Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 1013/KH-UBND năm 2025 triển khai Kế hoạch 309-KH/TU thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới do tỉnh Gia Lai ban hành

Số hiệu 1013/KH-UBND
Ngày ban hành 19/04/2025
Ngày có hiệu lực 19/04/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Nguyễn Tuấn Anh
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1013/KH-UBND

Gia Lai, ngày 19 tháng 4 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH SỐ 309-KH/TU NGÀY 17 THÁNG 01 NĂM 2025 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 39-CT/TW NGÀY 30 THÁNG 10 NĂM 2024 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TRONG GIAI ĐOẠN MỚI

Căn cứ Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30 tháng 10 năm 2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới (viết tắt là Chỉ thị số 39-CT/TW);

Căn cứ Quyết định số 05/QĐ-TTg ngày 04 tháng 01 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030 và Công văn số 1069/TTg-KTTH ngày 17 tháng 12 năm 2024 về việc triển khai Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội;

Thực hiện Kế hoạch số 309-KH/TU ngày 17 tháng 01 năm 2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (viết tắt Kế hoạch số 309-KH/TU) về triển khai thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 30 tháng 10 năm 2024 của Ban Bí thư về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới;

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện trên địa bàn tỉnh Gia Lai, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Quán triệt, tuyên truyền, triển khai nội dung Chỉ thị số 39-CT/TW, Kế hoạch số 309-KH/TU nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ trong nhận thức và hành động của các sở, ngành, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các sở, ngành, các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

- Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW, Kế hoạch số 309-KH/TU phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh, xác định các nội dung trọng tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 39-CT/TW trên địa bàn tỉnh.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về vị trí, vai trò của tín dụng chính sách xã hội. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các sở, ngành, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

- Các sở, ngành, các thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, cũng như hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, khẳng định tín dụng chính sách xã hội là một giải pháp sáng tạo, có tính nhân văn sâu sắc, góp phần quan trọng trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; thể hiện quan điểm của Đảng về phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm, phát triển kinh tế, gắn với phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; lấy con người làm trung tâm, không để ai bị bỏ lại phía sau; là công cụ kinh tế thực hiện vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; là động lực, nguồn lực để những người thụ hưởng chính sách xã hội tích cực, chủ động tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện cuộc sống.

2. Nâng cao vai trò của các sở, ngành, chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đối với tín dụng chính sách xã hội.

- Xác định tín dụng chính sách xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị, địa phương và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, chương trình mục tiêu quốc gia.

- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác tín dụng chính sách xã hội và Chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 05/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Các sở, ngành, chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội các cấp xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện tín dụng chính sách xã hội; tăng cường phối hợp trong xây dựng, triển khai các chương trình tín dụng chính sách xã hội; đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm; xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất, kinh doanh giỏi, sử dụng vốn vay hiệu quả.

- Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện tốt chức năng tuyên truyền, giám sát và phản biện xã hội đối với việc xây dựng và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội. Các tổ chức chính trị - xã hội nâng cao vai trò, trách nhiệm nhận ủy thác cho vay, tích cực phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và chính quyền địa phương nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền tín dụng chính sách, việc bình xét cho vay, quản lý và hướng dẫn đoàn viên, hội viên sử dụng vốn vay có hiệu quả; nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình tiên tiến, gắn với Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững".

3. Rà soát, tham mưu hoàn thiện các chính sách về tín dụng chính sách xã hội: Rà soát, tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các chính sách cho vay; mở rộng phạm vi, quy mô, đối tượng, nâng mức cho vay, thời hạn vay phù hợp với mục tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chú trọng cung cấp tín dụng chính sách xã hội cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, học sinh, sinh viên nghèo và các trường hợp khẩn cấp khác... Thực hiện mức ưu đãi cao nhất dành cho hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp đến là hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo; các đối tượng chính sách khác. Mức ưu đãi được điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế.

- Lồng ghép tín dụng chính sách xã hội trong quyết định đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, chính sách an sinh xã hội của tỉnh; xây dựng các Đề án cho vay ưu đãi bằng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác; gắn tín dụng chính sách xã hội với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, cho vay phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, hỗ trợ cải thiện nhà ở; phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống; cho vay phát triển du lịch nông thôn... Quan tâm chính sách hỗ trợ tín dụng cho các đối tượng hộ người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo để triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi để các hộ dân vay vốn ưu đãi để cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương ngăn chặn và xóa bỏ hoàn toàn “tín dụng đen” ở khu vực nông thôn, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các hoạt động sản xuất theo chuỗi, liên kết hợp tác nhằm thay đổi phương thức sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng vốn cho người nghèo.

4. Ưu tiên tập trung nguồn lực, đa dạng hóa các kênh huy động vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục tập trung các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước và có tính chất ngân sách nhà nước; ưu tiên nguồn lực để thực hiện tín dụng chính sách xã hội, bảo đảm nguồn vốn hoạt động được bố trí trong dự toán ngân sách, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội; giai đoạn 2026-2030, phấn đấu ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, phấn đấu hằng năm chiếm khoảng 15 - 20% tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của Ngân hàng Chính sách xã hội, mục tiêu đến cuối năm 2030 nguồn vốn ủy thác từ ngân sách địa phương chiếm 15% tổng nguồn vốn thực hiện tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Tập trung các giải pháp tăng cường công tác huy động tiền gửi của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn; các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh rà soát các nguồn quỹ, nguồn vốn gửi vào Ngân hàng Chính sách xã hội; đẩy mạnh cuộc vận động đóng góp vào Quỹ “Vì người nghèo” để bổ sung nguồn vốn, góp phần tăng cường nguồn lực để thực hiện cho vay các chương trình tín dụng chính sách xã hội.

5. Tiếp tục duy trì mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách xã hội đặc thù của Ngân hàng Chính sách xã hội. Thực hiện tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp trong hoạt động và công tác kiểm tra, giám sát, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn; nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng chính sách xã hội tại địa phương; nâng cao hiệu quả hoạt động các điểm giao dịch xã, phường, thị trấn; nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn.

- Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh chủ động thực hiện tốt việc huy động nguồn vốn, quản lý và sử dụng vốn an toàn, hiệu quả; chủ động tham mưu làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng, hiệu lực hệ thống kiểm tra, giám sát, năng lực dự báo, phân tích; phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc theo dõi, giám sát, đôn đốc, thu hồi và xử lý nợ trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội có năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, có uy tín, phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, tận tâm, tận tụy phục vụ người dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ làm công tác tín dụng chính sách xã hội từ tỉnh đến cơ sở.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hoạt động ngân hàng; khuyến khích phát triển các nền tảng số; số hoá quy trình quản lý và tổ chức thực hiện chính sách, bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật, chú trọng thực hiện kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành để cập nhật và quản lý đối tượng thụ hưởng tín dụng chính sách xã hội, kiểm soát “tín dụng đen” một cách hiệu quả. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận tín dụng chính sách xã hội một cách kịp thời.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...