Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Nghị quyết 592/NQ-HĐND năm 2024 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, tỉnh Thanh Hóa

Số hiệu 592/NQ-HĐND
Ngày ban hành 14/12/2024
Ngày có hiệu lực 14/12/2024
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Lại Thế Nguyên
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 592/NQ-HĐND

Thanh Hóa, ngày 14 tháng 12 năm 2024

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2025, TỈNH THANH HÓA

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
KHÓA XVIII, KỲ HỌP THỨ 24

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27 tháng 02 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025;

Xét Tờ trình số 281/TTr-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về đề nghị phê chuẩn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 tỉnh Thanh Hóa; Báo cáo thẩm tra số 921/BC-KTNS ngày 11 tháng 12 năm 2024 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2024

1. Kết quả đạt được

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 của tỉnh được triển khai thực hiện trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức; song, với tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả tích cực; nổi bật là: Có 23/25 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch; tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 12,16%, đứng thứ 2 cả nước; sản xuất nông nghiệp đạt kết quả khá toàn diện; sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao; lĩnh vực dịch vụ, hoạt động du lịch tiếp tục phát triển... Thu ngân sách nhà nước ước vượt 52,8% dự toán, cao nhất từ trước đến nay và nằm trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước. Hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công, giải phóng mặt bằng, phát triển doanh nghiệp đạt kết quả tích cực. Chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội tiếp tục được nâng lên; giáo dục đại trà tăng 03 bậc so với năm 2023; giáo dục mũi nhọn, thể thao thành tích cao duy trì trong nhóm dẫn đầu cả nước; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống Nhân dân ổn định. Chủ động đi đầu trong cả nước về thực hiện Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh. Công tác xây dựng, hoàn thiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được thực hiện khẩn trương, đúng quy định. Quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; tai nạn giao thông giảm cả 03 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương.

2. Hạn chế, yếu kém

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 của tỉnh vẫn còn hạn chế, yếu kém, đó là: Còn 2 chỉ tiêu chủ yếu chưa đạt kế hoạch là cơ cấu các ngành trong GRDP và GRDP bình quân đầu người. Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, theo chuỗi giá trị phát triển chậm. Chưa có thêm nhiều sản phẩm công nghiệp mới. Tỷ trọng khách lưu trú còn thấp. Hoạt động của một bộ phận doanh nghiệp còn khó khăn. Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công ở một số địa phương, chủ đầu tư chưa đạt yêu cầu; công tác chuẩn bị đầu tư nhiều dự án đầu tư công còn chậm. Tiến độ thực hiện của nhiều dự án giao thông trọng điểm; các dự án thuộc lĩnh vực văn hóa, du lịch, công nghiệp, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp chậm, chưa có nhiều chuyển biến. Việc giao đất, cho thuê đất, tính tiền sử dụng đất của một số dự án còn vướng mắc, chậm được tháo gỡ. Việc sắp xếp, bố trí lại công sở và xử lý cơ sở nhà, đất dôi dư sau sáp nhập đơn vị hành chính còn chậm. Công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Tình trạng ô nhiễm môi trường do sản xuất, chăn nuôi còn xảy ra ở một số địa phương, doanh nghiệp. Giải quyết tình trạng thiếu giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu; công tác quản lý giáo dục còn có một số mặt hạn chế, bất cập. Một số bệnh viện tuyến huyện và ở khu vực miền núi gặp khó khăn trong thực hiện cơ chế tự chủ tài chính; tình trạng nợ đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện trong các doanh nghiệp chưa có dấu hiệu giảm. Hoạt động tội phạm ma túy trên các tuyến biên giới còn diễn biến phức tạp; tình hình an ninh xã hội còn tiềm ẩn yếu tố gây mất ổn định.

Điều 2. Mục tiêu và các chỉ tiêu chủ yếu năm 2025

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục phát triển kinh tế nhanh và bền vững; nỗ lực, tăng tốc, bứt phá, phấn đấu hoàn thành tất cả các mục tiêu, chỉ tiêu đến năm 2025 của tỉnh. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, cơ chế, chính sách, tạo chuyển biến rõ nét trên tất cả các lĩnh vực, sớm đưa các dự án quy mô lớn vào hoạt động; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo động lực mới cho tăng trưởng giai đoạn 2026 - 2030. Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển toàn diện, đồng bộ văn hóa - xã hội; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân. Quản lý chặt chẽ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

a) Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 11% trở lên, trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3% trở lên; công nghiệp - xây dựng tăng 15% trở lên (công nghiệp tăng 18% trở lên; xây dựng tăng 7% trở lên); dịch vụ tăng 8% trở lên; thuế sản phẩm tăng 10% trở lên.

- Cơ cấu các ngành kinh tế: nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng 12%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 51%; dịch vụ chiếm khoảng 30%; thuế sản phẩm chiếm khoảng 7%.

- GRDP bình quân đầu người đạt 3.750 USD trở lên.

- Sản lượng lương thực giữ ở mức 1,5 triệu tấn.

- Tổng giá trị xuất khẩu đạt 8.000 triệu USD trở lên.

- Tổng huy động vốn đầu tư phát triển đạt từ 140 nghìn tỷ đồng trở lên.

- Thu ngân sách nhà nước đạt 45.492 tỷ đồng trở lên.

- Diện tích đất nông nghiệp được tích tụ, tập trung để sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao tăng thêm 4.340 ha trở lên.

- Thêm 02 huyện, 21 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 02 huyện, 49 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

- Số doanh nghiệp thành lập mới đạt 3.000 doanh nghiệp trở lên.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...