Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 94/KH-UBND năm 2025 thực hiện Kế hoạch 299-KH/TU thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW “về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới” do Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 94/KH-UBND
Ngày ban hành 10/04/2025
Ngày có hiệu lực 10/04/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Trọng Đông
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 94/KH-UBND

Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 299-KH/TU NGÀY 20/02/2025 CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI VỀ VIỆC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 39-CT/TW NGÀY 30/10/2024 CỦA BAN BÍ THƯ “VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN MỚI”

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1069/TTg-KTTH ngày 17/12/2024 về việc triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội; Kế hoạch số 299-KH/TU ngày 20/02/2025 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư “Về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới” (sau đây gọi tắt là Kế hoạch số 299-KH/TU).

Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với các nội dung cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp nhằm tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả, đồng bộ, toàn diện, nhất quán các mục tiêu, yêu cầu, giải pháp đặt ra theo Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư “về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới” (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 39-CT/TW) và Kế hoạch số 299-KH/TU của Thành ủy Hà Nội.

2. Tiếp tục nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương các cấp, các ngành và Nhân dân về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong giai đoạn mới. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các ngành, chính quyền địa phương các cấp trong chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

3. Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trên địa bàn.

II. Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và Nhân dân về tín dụng chính sách xã hội

1.1. Tổ chức nghiên cứu, phổ biến, tuyên truyền, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị số 39-CT/TW và Kế hoạch số 299-KH/TU đến toàn thể cán bộ, đảng viên, đặc biệt là những cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến tín dụng chính sách xã hội để nắm được tinh thần, nội dung chỉ đạo về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội là giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và từng địa phương; thể hiện quan điểm của Đảng về phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm, phát triển kinh tế gắn với phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đối với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, lấy con người làm trung tâm, không để ai bị bỏ lại phía sau; là công cụ kinh tế thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; là động lực, nguồn lực để những người thụ hưởng chính sách xã hội tích cực, chủ động tham gia phát triển sản xuất kinh doanh, cải thiện cuộc sống. Xác định tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên trong xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương hàng năm, giai đoạn 05 năm và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố trong từng giai đoạn cụ thể.

- Đơn vị thực hiện: Các Sở, ngành, cơ quan liên quan của Thành phố; UBND các cấp; các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

1.2. Tăng cường công tác tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng kế hoạch tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm; triển khai các chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng, thiết thực, hiệu quả về tín dụng chính sách xã hội; triển khai tuyên truyền về tín dụng chính sách xã hội trên ứng dụng IHaNoi và các kênh truyền thông của Thành phố; duy trì và nâng cao chất lượng các chuyên mục hướng dẫn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, kỹ thuật sản xuất...cho các đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách; phổ biến các mô hình vay vốn làm ăn hiệu quả, các mô hình sản xuất kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu, góp phần quan trọng trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn.

- Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ, Báo Hà Nội Mới, Báo Kinh tế và Đô thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Trung tâm Truyền thông, Dữ liệu và Công nghệ số và các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn Thành phố; Trung tâm phục vụ Hành chính công Thành phố.

- Đơn vị phối hợp: Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

2. Tập trung nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội

2.1. Đảm bảo nguồn vốn ủy thác qua Chi nhánh NHCSXH Thành phố thực hiện tín dụng chính sách xã hội được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm của Thành phố, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay của các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn, nhất là các đối tượng đặc thù được quy định tại Nghị quyết của HĐND Thành phố; các đối tượng yếu thế của xã hội; người lao động chưa có việc làm/bị mất việc làm, đặc biệt là người lao động bị mất việc làm sau khi thực hiện chia tách sáp nhập địa giới hành chính, tinh gọn bộ máy quản lý trên địa bàn; đối tượng thụ hưởng chương trình tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù, học sinh sinh viên, nước sạch và vệ sinh môi trường, nhà ở xã hội... Chủ động tham mưu giải pháp về tín dụng chính sách xã hội gắn với bố trí ngân sách Thành phố để triển khai thực hiện trong các Chương trình, Kế hoạch của Thành phố về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội hàng năm và giai đoạn 5 năm phù hợp với bối cảnh thực tế của từng giai đoạn.

Trong giai đoạn 2025-2030, tập trung bố trí vốn từ ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh NHCSXH Thành phố khoảng 6.000 tỷ đồng để cho vay đáp ứng nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn theo kết quả rà soát và báo cáo của các Sở, ngành liên quan, trong đó, nguồn vốn đã rà soát để cho vay giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân Thủ đô khoảng 5.000 tỷ đồng, nguồn vốn dự kiến bổ sung để cho vay các đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2024/NĐ-CP ngày 26/7/2024 của Chính phủ, góp phần thực hiện có hiệu quả Luật Thủ đô và Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 1.000 tỷ đồng.

- Đơn vị thực hiện:

+ Sở Tài chính chủ trì tham mưu thực hiện nội dung liên quan đến bố trí ngân sách Thành phố chuyển bổ sung vốn ủy thác qua Chi nhánh NHCSXH Thành phố hàng năm và giai đoạn 5 năm.

+ Sở Nội vụ chủ trì tham mưu thực hiện các nội dung liên quan đến công tác rà soát nhu cầu vay của các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn làm cơ sở bố trí nguồn vốn ủy thác qua Chi nhánh NHCSXH Thành phố.

+ Sở Nông nghiệp và Môi trường, Công an Thành phố, Sở Xây dựng, Chi nhánh NHCSXH Thành phố và các Sở, ngành, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tham mưu các nội dung liên quan đến cơ chế chính sách, xây dựng giải pháp về tín dụng chính sách xã hội đối với các đối tượng thụ hưởng trong các Chương trình, Kế hoạch của Thành phố về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội hàng năm và giai đoạn 5 năm.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên, theo yêu cầu thực tế.

2.2. Rà soát, tham mưu đề xuất tập trung các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, nguồn vốn có tính chất từ thiện, nguồn tiền tạm thời chưa sử dụng từ các quỹ của các tổ chức, các Hội đặc thù và sở, ngành các cấp, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế gửi vào NHCSXH nhằm tạo nguồn lực để thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

- Đơn vị thực hiện: Các Sở, ngành, cơ quan liên quan của Thành phố; UBND các cấp; các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội; Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội.

- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...