Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 377/KH-UBND năm 2025 thực hiện Quyết định 27/QĐ-TTg thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Số hiệu 377/KH-UBND
Ngày ban hành 22/05/2025
Ngày có hiệu lực 22/05/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Bùi Đình Long
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 377/KH-UBND

Nghệ An, ngày 22 tháng 5 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 27/QĐ-TTG NGÀY 03/01/2025 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN KHUYẾN NGHỊ CỦA ỦY BAN VỀ QUYỀN TRẺ EM CỦA LIÊN HỢP QUỐC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

Thực hiện Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 03/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh với các nội dung trọng tâm như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả nội dung Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 03/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc.

- Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể và cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân trong việc thực hiện công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em (BVTE); tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục và BVTE trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Căn cứ nội dung Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 03/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Khuyến nghị của Ủy ban về quyền trẻ em của Liên hợp quốc các sở, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, trách nhiệm, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục và BVTE.

- Xác định trách nhiệm cụ thể, lộ trình thực hiện khuyến nghị phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tình hình của các sở, ngành, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và địa phương.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá định kỳ việc thực hiện quyền trẻ em và thực hiện khuyến nghị.

II. NỘI DUNG VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tiếp tục nghiên cứu, rà soát và đề xuất xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề trẻ em, trọng tâm là:

- Các biện pháp thực hiện pháp luật, chính sách về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, tư pháp thân thiện với trẻ em và người chưa thành niên.

- Các chính sách hỗ trợ chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em; các chính sách trợ giúp nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em dân tộc thiểu số và miền núi, trẻ em trong các hộ gia đình nghèo, cận nghèo, trẻ em di cư và trong các gia đình công nhân tại các khu công nghiệp, trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh, thảm họa.

2. Đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong thực hiện quyền trẻ em:

- Đa dạng sản phẩm và các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng và truyền thông trực tiếp đến gia đình, cơ sở giáo dục và cộng đồng.

- Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em, trong đó, chú trọng: chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em, tạo lập môi trường sống an toàn, thân thiện cho trẻ em; phòng, chống xâm hại trẻ em; bảo vệ trẻ em trong quá trình tố tụng, xử lý vi phạm hành chính; bảo vệ trẻ em trong thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, nhất là tai nạn đuối nước trẻ em; thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề của trẻ em.

3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, người làm công tác trẻ em: Củng cố, kiện toàn cơ cấu tổ chức và nhân lực làm công tác trẻ em. Nâng cao năng lực quản lý, cung cấp dịch vụ, kỹ năng chăm sóc giáo dục và BVTE cho đội ngũ làm công tác trẻ em các cấp, các ngành, các tổ chức, đặc biệt là cấp cơ sở, cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em.

4. Phát triển hệ thống dịch vụ bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề trẻ em: xây dựng và củng cố hệ thống cơ sở, mô hình cung cấp dịch vụ đáp ứng thực hiện quyền trẻ em; hình thành các phong trào, mạng lưới tình nguyện và khuyến khích hoạt động của Quỹ bảo trợ trẻ em để hỗ trợ việc thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em.

5. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quyền trẻ em và các vấn đề liên quan đến trẻ em: Các Sở, ngành, địa phương, theo thẩm quyền tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất các tổ chức, đơn vị liên quan để đảm bảo trẻ em được bảo vệ khỏi mọi hình thức xâm hại, bạo lực; đồng thời, đề xuất các biện pháp khắc phục kịp thời nếu phát hiện vi phạm.

6. Đảm bảo kinh phí thực hiện quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề về trẻ em:

- Các sở, ngành và địa phương có trách nhiệm bố trí ngân sách để thực hiện việc chăm sóc giáo dục và BVTE và thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em. Ưu tiên phân bổ nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn.

- Vận động sự tham gia đóng góp nguồn lực của các tổ chức, doanh nghiệp, gia đình, cá nhân trong và ngoài nước trong việc thực hiện quyền trẻ em, các mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em và giải quyết các vấn đề trẻ em.

7. Tăng cường hợp tác quốc tế để bảo đảm thực hiện quyền trẻ em phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; hợp tác thúc đẩy các sáng kiến hỗ trợ trẻ em, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực và các mô hình tốt từ các quốc gia phát triển góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ quyền trẻ em và giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ em.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Tăng cường truyền thông, nâng cao năng lực cho chính quyền các cấp, gia đình, nhà trường, cộng đồng, trẻ em về Luật trẻ em, Công ước quốc tế về quyền trẻ em, nhất là phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; chống phân biệt, kỳ thị đối với trẻ em khuyết tật, trẻ em là nạn nhân bị mua bán người; xóa bỏ định kiến giới với trẻ em gái; chăm sóc thay thế cho trẻ em. Thúc đẩy vai trò của các tổ chức xã hội tham gia công tác truyền thông.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...