Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 67/KH-UBND năm 2025 thực hiện Phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Số hiệu 67/KH-UBND
Ngày ban hành 13/06/2025
Ngày có hiệu lực 13/06/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Trà Vinh
Người ký Nguyễn Quỳnh Thiện
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 67/KH-UBND

Trà Vinh, ngày 13 tháng 6 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN PHONG TRÀO “BÌNH DÂN HỌC VỤ SỐ” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH

Thực hiện Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW ngày 21/3/2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số về triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số”; Quyết định số 550/QĐ-BKHCN ngày 14/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Phong trào Bình dân học vụ số của Bộ Khoa học và Công nghệ; Kế hoạch số 01-KH/BCĐ ngày 20/5/2025 của Ban Chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Phong trào “Bình dân học vụ số” trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Triển khai sâu rộng phong trào “Bình dân học vụ số” nhằm phổ cập kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng số cho người dân, hướng tới “xóa mù số”; mọi người dân đều được trang bị kiến thức, kỹ năng số cần thiết để áp dụng trong cuộc sống hằng ngày nhằm nắm bắt, tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, nâng cao năng suất lao động, tạo cơ hội việc làm mới và hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số; tham gia xây dựng chính phủ số, xã hội số, kinh tế số, công dân số.

b) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị liên quan (gọi tắt là cơ quan, đơn vị), nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Phong trào “Bình dân học vụ số”, thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phổ cập tri thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng số cho người dân; đồng thời đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

c) Tuyên truyền nâng cao nhận thức, quyết tâm, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thực hiện chuyển đổi số trong cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp, tạo niềm tin, khí thế mới trong xã hội. Triển khai sâu rộng Phong trào “học tập số”, phổ cập nâng cao kiến thức khoa học, công nghệ, kiến thức số trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân; các phong trào khởi nghiệp, sáng tạo, cải tiến nâng cao hiệu quả công việc, năng suất lao động, khơi dậy tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, phát huy trí tuệ thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

2. Yêu cầu

a) Phong trào “Bình dân học vụ số” được triển khai toàn diện, sâu rộng đến các ấp, khóm,… trên địa bàn tỉnh, tạo nên cuộc vận động toàn dân thi đua học tập, rèn luyện kỹ năng số, tích cực tham gia vào tiến trình chuyển đổi số. Cán bộ, công chức, viên chức tiên phong, gương mẫu thực hiện Phong trào “Bình dân học vụ số”, góp phần lan tỏa tinh thần tự học, tự nâng cao tri thức, kỹ năng số.

b) Thực hiện bài bản, khoa học, linh hoạt và sáng tạo, bám sát tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị; phát huy cao độ vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, Tổ công nghệ số cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp,… triển khai thực hiện các phương pháp học tập đa dạng, phong phú. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số, trí tuệ nhân tạo và các nền tảng học tập trực tuyến, bảo đảm phương thức tiếp cận linh hoạt, phù hợp với mọi đối tượng, nhất là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

c) Công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện Phong trào “Bình dân học vụ số” phải có trọng tâm, trọng điểm, hình thức tổ chức đa dạng, phong phú, sáng tạo, linh hoạt, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong xã hội.

d) Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, bảo đảm hiệu quả thực chất. Kết quả của Phong trào “Bình dân học vụ số” phải được đo lường bằng sự thay đổi căn bản về năng lực số của người dân, thúc đẩy kinh tế số, xây dựng xã hội số và hướng tới mục tiêu Trà Vinh trở thành tỉnh khá trong cả nước về chuyển đổi số.

đ) Bảo đảm an ninh dữ liệu, an toàn thông tin trong suốt quá trình triển khai thực hiện Phong trào “Bình dân học vụ số”.

II. MỤC TIÊU

1. Năm 2025

a) Trên 80% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công có hiểu biết về chuyển đổi số, kiến thức và kỹ năng số, sử dụng được các nền tảng, dịch vụ số phục vụ công việc.

b) 100% học sinh cấp tiểu học có khả năng nhận diện, phân biệt, sử dụng được các chức năng và tính năng cơ bản của thiết bị phần cứng của một số thiết bị số thông dụng. 100% học sinh trung học và sinh viên trên địa bàn tỉnh được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu và sáng tạo, có kỹ năng an toàn trong học tập và tương tác xã hội trong môi trường số.

c) Trên 80% người dân trong độ tuổi trưởng thành có tri thức cơ bản về chuyển đổi số, có kỹ năng số, sử dụng được thiết bị thông minh để khai thác thông tin, sử dụng nền tảng, dịch vụ số thiết yếu, biết bảo vệ bản thân trên môi trường số.

d) Trên 40% người dân trong độ tuổi trưởng thành trên địa bàn tỉnh được xác nhận đạt phổ cập tri thức về chuyển đổi số, kỹ năng số trên nền tảng VNeID.

đ) Trên 80% người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có kiến thức cơ bản về công nghệ số, có kỹ năng số, sử dụng thiết bị thông minh để phục vụ sản xuất, kinh doanh nâng cao năng suất lao động.

2. Năm 2026

a) 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công có hiểu biết về chuyển đổi số, kiến thức và kỹ năng số, sử dụng tốt các nền tảng, dịch vụ số phục vụ công việc.

b) 100% học sinh từ cấp tiểu học được trang bị kiến thức, kỹ năng số để phục vụ học tập, nghiên cứu và sáng tạo, nhận biết được nguy cơ, có kỹ năng đảm bảo an toàn trong môi trường số; có ít nhất 50% sinh viên các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh thành thạo công nghệ số chuyên sâu gắn với nghề nghiệp đang học.

c) 100% người dân trưởng thành có tri thức cơ bản về chuyển đổi số, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để khai thác thông tin, sử dụng nền tảng, dịch vụ số thiết yếu, tham gia tương tác, an toàn trên môi trường số.

d) Trên 60% người dân trong độ tuổi trưởng thành trên địa bàn tỉnh được xác nhận đạt phổ cập tri thức về chuyển đổi số, kỹ năng số trên nền tảng VNeID.

đ) 100% người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có kiến thức về công nghệ số, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để phục vụ sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...