Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 31/KH-UBND năm 2025 thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2025-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Số hiệu 31/KH-UBND
Ngày ban hành 25/02/2025
Ngày có hiệu lực 25/02/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hậu Giang
Người ký Trần Văn Huyến
Lĩnh vực Thuế - Phí - Lệ Phí

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/KH-UBND

Hậu Giang, ngày 25 tháng 02 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ PHÒNG, CHỐNG KHÁNG THUỐC GIAI ĐOẠN 2025 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG

Thực hiện Quyết định số 1121/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 3465/QĐ-BYT ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt “Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2024 - 2025”, UBND tỉnh Hậu Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang (sau đây gọi tắt là Chiến lược) với các nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Làm chậm sự tiến triển kháng thuốc và ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của các vi sinh vật kháng thuốc, bệnh truyền nhiễm, đồng thời đảm bảo sự sẵn có, liên tục các thuốc kháng vi sinh vật và sử dụng thuốc kháng vi sinh vật hợp lý để điều trị hiệu quả các bệnh truyền nhiễm ở người và động vật, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người và động vật, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể và chỉ tiêu đến năm 2030

a) Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền địa phương và hiểu biết của nhân viên y tế, thú y và người dân về phòng, chống kháng thuốc.

- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có kế hoạch triển khai thực hiện phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2025 - 2030 trên địa bàn quản lý và cấp ngân sách để triển khai thực hiện đạt 100% vào năm 2025, duy trì đến năm 2030.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ hiểu biết đúng về phòng, chống kháng thuốc ở người trưởng thành, bà mẹ, đạt ít nhất là 50% vào năm 2025 và đạt 60% vào năm 2030 và ở nhân viên y tế, nhân viên thú y đạt ít nhất là 60% vào năm 2025 và đạt 70% vào năm 2030.

b) Mục tiêu 2: Củng cố hệ thống giám sát kháng thuốc để cảnh báo kịp thời về sự xuất hiện, lan truyền, mức độ và xu hướng kháng thuốc của các vi sinh vật.

- Chỉ tiêu 1: Về hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc ở người: ít nhất 01 bệnh viện tham gia vào năm 2025 và ít nhất 02 bệnh viện tham gia vào năm 2030.

- Chỉ tiêu 2: Ít nhất 90% cán bộ tỉnh tham gia trong hệ thống giám sát quốc gia về kháng thuốc trong lĩnh vực y tế và nông nghiệp được tập huấn chuyên môn về kỹ thuật nuôi cấy, định danh và kháng sinh đồ và sử dụng, quản lý dữ liệu giám sát kháng thuốc.

c) Mục tiêu 3: Giảm sự lan truyền của vi sinh vật và bệnh truyền nhiễm.

- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ các bệnh viện tuyến tỉnh, các trung tâm y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố, thiết lập chỉ tiêu và triển khai kế hoạch kiểm soát mức độ kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong cơ sở y tế; đánh giá tuân thủ thực hành tốt về phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn và an toàn sinh học: Bệnh viện tuyến tỉnh đạt ít nhất 40% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030; trung tâm y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố đạt ít nhất 20% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ các bệnh viện tuyến tỉnh, các trung tâm y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố thực hiện kỹ thuật vi sinh để chẩn đoán, điều trị và giám sát kháng thuốc: bệnh viện tuyến tỉnh đạt ít nhất 40% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030; trung tâm y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố đạt ít nhất 15% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030.

- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ các bệnh viện tuyến tỉnh, các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố thực hiện việc triển khai giám sát chủ động nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế và triển khai các can thiệp làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn này trong bệnh viện: bệnh viện tuyến tỉnh đạt ít nhất 50% vào năm 2025 và 80% vào năm 2030; trung tâm y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố đạt ít nhất 20% vào năm 2025 và 40% vào năm 2030.

d) Mục tiêu 4: Sử dụng thuốc kháng vi sinh vật ở người và động vật hợp lý, an toàn và có trách nhiệm.

- Chỉ tiêu 1: Tỷ lệ các bệnh viện tuyến tỉnh và các trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố triển khai chương trình quản lý sử dụng kháng sinh đạt ít nhất 30% vào năm 2025 và 50% vào năm 2030.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ các cơ sở khám, chữa bệnh cho động vật tuân thủ hướng dẫn sử dụng kháng sinh của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y đạt ít nhất 10% vào năm 2025 và 20% vào năm 2030.

- Chỉ tiêu 3: Vào năm 2025 thiết lập hệ thống giám sát địa phương sử dụng và tiêu thụ kháng sinh ở người, động vật và tiếp tục mở rộng vào năm 2030.

3. Tầm nhìn đến năm 2045

Đến năm 2045 kiểm soát cơ bản tình trạng kháng thuốc, có hệ thống giám sát kháng thuốc, sử dụng, tiêu thụ kháng sinh trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thực hiện giám sát kháng thuốc, giám sát sử dụng, tiêu thụ kháng sinh có hiệu quả để ngăn chặn, kiểm soát sự lây lan của các vi sinh vật kháng thuốc, bệnh truyền nhiễm, góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe con người và động vật, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Về phối hợp hành động và đáp ứng liên ngành để phòng, chống kháng thuốc

a) Xây dựng kế hoạch phối hợp hành động liên ngành giữa ban, ngành cấp tỉnh và địa phương trong công tác phòng, chống kháng thuốc; chia sẻ thông tin về sự đề kháng, sử dụng và tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật giữa các ngành và các đối tác có liên quan từ trung ương đến địa phương.

b) Xây dựng và triển khai kế hoạch hành động cho từng lĩnh vực y tế, nông nghiệp, môi trường, công thương để giải quyết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng kháng thuốc trong các lĩnh vực tương ứng theo hướng dẫn của Bộ, ngành liên quan.

c) Các Sở, ban, ngành, cơ quan liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động triển khai phòng, chống kháng thuốc trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược, lồng ghép vào các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và ưu tiên phân bổ kinh phí hằng năm để thực hiện.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...