Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 67/KH-UBND về tuyên truyền công tác An toàn thực phẩm Thành phố Hà Nội năm 2025

Số hiệu 67/KH-UBND
Ngày ban hành 04/03/2025
Ngày có hiệu lực 04/03/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Trọng Đông
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 67/KH-UBND

Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

TUYÊN TRUYỀN CÔNG TÁC AN TOÀN THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2025

Căn cứ Kế hoạch số 397/KH-UBND ngày 31/12/2024 của UBND Thành phố về công tác An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội năm 2025; Kế hoạch 302/KH-UBND ngày 22/10/2024 của UBND Thành phố về Cao điểm truyền thông về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2024 - 2025. Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, chủ động trong việc bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi người tiêu dùng, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tuyên truyền công tác An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội năm 2025, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tạo sự chuyển biến thực chất trong nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP).

- Nâng cao vai trò, tầm quan trọng của công tác đảm bảo ATTP đối với việc bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Thành phố.

- Huy động sự tham gia phối hợp các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn Thành phố trong tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia vào các hoạt động bảo đảm chất lượng, vệ sinh ATTP.

2. Yêu cầu

- Tuyên truyền kịp thời các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố. Chú trọng tuyên truyền trong các dịp cao điểm về ATTP như: Tháng hành động về ATTP, Tết Trung thu, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán…

- Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, sáng tạo, linh hoạt, căn cứ đặc điểm, tình hình thực tế trên địa bàn để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người dân.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

1. Nội dung tuyên truyền

- Tuyên truyền, quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác an toàn thực phẩm: nội dung Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; nội dung Chỉ thị số 17-CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm trong tình hình mới; nội dung Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 11/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm; nội dung Chỉ thị số 34-CT/TU ngày 16/8/2024 của Ban thường vụ Thành ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới trên địa bàn Thành phố và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố.

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ATTP: Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; quyền và nghĩa vụ của người cung ứng và người tiêu dùng thực phẩm, trong đó có việc yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn, yêu cầu chuyên môn với các chủ thể và các công đoạn cung ứng thực phẩm. Tăng cường lồng ghép tuyên truyền các nội dung về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhấn mạnh nhóm quyền “lựa chọn” để phát tín hiệu thị trường, cảnh báo cộng đồng, đấu tranh, lên án các chủ thể vi phạm pháp luật, tẩy chay sản phẩm thực phẩm vi phạm tiêu chuẩn, quy chuẩn về vệ sinh, an toàn.

- Phổ biến kiến thức, kỹ năng thực hành đúng về ATTP cho người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng Thành phố nhằm hạn chế các vụ ngộ độc và các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, không mua thực phẩm không rõ nguồn gốc và không đảm bảo chất lượng, vệ sinh ATTP. Tuyên truyền đề cao yếu tố đạo đức của người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Tuyên truyền về thực trạng công tác ATTP và công tác triển khai thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm ATTP trên địa bàn Thành phố. Kịp thời cảnh báo các nguy cơ gây mất ATTP; thông tin công khai và đấu tranh với các hành vi vi phạm ATTP. Tập trung tuyên truyền trong các dịp cao điểm về ATTP như: Tháng hành động về ATTP, Tết Trung thu, Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán…

- Tuyên truyền các tấm gương điển hình của các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân làm tốt công tác bảo đảm bảo ATTP, biểu dương kịp thời các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn; đồng thời, có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.

- Công khai thông tin các doanh nghiệp, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm mất an toàn, đã bị các cơ quan chức năng xử phạt, nhắc nhở; tiếp tục công khai thông tin nhắc nhở đến khi các đơn vị đó đã khắc phục, sửa đổi, bảo đảm ATTP.

2. Hình thức tuyên truyền

2.1. Tuyên truyền trên báo chí

- Chủ động cung cấp thông tin cho báo chí thông qua: Thông tin báo chí, báo cáo, văn bản phối hợp tuyên truyền, thông tin trên Cổng thông tin điện tử của Sở Y tế; họp báo (trong trường hợp cần thiết) …

- Các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí phối hợp với Thành phố chủ động thông tin công tác ATTP, đặc biệt lan tỏa sâu rộng những nội dung được các cơ quan chức năng của Thành phố cung cấp, đồng thời chủ động khai thác, phản ánh thực tế cuộc sống, tham gia phát hiện, tích cực đấu tranh về mặt truyền thông với vấn đề mất ATTP; đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền (tin, bài, phóng sự, megastory, video clip…) về việc đảm bảo ATTP trên địa bàn Thành phố.

2.2. Tuyên truyền trên trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội

- Đăng tải thông tin kịp thời trên các trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội (Zalo, Facebook, Lotus…); lan toả những thông tin tích cực, gương người tốt - việc tốt, điển hình tiên tiến, cách làm hay trong công tác đảm bảo ATTP của Thành phố; góp phần cùng với các cơ quan báo chí, truyền thông đấu tranh, phê phán các hành vi gây mất ATTP.

- Thiết lập, đưa vào vận hành và quản lý Fanpage chính thức (có tick xanh) của Ban Chỉ đạo công tác ATTP Thành phố nhằm cung cấp thông tin chính thống, tập trung, kịp thời; đồng thời là kênh tương tác hai chiều giữa người dân và các cơ quan chức năng trong tiếp nhận và xử lý thông tin liên quan đến ATTP; là kênh thông tin uy tín, đáng tin cậy để các cơ quan truyền thông khai thác thông tin, góp phần lan tỏa mạnh mẽ các thông điệp của Ban Chỉ đạo.

2.3. Tuyên truyền qua tập huấn kiến thức cho các chủ thể

Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Môi trường, Công Thương chủ trì tập huấn quy chuẩn kỹ thuật và quy định cụ thể về điều kiện bảo đảm ATTP đối với các chủ thể là người tiêu dùng, người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; đề cao văn hóa, đạo đức trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm - ngành hàng có ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người, giống nòi dân tộc. Nội dung và các hoạt động tập huấn thường xuyên được cung cấp đến báo chí, truyền thông để phối hợp tuyên truyền.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...