạch và năng lượng điện |
Sở Xây dựng |
Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2025-2028 |
5 |
Lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp về bảo vệ môi trường không khí trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội |
Sở Tài chính |
Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Hàng năm |
II. Nâng cao năng lực cảnh báo, phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm không khí |
||||
1 |
Dự án đầu tư mở rộng hệ thống quan trắc, chia sẻ cơ sở dữ liệu và quản lý môi trường phục vụ phát triển Thành phố thông minh tỉnh Bình dương cao |
Sở Nông nghiệp và Môi trường |
Sở Tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Xây dựng |
2025-2027 |
2 |
Dự án đầu tư lắp đặt hệ thống giám sát và cảnh báo cháy rừng |
Sở Tài chính và Sở Xây dựng |
2025-2028 |
|
3 |
Kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực xử lý chất thải |
Sở Nông nghiệp và Môi trường |
Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2025-2030 |
4 |
Kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp |
|||
5 |
Kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng |
Sở Công thương |
Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2025-2030 |
6 |
Kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông vận tải |
Sở Xây dựng |
Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Công thương, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2025-2030 |
7 |
Kiểm kê khí nhà kính trong lĩnh vực xây dựng |
Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2025-2030 |
|
8 |
Chương trình chuyển đổi các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang sử dụng điện và xăng sinh học E5 |
Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2025-2030 |
|
9 |
Thực hiện Đề án cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương |
Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2025-2030 |
|
10 |
Di dời các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trong đô thị, khu dân cư vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp |
Sở Công thương |
Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ban Quản lý các khu công nghiệp, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2025-2030 |
11 |
Thực hiện Kế hoạch tăng trưởng xanh tỉnh Bình Dương giai đoạn 2023-2030 |
Sở Tài chính |
Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
2025-2030 |
12 |
Thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải |
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Các Sở, ban, ngành |
2025-2030 |
III. Tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý môi trường không khí |
||||
1 |
Xây dựng và thực hiện các kế hoạch truyền thông, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường không khí và ứng phó với biến đổi khí hậu cho các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư |
Sở Nông nghiệp và Môi trường |
Các hội, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Hàng năm |
2 |
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường không khí, ứng phó với biến đổi khí hậu cho cán bộ quản lý môi trường các cấp, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh. |
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Hàng năm |
|
3 |
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm, hiệu quả cho các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư |
Sở Công thương |
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Hàng năm |
4 |
Tuyên truyền, hướng dẫn việc chuyển đổi năng lượng xanh đối với các phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh |
Sở Xây dựng |
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Hàng năm |
5 |
Truyền thông nâng cao kiến thức về ô nhiễm không khí, ứng phó với biến đổi khí hậu tại các trường học, đặc biệt là các trường tiểu học, trung học, dần hình thành ý thức, thói quen trong cộng đồng |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố |
Hàng năm |
[1] Tổ chức lễ mít tinh kỷ; Chương trình “Ngày hội môi trường”; Chương trình “Đồng hành với thiên nhiên”; Hội thi vẽ tranh tuyên truyền về bảo vệ môi trường; Hội thi làm mô hình “Sức sống mới từ chất thải”; Chương trình đổi chất thải lấy quà tặng; Đi bộ đồng hành vì môi trường; Phiên chợ tái chế chất thải...