Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 544/KH-UBND năm 2025 thực hiện Chương trình hành động 75-CTr/TU thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới do tỉnh Phú Thọ ban hành

Số hiệu 544/KH-UBND
Ngày ban hành 10/02/2025
Ngày có hiệu lực 10/02/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Nguyễn Huy Ngọc
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 544/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 10 tháng 02 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG SỐ 75-CTR/TU NGÀY 06/01/2025 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 39-CT/TW NGÀY 30/10/2024 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Thực hiện Chương trình hành động số 75-CTr/TU ngày 06/01/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30/10/2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới (sau đây gọi tắt là Chương trình hành động số 75-CTr/TU); Xét đề nghị của Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh tỉnh tại Văn bản số 55/NHCS-KHNV ngày 17/01/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai kịp thời, có hiệu quả Chương trình hành động số 75-CTr/TU nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội; tạo chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ trong hành động thực hiện tốt Chỉ thị số 39-CT/TW và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

- Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp cần xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo trong việc thực hiện các cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

2. Yêu cầu

Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để tổ chức thực hiện hiệu quả nội dung Chương trình hành động số 75-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư, các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương về tín dụng chính sách xã hội; góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội; giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội phát triển theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực triển khai thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn; tiếp nhận và phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ cho các đối tượng khách hàng của Ngân hàng Chính sách xã hội cũng như mở rộng các dịch vụ khác khi được triển khai. Đặt tín dụng chính sách xã hội trong tổng thể thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021 - 2030, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2026 - 2030, Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030 và các chương trình mục tiêu quốc gia.

2. Mục tiêu cụ thể

- Thực hiện có hiệu quả mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội. Tăng cường nguồn lực cho Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội. Trong đó: (i) tăng trưởng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bình quân hằng năm khoảng 10%; (ii) cơ cấu nguồn vốn theo hướng ổn định, bền vững, hằng năm ngân sách địa phương ủy thác nguồn vốn để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác chiếm khoảng 15% - 20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của Ngân hàng Chính sách xã hội và đảm bảo đến năm 2030 tỷ trọng nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang chiếm 15% tổng nguồn vốn hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn.

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Tổ chức chính trị - xã hội thực hiện vai trò giám sát, phản biện xã hội. Tăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” các cấp, từ đó góp phần bổ sung nguồn vốn cho tín dụng chính sách xã hội.

- Thực hiện tốt các chương trình tín dụng chính sách xã hội được Chính phủ giao và các chương trình tín dụng do địa phương giao vốn ủy thác; 100% người nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính do Ngân hàng Chính sách xã hội cung cấp. Tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1%/tổng dư nợ. Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, có đạo đức nghề nghiệp, có đầy đủ kỹ năng nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, hiện đại hóa ngân hàng trong hoạt động Ngân hàng Chính sách xã hội nhằm phục vụ tốt hơn các đối tượng chính sách, góp phần thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

- Cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục tổ chức nghiên cứu, quán triệt và tuyên truyền sâu rộng, đầy đủ Chương trình hành động số 75-CTr/TU của Tỉnh ủy và Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư. Nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu địa phương, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và thực hiện đầy đủ, sâu sắc các quan điểm về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội tại Chỉ thị số 39-CT/TW, nhất là các quan điểm: Tín dụng chính sách xã hội là một giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Bổ sung, lồng ghép các nội dung hoạt động tín dụng chính sách xã hội với các kế hoạch, chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, đào tạo nghề, tạo việc làm, phát triển nhà ở xã hội nhằm giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả, cải thiện đời sống nhân dân.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan chuyên môn trong việc tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

2. Tập trung nguồn lực nhằm thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

- Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các nguồn lực để thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn huy động, nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân có tính chất từ thiện và các nguồn vốn hợp pháp khác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để quản lý, cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định.

- Xác định nội dung, nhiệm vụ cân đối ưu tiên bố trí đủ, kịp thời nguồn vốn từ ngân sách địa phương theo hướng tích hợp các chương trình tín dụng chính sách xã hội trong quyết định đầu tư công, gắn việc chuyển vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội với việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội hằng năm trên địa bàn, nhất là việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030.

3. Tiếp tục phát huy vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn

- Thực hiện việc lồng ghép tín dụng chính sách xã hội với các chương trình giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới để phát huy hiệu quả các hoạt động đầu tư, hướng đến mục tiêu các xã, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

- Phối hợp xây dựng các chương trình, dự án, gắn kết giữa đầu tư các mô hình kinh tế, phát triển sản phẩm OCOP với nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa; đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, đào tạo nghề giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Kịp thời phát hiện, tuyên truyền nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay, gương điển hình trong triển khai thực hiện tạo sự lan tỏa sâu rộng trong xã hội, tạo sự tin tưởng, đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.

4. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...