Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 68/KH-UBND thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ” trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Số hiệu 68/KH-UBND
Ngày ban hành 11/04/2025
Ngày có hiệu lực 11/04/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Lâm Hải Giang
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 68/KH-UBND

Bình Định, ngày 11 tháng 4 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ HỢP TÁC XÃ DO PHỤ NỮ THAM GIA QUẢN LÝ, TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2025

Thực hiện Quyết định số 2165/QĐ-UBND ngày 14/6/2023 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Định (gọi tắt là Đề án 01), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án 01 trên địa bàn tỉnh năm 2025 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ, nhiệm vụ hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đáp ứng tình hình mới. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về kinh tế tập thể, hợp tác xã; tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ; hỗ trợ, tư vấn, xây dựng các hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý đảm bảo thực chất, hiệu quả, không chạy theo hình thức, xuất phát từ nhu cầu của hội viên phụ nữ tại địa phương, góp phần thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, việc làm.

- Cụ thể hoá các chỉ tiêu, nội dung, nhiệm vụ, giải pháp triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 01/QĐ-TTg  ngày 03/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”.

- Hỗ trợ phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình hợp tác xã có phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ cả về quy mô và chất lượng hoạt động.

2. Yêu cầu: Tăng cường công tác phối hợp, phát huy vai trò của các Sở, ban, ngành, các hội đoàn thể, các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ nguồn lực, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của Đề án; chú trọng lồng ghép thực hiện có hiệu quả với các đề án, chương trình, dự án khác có liên quan đang được các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh triển khai thực hiện.

II. MỤC TIÊU

1. Duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động 18 Hợp tác  xã; các tổ hợp tác, tổ liên kết do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành được các cấp   Hội hỗ trợ thành lập. Tạo việc làm ổn định cho thành viên, lao động nữ trong hợp  tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết.

2. 100% nữ quản lý của hợp tác xã (Chủ tịch, thành viên Hội đồng quản trị hợp tác xã; giám đốc, Tổng Giám đốc hợp tác xã, thành viên Ban kiểm soát) được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành phù hợp với hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã; đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, người lao động trong hợp tác xã, hội viên, phụ nữ có nhu cầu tham gia phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

3. Vận động, hỗ trợ thành lập mới 02 hợp tác xã có phụ nữ tham gia quản lý, điều hành.

4. 100% cán bộ Hội làm công tác hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã được tập huấn; ít nhất 80% cán bộ Hội các cấp được nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên, phụ nữ tham gia phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Tuyên truyền, vận động phụ nữ nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, về bình đẳng giới trong phát triển kinh tế, việc làm

- Đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền. Xây dựng phóng sự về các điển hình phụ nữ trong phát triển hợp tác xã, các chính sách cụ thể của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.

- Xây dựng và duy trì các chuyên trang, chuyên mục về hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, đài, Fanpage của Hội. Tăng cường phối hợp truyền thông lợi ích của kinh tế tập thể, kết quả thực hiện Đề án 01; giới thiệu các tập thể, cá nhân điển hình trong xây dựng, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, tạo nhiều việc làm cho lao động nữ.

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tập thể, hợp tác xã nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất xuyên suốt trong lãnh đạo, chỉ đạo của cán bộ, hội viên, phụ nữ về vai trò, tầm quan trọng của kinh tế tập thể, hợp tác xã đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của tỉnh.

2. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ

- Tập trung rà soát tình hình hoạt động và những khó khăn, vướng mắc của các hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, có đa số lao động là nữ, từ đó có biện pháp cụ thể giúp các hợp tác xã nâng cao chất lượng hoạt động.

- Tư vấn, hướng dẫn hợp tác xã chủ động xây dựng lộ trình phát triển, gia tăng thành viên, tăng giá trị vốn điều lệ; huy động tín dụng nội bộ. Tăng cường hoạt động hợp tác, tiếp nhận nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình quốc tế (nếu có).

- Kết nối các sàn giao dịch thương mại điện tử/kênh/chợ mua sắm online để quảng bá, giới thiệu sản phẩm của hợp tác xã: Cổng thông tin điện tử của Hội, Báo Phụ nữ Việt Nam; kênh thông tin của các huyện/thị xã/thành phố, tham gia liên kết theo chuỗi giá trị,…

- Tổ chức các hội nghị, diễn đàn kết nối, liên kết giữa hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ, doanh nghiệp và nhà phân phối để đầu tư vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng khoa học công nghệ; hỗ trợ đăng ký nhãn mác, bảo hộ thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, định danh vùng trồng,... kết nối cung cầu, phát triển hệ thống phân phối sản phẩm.

- Chú trọng phát triển các hợp tác xã có ngành nghề mà phụ nữ có thế mạnh, phù hợp với đặc điểm của lao động nữ (nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, thủ công mỹ nghệ, đan lát, dệt thổ cẩm, may mặc, …), hợp tác xã gắn liền với đặc thù địa phương, gắn với làng nghề truyền thống, bảo tồn văn hoá, phát huy tài nguyên bản địa, …; hợp tác xã sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, tham gia chuỗi cung ứng, chế biến, sản phẩm OCOP… tăng khả năng tạo cơ hội việc làm cho lao động nữ.

3. Hỗ trợ, tư vấn, xây dựng các hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành; hợp tác xã tạo nhiều việc làm cho lao động nữ

- Hỗ trợ tư vấn pháp lý, vận động kết nối nguồn lực thành lập mới các hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành; các hợp tác xã tạo nhiều việc làm cho lao động nữ gắn với sản xuất các sản phẩm chủ lực của từng vùng, từng địa phương, sản phẩm OCOP, sản phẩm an toàn, công nghệ cao.

- Hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn hợp tác xã, tổ hợp tác xây dựng phương án sản xuất kinh doanh; phương án thu hút, mở rộng thành viên; tư vấn xây dựng điều lệ; hướng dẫn thủ tục sắp xếp, củng cố tổ chức, hoạt động của hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành, các hợp tác xã tạo nhiều việc làm cho lao động nữ phù hợp với các quy định hiện hành. Hỗ trợ thành lập, ra mắt hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ tham gia quản lý, điều hành.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...