Kế hoạch 353/KH-UBND năm 2025 thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Số hiệu | 353/KH-UBND |
Ngày ban hành | 22/01/2025 |
Ngày có hiệu lực | 22/01/2025 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hải Dương |
Người ký | Nguyễn Minh Hùng |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 353/KH-UBND |
Hải Dương, ngày 22 tháng 01 năm 2025 |
Thực hiện Quyết định số 1121/QĐ-TTg ngày 25/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030 và tầm nhìn đến năm 2045” (sau đây viết tắt là Chiến lược), Quyết định số 3465/QĐ-BYT ngày 15/11/2024 của Bộ Y tế về Phê duyệt “Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024-2025”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Làm chậm sự tiến triển kháng thuốc và ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của các vi sinh vật kháng thuốc, bệnh truyền nhiễm, đồng thời đảm bảo sự sẵn có, liên tục các thuốc kháng vi sinh vật và sử dụng thuốc kháng vi sinh vật hợp lý để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật, góp phần bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người và động vật, hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể
2.1. Phấn đấu đến năm 2030
a) Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương và hiểu biết của nhân viên y tế, nhân viên thú y và người dân về phòng, chống kháng thuốc.
- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ các sở, ngành có liên quan và địa phương tổ chức phổ biến, quán triệt, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đạt 100%.
- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ hiểu biết đúng về phòng, chống kháng thuốc ở người trưởng thành, ở bà mẹ đạt ít nhất là 50% vào năm 2025 và đạt 60% vào năm 2030; ở nhân viên y tế, nhân viên thú y đạt ít nhất là 60% vào năm 2025 và đạt 70% vào năm 2030.
b) Mục tiêu 2: Tham gia hệ thống giám sát kháng thuốc để cảnh báo kịp thời về sự xuất hiện, lan truyền, mức độ và xu hướng kháng thuốc của các vi sinh vật.
- Chỉ tiêu 1: Tham gia hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc ở người: Có ít nhất 01 bệnh viện tham gia vào năm 2025 và ít nhất 02 bệnh viện tham gia vào năm 2030.
- Chỉ tiêu 2: Tham gia hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc ở động vật: Phối hợp với các phòng xét nghiệm tuyến Trung ương được chỉ định trong công tác giám sát kháng thuốc trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; tại tuyến tỉnh đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác giám sát kháng thuốc trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; rà soát, xây dựng và triển khai chương trình giám sát dư lượng kháng sinh trong sản phẩm có nguồn gốc động vật (trên cạn và dưới nước); tổ chức giám sát việc phối hợp trộn và sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.
- Chỉ tiêu 3: Ít nhất 90% cán bộ tham gia trong hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc trong lĩnh vực y tế và nông nghiệp được tập huấn chuyên môn về kỹ thuật nuôi cấy, định danh, kháng sinh đồ và sử dụng, quản lý dữ liệu giám sát kháng thuốc.
- Chỉ tiêu 4: Có báo cáo giám sát quốc gia về kháng thuốc đầy đủ theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
c) Mục tiêu 3: Giảm sự lan truyền của vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm.
- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ các bệnh viện thiết lập chỉ tiêu và triển khai kế hoạch kiểm soát mức độ kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong bệnh viện; đánh giá tuân thủ thực hành tốt về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn sinh học: tuyến tỉnh đạt ít nhất 40% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030; tuyến huyện đạt ít nhất 20% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.
- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ các bệnh viện thực hiện kỹ thuật vi sinh để chẩn đoán, điều trị và giám sát kháng thuốc: tại tuyến tỉnh đạt ít nhất 40% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030; tại tuyến huyện đạt ít nhất 15% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.
- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ các bệnh viện thực hiện việc triển khai giám sát chủ động nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế và triển khai các can thiệp làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn này trong bệnh viện: tuyến tỉnh đạt ít nhất 50% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030; tuyến huyện đạt ít nhất 20% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030:
d) Mục tiêu 4: Sử dụng thuốc kháng vi sinh vật ở người và động vật hợp lý, an toàn và có trách nhiệm.
- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh đạt ít nhất 30% vào năm 2025 và 50% vào năm 2030.
- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ các cơ sở khám, chữa bệnh cho động vật tuân thủ hướng dẫn sử dụng kháng sinh của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y đạt ít nhất 10% vào năm 2025 và 20% vào năm 2030.
2.2. Tầm nhìn đến năm 2045
Đến năm 2045 cơ bản kiểm soát tình trạng kháng thuốc; 100% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia hệ thống giám sát kháng thuốc; tổ chức thực hiện giám sát kháng thuốc, giám sát sử dụng, tiêu thụ kháng sinh có hiệu quả để ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của các vi sinh vật kháng thuốc, bệnh truyền nhiễm, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người và động vật, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác phối hợp hành động và đáp ứng liên ngành
- Nghiên cứu thành lập, ban hành quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo liên ngành về kháng thuốc để giám sát và điều phối các quyết định chính sách cho các hoạt động liên quan đến kháng thuốc trong tất cả các ngành, phù hợp với các mục tiêu y tế công cộng liên quan đến kháng thuốc. Thành lập, duy trì hoạt động của nhóm hỗ trợ kỹ thuật liên ngành hoặc từng ngành để rà soát, tổng hợp các giải pháp và sáng kiến đáp ứng với kháng thuốc và đưa ra các khuyến cáo về kỹ thuật cho Ban Chỉ đạo liên ngành về kháng thuốc.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 353/KH-UBND |
Hải Dương, ngày 22 tháng 01 năm 2025 |
Thực hiện Quyết định số 1121/QĐ-TTg ngày 25/9/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023-2030 và tầm nhìn đến năm 2045” (sau đây viết tắt là Chiến lược), Quyết định số 3465/QĐ-BYT ngày 15/11/2024 của Bộ Y tế về Phê duyệt “Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024-2025”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Làm chậm sự tiến triển kháng thuốc và ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của các vi sinh vật kháng thuốc, bệnh truyền nhiễm, đồng thời đảm bảo sự sẵn có, liên tục các thuốc kháng vi sinh vật và sử dụng thuốc kháng vi sinh vật hợp lý để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật, góp phần bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người và động vật, hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể
2.1. Phấn đấu đến năm 2030
a) Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương và hiểu biết của nhân viên y tế, nhân viên thú y và người dân về phòng, chống kháng thuốc.
- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ các sở, ngành có liên quan và địa phương tổ chức phổ biến, quán triệt, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đạt 100%.
- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ hiểu biết đúng về phòng, chống kháng thuốc ở người trưởng thành, ở bà mẹ đạt ít nhất là 50% vào năm 2025 và đạt 60% vào năm 2030; ở nhân viên y tế, nhân viên thú y đạt ít nhất là 60% vào năm 2025 và đạt 70% vào năm 2030.
b) Mục tiêu 2: Tham gia hệ thống giám sát kháng thuốc để cảnh báo kịp thời về sự xuất hiện, lan truyền, mức độ và xu hướng kháng thuốc của các vi sinh vật.
- Chỉ tiêu 1: Tham gia hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc ở người: Có ít nhất 01 bệnh viện tham gia vào năm 2025 và ít nhất 02 bệnh viện tham gia vào năm 2030.
- Chỉ tiêu 2: Tham gia hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc ở động vật: Phối hợp với các phòng xét nghiệm tuyến Trung ương được chỉ định trong công tác giám sát kháng thuốc trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản; tại tuyến tỉnh đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác giám sát kháng thuốc trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; rà soát, xây dựng và triển khai chương trình giám sát dư lượng kháng sinh trong sản phẩm có nguồn gốc động vật (trên cạn và dưới nước); tổ chức giám sát việc phối hợp trộn và sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.
- Chỉ tiêu 3: Ít nhất 90% cán bộ tham gia trong hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc trong lĩnh vực y tế và nông nghiệp được tập huấn chuyên môn về kỹ thuật nuôi cấy, định danh, kháng sinh đồ và sử dụng, quản lý dữ liệu giám sát kháng thuốc.
- Chỉ tiêu 4: Có báo cáo giám sát quốc gia về kháng thuốc đầy đủ theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền.
c) Mục tiêu 3: Giảm sự lan truyền của vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm.
- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ các bệnh viện thiết lập chỉ tiêu và triển khai kế hoạch kiểm soát mức độ kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong bệnh viện; đánh giá tuân thủ thực hành tốt về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn sinh học: tuyến tỉnh đạt ít nhất 40% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030; tuyến huyện đạt ít nhất 20% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.
- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ các bệnh viện thực hiện kỹ thuật vi sinh để chẩn đoán, điều trị và giám sát kháng thuốc: tại tuyến tỉnh đạt ít nhất 40% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030; tại tuyến huyện đạt ít nhất 15% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.
- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ các bệnh viện thực hiện việc triển khai giám sát chủ động nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế và triển khai các can thiệp làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn này trong bệnh viện: tuyến tỉnh đạt ít nhất 50% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030; tuyến huyện đạt ít nhất 20% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030:
d) Mục tiêu 4: Sử dụng thuốc kháng vi sinh vật ở người và động vật hợp lý, an toàn và có trách nhiệm.
- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh đạt ít nhất 30% vào năm 2025 và 50% vào năm 2030.
- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ các cơ sở khám, chữa bệnh cho động vật tuân thủ hướng dẫn sử dụng kháng sinh của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y đạt ít nhất 10% vào năm 2025 và 20% vào năm 2030.
2.2. Tầm nhìn đến năm 2045
Đến năm 2045 cơ bản kiểm soát tình trạng kháng thuốc; 100% cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia hệ thống giám sát kháng thuốc; tổ chức thực hiện giám sát kháng thuốc, giám sát sử dụng, tiêu thụ kháng sinh có hiệu quả để ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của các vi sinh vật kháng thuốc, bệnh truyền nhiễm, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người và động vật, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
II. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác phối hợp hành động và đáp ứng liên ngành
- Nghiên cứu thành lập, ban hành quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo liên ngành về kháng thuốc để giám sát và điều phối các quyết định chính sách cho các hoạt động liên quan đến kháng thuốc trong tất cả các ngành, phù hợp với các mục tiêu y tế công cộng liên quan đến kháng thuốc. Thành lập, duy trì hoạt động của nhóm hỗ trợ kỹ thuật liên ngành hoặc từng ngành để rà soát, tổng hợp các giải pháp và sáng kiến đáp ứng với kháng thuốc và đưa ra các khuyến cáo về kỹ thuật cho Ban Chỉ đạo liên ngành về kháng thuốc.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động cho từng lĩnh vực y tế, nông nghiệp, môi trường, công thương để giải quyết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc trong các lĩnh vực tương ứng theo hướng dẫn của Bộ, ngành liên quan. Nghiên cứu xây dựng văn bản thỏa thuận cam kết liên ngành về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2025-2030 giữa các sở, ngành và các đối tác (nếu có) để làm nền tảng cho sự hợp tác đa ngành, điều phối, triển khai, giám sat các hành động theo trách nhiệm cụ thể của mỗi ngành ở địa phương.
- Các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện,thị xã,thành phố chủ động triển khai phòng, chống kháng thuốc trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch, lồng ghép vào các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và ưu tiên phân bổ kinh phí hằng năm để thực hiện. Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Y tế) tổng hợp để báo cáo Bộ Y tế và các cơ quan liên quan theo quy định.
- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế và duy trì hiệu quả cơ chế phối hợp liên ngành, chia sẻ thông tin về sự đề kháng, sử dụng, tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật giữa các Sở, ban, ngành và các đối tác có liên quan từ tuyến tỉnh xuống đến tuyến xã.
- Triển khai thực hiện hiệu quả bộ chỉ số đánh giá và theo dõi việc triển khai Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc đối với lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công thương và môi trường do các Bộ, ngành Trung ương ban hành.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho cán bộ của các cơ quan, đơn vị tổ chức liên quan để triển khai các hoạt động về phòng, chống kháng thuốc theo đúng quy định.
- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý các trường hợp vi phạm sử dụng thuốc kháng sinh trong chăm sóc sức khỏe con người và động vật.
2. Triển khai các chính sách pháp luật, quy định chuyên môn
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ Hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi, Quyết định số 3609/QĐ-BNN-TY ngày 23/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021- 2025 và các quy định của pháp luật liên quan đến phòng, chống kháng thuốc ở người, động vật.
- Kịp thời triển khai các hướng dẫn chuyên môn, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng ngừa bệnh truyền nhiễm, kiểm soát nhiễm khuẩn, chẩn đoán và điều trị, sử dụng thuốc kháng vi sinh vật, an toàn sinh học trong y tế, nông nghiệp.
- Kịp thời triển khai các hướng dẫn chuyên môn, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thực hành chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; sản xuất, chế biến thực phẩm; quản lý, xử lý chất thải của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, cơ sở chế biến thực phẩm để kiểm soát dư lượng kháng sinh và các vi sinh vật kháng thuốc.
- Triển khai các chính sách, pháp luật nhằm quản lý và xử lý nếu sử dụng hoặc bán thuốc kháng vi sinh vật không có đơn thuốc; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê đơn kháng sinh sai mục đích hoặc lạm dụng kháng sinh trong điều trị người bệnh, không tuân thủ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế.
3. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông và vận động xã hội
- Xây dựng, phổ biến tài liệu truyền thông phù hợp với phương thức truyền thông và các nhóm đối tượng, trong đó chú trọng xây dựng các thông điệp mới, chủ chốt về kháng thuốc để tác động mạnh mẽ tới xã hội, hình thức đa dạng như: bản giấy, video, radio, chú trọng đến nền tảng xã hội về nguyên nhân gây kháng thuốc, hậu quả và các biện pháp phòng, chống kháng thuốc.
- Tăng cường truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về các nguyên nhân gây kháng thuốc, hậu quả của kháng thuốc và các biện pháp phòng, chống kháng thuốc; duy trì cam kết của cá nhân và xã hội đối với thay đổi hành vi để sử dụng thuốc kháng vi sinh vật có trách nhiệm, ngừng lạm dụng và sử dụng thuốc kháng vi sinh vật sai mục đích; thúc đẩy các hành vi lành mạnh để ngăn ngừa nhiễm trùng và sự lây lan của chúng, trong đó chú trọng đối với nhân viên y tế, thú y, người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; bà mẹ, phụ nữ, học sinh, sinh viên.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể, nhân viên y tế, thú y và người dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các hướng dẫn, khuyến cáo về phòng, chống kháng thuốc thông qua hệ thống thông tin truyền thông từ tuyến tỉnh tới tuyến xã.
- Tổ chức hội thảo, tọa đàm tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng, chống kháng thuốc, chủ trương chính sách, pháp luật phù hợp với từng đối tượng, trong đó chú trọng đối với nhân viên y tế, nhân viên thú ý, bà mẹ, phụ nữ, học sinh, sinh viên,...
- Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực cho bác sỹ, kỹ thuật viên vi sinh, dược sỹ, điều dưỡng, nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn, nhân viên thú y và các nhân viên liên quan về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm, sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn; sử dụng thuốc kháng vi sinh vật lựa chọn ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe con người; giám sát sự đề kháng, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật.
- Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, truyền thông và tổ chức đào tạo, tập huấn, phổi biến kiến thức cho dược sỹ tại các cơ sở bán lẻ thuốc về tuân thủ bán thuốc kháng sinh theo đơn hoặc bán thuốc theo đơn thuốc theo đơn thuốc điện tử.
- Tiến hành khảo sát, đánh giá năng lực thực hiện kỹ thuật vi sinh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị triển khai kỹ thuật nuôi cấy, định danh vi khuẩn tại các bệnh viện tuyến tỉnh và Trung tâm Y tế tuyến huyện có đủ năng lực thực hiện. Nghiên cứu đề xuất đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực triển khai các xét nghiệm sinh học phân tử để chủ động xác định tình trạng kháng thuốc trên địa bàn tỉnh và thực hiện giám sát kháng kháng sinh của các cơ sở y tế tham gia trong Hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc. Đặc biệt nghiên cứu, sắp xếp cơ sở vật chất; bổ sung trang thiết bị cho Bệnh viện đa khoa tỉnh để triển khai các kỹ thuật xác định đa tác nhân (vi khuẩn, vi rút, nấm,…); xác định đột biết gen kháng thuốc trên các tác nhân gây bệnh; xác định tác nhân mới, mới nổi bằng kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử.
- Phối hợp với các bệnh viện tuyến Trung ương tổ chức đào tạo, tập huấn và hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về vi sinh lâm sàng, chỉ định xét nghiệm vi sinh, kỹ thuật nuôi cấy, định danh, kháng sinh/nấm đồ và kiểm soát chất lượng xét nghiệm; quản lý dữ liệu giám sát kháng thuốc; xây dựng báo cáo kháng sinh đồ tích lũy; ngăn ngừa, phát hiện sớm và xử lý ổ dịch; sử dụng dữ liệu kháng thuốc trong xây dựng hướng dãn sử dụng kháng sinh; hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm.
- Thường xuyên tổ chức đánh giá chất lượng, thực trạng triển khai chương trình quản lý và sử dụng kháng sinh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập, tư nhân, đặc biệt tại các phòng khám tư nhân. Đôn đốc, hướng dẫn các cơ sở y tế có phòng xét nghiệm y học tự công bố trước khi hoạt động, đăng tải danh sách cơ sở y tế đã tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học trên trang thông tin điện tử của Sở Y tế; đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra các cơ sở y tế đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học hoặc đã tự công bố đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh tối thiểu 03 năm/lần; tiến hành xử lý hoặc kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với các cơ sở không đảm bảo quy định về an toàn sinh học theo đúng quy định.
- Củng cố năng lực và tham gia hệ thống giám sát kháng thuốc ở người, động vật và tại cộng đồng; tổ chức giám sát sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật để cung cấp bằng chứng đề xuất điều chỉnh các hướng dẫn, các hoạt động can thiệp kịp thời ở cấp tỉnh và cấp cơ sở.
- Cập nhật các hướng dẫn chuyên môn về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm, sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn; sử dụng thuốc kháng vi sinh vật lựa chọn ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe con người; kiểm soát nhiễm khuẩn, giám sát sự đề kháng, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật.
- Tham gia thiết lập và duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia về kháng thuốc, tình hình sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng sinh của vi sinh vật ở người, động vật và môi trường.
- Áp dụng các tiêu chuẩn, hướng dẫn quốc gia liên quan đến giám sát kháng thuốc và thống nhất thực hiện trong lĩnh vực y tế và thú y.
- Phát triển công tác dược lâm sàng, triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh, quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn. Thường xuyên rà soát, cập nhật danh sách các loài vi sinh vật ưu tiên trong danh mục giám sát kháng thuốc trong y tế.
- Kịp thời hướng dẫn, triển khai chính sách, pháp luật về quản lý, bán thuốc kháng sinh theo đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc. Thực hiện đánh giá tuân thủ và giám sát bán thuốc kháng sinh theo đơn tại các cơ sở bán lẻ thuốc.
5. Đảm bảo nguồn lực triển khai thực hiện
- Triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 39/2024/NQ-HĐND ngày 11/12/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Ban hành quy định chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút và đãi ngộ đối với nguồn nhân lực y tế tại các cơ quan, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2025-2030 để đảm bảo công tác đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục, đào tạo sau đại học và tuyển đúng, tuyển đủ bác sĩ, dược sĩ cho các cơ sở y tế công lập.
- Đảm bảo tiến độ, lộ trình triển khai nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị cho các đơn vị y tế tuyến tỉnh, tuyến y tế cơ sở theo đúng Quyết định số 3315/QĐ-UBND ngày 16/12/2024 của UBND tỉnh về Phê duyệt Đề án “Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các đơn vị sự nghiệp y tế công lập tuyến tỉnh, giai đoạn 2025-2030”, Quyết định số 3894/QĐ-UBND ngày 07/11/2019 của UBND tỉnh phê duyệt “Kế hoạch thực hiện Đề án xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Hải Dương” và các đề án, dự án đã được HĐND, UBND tỉnh phê duyệt, ban hành.
- Tiếp tục nghiên cứu, tham mưu đề xuất ban hành cơ chế, chính sách bảo đảm duy trì, nâng cấp hoạt động phòng, chống kháng thuốc phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh để không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sức khỏe của người dân.
6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế
- Tăng cường công tác đề xuất, đặt hàng để thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu về đánh giá sử dụng thuốc, kháng thuốc, đặc biệt là nghiên cứu về vi khuẩn đa kháng thuốc, triển khai các can thiệp thúc đẩy sử dụng kháng sinh hợp lý.
- Tiếp tục ưu tiên và hỗ trợ nghiên cứu khoa học ứng dụng về các bệnh truyền nhiễm ở người, động vật, thủy sản, đồng thời thúc đẩy các mối quan hệ giữa đối tác với các cơ sở nghiên cứu, bệnh viện, các trường Đại học.
- Khuyến khích, củng cố và tạo mối quan hệ với các đối tác hỗ trợ phát triển các nghiên cứu ứng dụng về phát triển thuốc kháng vi sinh vật, chất kháng khuẩn có nguồn gốc từ dược liệu truyền thống và các phương pháp chẩn đoán mới.
- Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm, xét nghiệm vi sinh, quản lý chất lượng xét nghiệm vi sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở xét nghiệm và điều trị bệnh động vật, thủy sản.
- Tích cực, chủ động vận động các tổ chức quốc tế và các cơ quan, tổ chức trong nước để hỗ trợ, thúc đẩy triển khai thực hiện Kế hoạch, đồng thời triển khai lồng ghép với các chương trình, dự án khác nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.
- Tham gia và duy trì hệ thống báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các bộ, ngành có liên quan. Tăng cường hợp tác với các đơn vị nghiên cứu đánh giá việc sử dụng kháng sinh, kháng vi rút và kháng ký sinh trùng; nghiên cứu về kháng thuốc, đặc biệt là nghiên cứu về vi khuẩn đa kháng thuốc.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tham gia các hội thảo, hội nghị, diễn đàn khoa học về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, sử dụng thuốc hợp lý điều trị bệnh cho người và động vật, chống nhiễm khuẩn bệnh viện, kiểm tra chất lượng xét nghiệm vi sinh, kháng thuốc. Khuyến khích tham gia vào các nghiên cứu hợp tác quốc tế liên quan đến phòng, chống kháng thuốc.
- Thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả triển khai thực hiện; khảo sát, đánh giá kết quả và điều chỉnh Kế hoạch (nếu cần).
7. Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số
- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý sử dụng thuốc kháng vi sinh vật trên người tại các cơ sở y tế, thông qua việc cập nhật thông tin hướng dẫn sử dụng các thuốc kháng sinh và cập nhật tình hình kháng kháng sinh tại đơn vị, địa phương và trên cả nước lên hệ thống phần mềm quản lý kê đơn của đơn vị để bác sỹ tham khảo lựa chọn và chỉ định kháng sinh phù hợp, hiệu quả.
- Tích cực thực hiện cập nhật thông tin, dữ liệu lên Hệ thống Cơ sở Dữ liệu Dược quốc gia và Hệ thống thông tin quốc gia về quản lý kê đơn thuốc và bán thuốc theo đơn; tích hợp liên kết phần mềm liên thông kết nối, kê đơn thuốc điện tử giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở kinh doanh dược.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý hệ thống nhà thuốc, quầy thuốc và các dịch vụ cung ứng thuốc; tăng cường triển khai kê đơn thuốc và bán thuốc điện tử.
- Đối với các ngành, lĩnh vực liên quan khác trên cơ sở chức năng nhiệm vụ tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý việc cung ứng và sử dụng các sản phẩm kháng vi sinh vật đảm bảo đúng qui định của pháp luật theo ngành, lĩnh vực.
8. Triển khai các đề án trọng điểm của Bộ, ngành
Các sở, ngành, địa phương căn cứ vào hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan chủ động triển khai các hoạt động và tham gia vào các Đề án trọng điểm theo quy định tại mục IV của Chiến lược.
Kinh phí thực hiện được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn thu từ dịch vụ khám chữa bệnh, nguồn xã hội hóa và nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý; ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch này hoặc các hướng dẫn để triển khai Chiến lược trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.
- Chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra tại Kế hoạch này và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Y tế; kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế và các cơ quan có thẩm quyền.
- Kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và triển khai Đề án về nâng cao nhận thức của cộng đồng, tăng cường Hệ thống giám sát quốc gia về sự kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật, tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh trong y tế theo giai đoạn sau khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Chỉ đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh và các đơn vị trực thuộc:
+ Hằng năm xây dựng kế hoạch và dự toán chi tiết kinh phí để triển khai hoạt động phòng, chống kháng thuốc ở người gửi Sở Y tế tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền cấp kinh phí triển khai thực hiện theo đúng tiến độ, lộ trình tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này.
+ Tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phát triển hệ thống xét nghiệm vi sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở xét nghiệm; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm.
+ Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho nhân viên y tế về phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm, sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn và thực hiện các nhiệm vụ khác theo Kế hoạch.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và địa phương triển khai thực hiện đảm bảo đầy đủ, kịp thời và hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp có liên quan đến ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Kế hoạch. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Kế hoạch, Chiến lược hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện Kế hoạch, Chiến lược theo phân cấp quản lý.
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng, chống kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp và tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án về nâng cao nhận thức của cộng đồng, tăng cường Hệ thống giám sát quốc gia về sự kháng thuốc, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật, tăng cường quản lý sử dụng kháng sinh trong thú y; Đề án giám sát kháng thuốc trong môi trường theo giai đoạn cụ thể sau khi có hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.
- Phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến về hướng dẫn sử dụng kháng sinh cho người trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh; tổ chức quản lý, giám sát chặt chẽ việc buôn bán, sử dụng thuốc kháng sinh tại các các cơ sở buôn bán thuốc thú y, các cơ sở trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và địa phương triển khai thực hiện đảm bảo đầy đủ, kịp thời và hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp có liên quan đến lĩnh vực môi trường tại Kế hoạch.
3. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và địa phương triển khai thực hiện đảm bảo đầy đủ, kịp thời và hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp có liên quan đến lĩnh vực quản lý tại Kế hoạch. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị có liên quan, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí nguồn kinh phí thực hiện hiệu quả các nội dung phòng, chống kháng thuốc trên địa bàn tỉnh phù hợp với khả năng ngân sách của tỉnh và theo quy định hiện hành.
5. Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông
- Khuyến khích các tập thể và cá nhân thường xuyên tổ chức triển khai các nghiên cứu về tình trạng kháng thuốc trên người và động vật trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các cơ quan báo chí, các đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện, hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền để thay đổi nhận thức và hành vi cộng đồng, nhân viên y tế, thú y về phòng, chống kháng thuốc, sử dụng hợp lý, an toàn các thuốc kháng vi sinh vật và các nội dung tại Kế hoạch. Tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể, nhân viên y tế thú y và người dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các hướng dẫn, khuyến cáo về phòng, chống kháng thuốc trên địa bàn tỉnh.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được giao có trách nhiệm tổ chức và phối hợp thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch và các Đề án trọng điểm của Chiến lược trên địa bàn.
- Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các tầng lớp Nhân dân đẩy mạnh công tác tuyên truyền các biện pháp phòng, chống kháng thuốc và tham gia các hoạt động phòng, chống kháng thuốc trên địa bàn để đạt các mục tiêu theo kế hoạch.
7. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; các sở, ngành và tổ chức chính trị - xã hội có liên quan
Chủ động, tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, người dân có trách nhiệm tham gia phòng, chống kháng thuốc, sử dụng các thuốc kháng vi sinh vật hợp lý theo đúng quy định chuyên môn, tổ chức phản biện chính sách và giám sát hoạt động phòng, chống kháng thuốc.
8. Các cơ sở đào tạo Y, Dược trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Nghiên cứu các quy định, hướng dẫn của các bộ, ngành để bổ sung, cập nhật nội dung về phòng, chống kháng thuốc trong các chương trình giảng dạy, đào tạo của Trường cho khối ngành sức khỏe phù hợp với quy định. Phối hợp với các sở, ngành, địa phương và cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai các đề tài nghiên cứu có chất lượng, đánh giá thực chất về kết quả triển khai các hoạt động phòng, chống kháng thuốc trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đề nghị các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện; trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền đề nghị phản ánh về Sở Y tế tổng hợp, báo cáo, đề xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh phù hợp./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỈ TIÊU
CHÍNH
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 353/KH-UBND ngày 22/01/2025 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Hải Dương)
STT |
Nội dung thực hiện |
Thời gian thực hiện |
Ghi chú |
||
2025 |
2030 |
2045 |
|||
1 |
Đơn vị tham gia hệ thống giám sát kháng thuốc ở người |
Bệnh viện Đa khoa tỉnh |
Bệnh viện Nhi Bệnh viện Phổi |
Tất cả các BV, Trung tâm Y tế |
|
2 |
Đơn vị thiết lập chỉ tiêu và triển khai kế hoạch kiểm soát mức độ kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong bệnh viện; đánh giá tuân thủ thực hành tốt về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn sinh học |
* Tuyến tỉnh: - Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phổi, BV Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới. * Tuyến huyện: - TTYT Thị xã Kinh Môn, TTYT huyện Tứ Kỳ, TTYT TP Chí Linh. |
* Tuyến tỉnh: - BV Phụ Sản, BV Mắt và Da liễu, BV Phục hồi chức năng. * Tuyến huyện: - TTYT huyện Ninh Giang, TTYT huyện Thanh Hà, TTYT huyện Nam Sách |
Tất cả các BV, Trung tâm Y tế |
|
3 |
Đơn vị thực hiện kỹ thuật vi sinh để chẩn đoán, điều trị và giám sát kháng thuốc |
* Tuyến tỉnh: - Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phổi, BV Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới. * Tuyến huyện: - TTYT huyện Tứ Kỳ, TTYT TP Chí Linh. |
* Tuyến tỉnh: - BV Phụ Sản, BV Mắt và Da liễu, BV Phục hồi chức năng. * Tuyến huyện: - TTYT huyện Ninh Giang, TTYT Thị xã Kinh Môn. |
Tất cả các BV, Trung tâm Y tế |
|
4 |
Đơn vị thực hiện việc triển khai giám sát chủ động nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế và triển khai các can thiệp làm giảm tỷ nhiễm khuẩn này trong bệnh viện |
* Tuyến tỉnh: - BV Đa khoa tỉnh, BV Phổi, BV Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới, BV Phụ sản (5/10 cơ sở). * Tuyến huyện: - TTYT Thị xã Kinh Môn, TTYT huyện Tứ Kỳ, TTYT TP Chí Linh . |
* Tuyến tỉnh: - BV Tâm Thần, BV Mắt và Da liễu, BV Phục hồi chức năng. * Tuyến huyện: - TTYT huyện Ninh Giang, TTYT huyện Thanh Hà, TTYT huyện Nam Sách |
Tất cả các BV, Trung tâm Y tế |
|
5 |
Đơn vị triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh |
BV Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Phổi, BV Nhi, TTYT Thị xã Kinh Môn, TTYT huyện Ninh Giang; TTYT TP Chí Linh, TTYT huyện Tứ Kỳ. |
BV Bệnh Nhiệt đới; BV Phục hồi chức năng, TTYT huyện Gia Lộc, TTYT huyện Thanh Hà, TTYT huyện Nam Sách. |
Tất cả các BV, Trung tâm Y tế |
|