Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 341/KH-UBND năm 2025 thực hiện giải pháp về thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng xanh, bền vững đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Số hiệu 341/KH-UBND
Ngày ban hành 30/05/2025
Ngày có hiệu lực 30/05/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Ninh
Người ký Lê Xuân Lợi
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lậ3p - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 341/KH-UBND

Bắc Ninh, ngày 30 tháng 5 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP VỀ THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THEO HƯỚNG XANH, BỀN VỮNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1311/VPCP-NN ngày 18/02/2025 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện các giải pháp thúc đẩy, hỗ trợ nông dân sau Hội nghị đối thoại với nông dân năm 2024;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Môi trường tại tờ trình số 124/TTr-SNNMT ngày 24/4/2025.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Kế hoạch thực hiện các giải pháp về thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng xanh, bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1311/VPCP-NN ngày 18/02/2025 trong việc thực hiện các giải pháp về thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng xanh, bền vững;

- Cụ thể hóa các mục tiêu, phân công đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ, giải pháp cho các Sở, ngành, địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng xanh, bền vững.

2. Yêu cầu

- Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao tại văn bản số 1311/VPCP-NN ngày 18/02/2025;

- Chủ động trong triển khai thực hiện và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan để đạt được mục tiêu đề ra;

- Kịp thời lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch vào các chương trình, kế hoạch, đề án, hoạt động có liên quan tại các cơ quan, đơn vị, địa phương để triển khai có hiệu quả Kế hoạch.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, hữu cơ bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp thông qua chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả về giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên. Phát triển kinh tế tuần hoàn trong các trang trại, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hướng tới nông nghiệp, nông thôn xanh, bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Tốc độ tăng trưởng GRDP nông, lâm, thuỷ sản đạt bình quân 0,8- 1,0%/năm; cơ cấu tỷ trọng nông, lâm, thủy sản còn 1,5%; tốc độ tăng năng suất lao động đạt ít nhất 6,2%/năm. Tỷ trọng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đạt trên 40%.

- Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 30%.

- Mở rộng quy mô áp dụng chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM), chương trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, nông nghiệp hữu cơ nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh và giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực nông nghiệp. Phấn đấu đưa tỷ lệ giá trị sản phẩm nông nghiệp được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương đạt khoảng 5-10%.

- Tỷ lệ sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ đạt trên 15%; Tăng lượng sử dụng thuốc BVTV sinh học lên 30% so với tổng lượng thuốc BVTV sử dụng; ít nhất 5% diện tích cây trồng cạn áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm (nhỏ giọt, phun mưa, tưới ngầm,... không tính diện tích tưới nông lộ phơi cho lúa 2 vụ); 100% bao bì thuốc BVTV được thu gom đúng quy định.

- Tỷ lệ trang trại chăn nuôi quy mô lớn được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi, đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường đạt 90 - 95%; 100% trang trại chăn nuôi có hệ thống thu gom, xử lý chất thải chăn nuôi, 40% trang trại chăn nuôi ứng dụng các công nghệ chăn nuôi tiên tiến theo hướng công nghệ cao.

- Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường nông thôn. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ở mức 0,65%, tiếp tục nâng cao chất lượng và giá trị rừng trồng phòng hộ, trồng mới, trồng thay thế cây xanh phân tán trên địa bàn tỉnh. Phát triển dịch vụ môi trường rừng, đa dạng hóa và mở rộng các nguồn thu phù hợp với quy định của pháp luật.

- Xây dựng các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến nông sản; xây dựng các mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã, tổ hợp tác ở địa phương có quy mô lớn, thu hút được nhiều thành viên tham gia. Tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt trên 8%/năm.

- Xây dựng nông thôn mới hiện đại, bền vững gắn với đô thị hoá, 100% các xã duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới; có khoảng 65% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, trên 30% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; công nhận ít nhất 100 mô hình khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

- Xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản của địa phương; hướng dẫn nông dân, hợp tác xã xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông sản của địa phương gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Phấn đấu toàn tỉnh có trên 200 sản phẩm OCOP được công nhận, có ít nhất 50% làng nghề trên địa bàn tỉnh có sản phẩm OCOP, 100% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử,...); Hình thành, duy trì và phát triển ít nhất 03 chuỗi sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng xanh, bền vững

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...