Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Kế hoạch 29/KH-UBND năm 2025 phát triển loại hình dịch vụ, sản phẩm Y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2030

Số hiệu 29/KH-UBND
Ngày ban hành 03/01/2025
Ngày có hiệu lực 03/01/2025
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Minh Hùng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/KH-UBND

Hải Dương, ngày 03 tháng 01 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ, SẢN PHẨM Y DƯỢC CỔ TRUYỀN PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 2951/QĐ-BYT ngày 21/7/2023 của Bộ Y tế về Phê duyệt Đề án Phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm Y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch Phát triển các loại hình dịch vụ, sản phẩm Y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2030, cụ thể như sau:

Phần I

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN Y DƯỢC CỔ TRUYỀN HẢI DƯƠNG

1. Điều kiện tự nhiên

Hải Dương là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, có diện tích 1.662 km², được chia làm 2 vùng: vùng đồi núi và vùng đồng bằng. Vùng đồi núi nằm ở phía bắc của tỉnh thuộc thành phố Chí Linh và thị xã Kinh Môn, chiếm khoảng 11,0% diện tích tự nhiên. Đây là vùng đồi núi thấp, phù hợp với việc trồng cây lấy gỗ, cây nông nghiệp ngắn ngày và lương thực, thực phẩm. Vùng đồng bằng còn lại chiếm 89,0% diện tích tự nhiên do phù sa sông Thái Bình bồi đắp, đất màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng, sản xuất được nhiều vụ trong năm.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số khu, điểm du lịch; di tích - danh lam thắng cảnh gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh, cụ thể:

- Khu du lịch - di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc; Khu du lịch

- di tích danh thắng Phượng Hoàng; chùa Thanh Mai; hồ Bến Tắm, hồ Thanh Long (thành phố Chí Linh);

- Quần thể di tích An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương; đình - chùa Lưu Hạ - quê hương và nơi thờ Nhà châm cứu Nguyễn Đại Năng (thị xã Kinh Môn);

- Đền Xưa - Chùa Giám - Đền Bia (huyện Cẩm Giàng);

- Khu du lịch - danh thắng Đảo Cò (huyện Thanh Miện);

- Điểm du lịch - di tích Đền Tranh; đình Trịnh Xuyên (huyện Ninh Giang);

- Chùa Trăm Gian, gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách)…

Ngoài ra, theo quy hoạch, Hải Dương còn có nhiều điểm dừng chân, nhà ga của nhiều tuyến đường bộ, đường sắt đi qua, như: Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cao tốc Nội Bài - Hạ Long, đường vành đai 5, Quốc lộ 5; tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, tuyến Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân, tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng,…

2. Lịch sử phát triển của nền y dược cổ truyền Hải Dương

Trong suốt chiều dài lịch sử, tại Hải Dương có nhiều dấu tích hình thành và phát triển của nền Y dược cổ truyền (sau đây viết tắt là YDCT), cũng như có nhiều thầy thuốc nổi tiếng được ghi nhận có nhiều đóng góp cho nền y học của tỉnh và cả nước, cụ thể:

2.1. Vườn thuốc cổ Dược sơn

Từ thế kỷ 13, Triều đại nhà Trần coi trọng việc sử dụng các cây thuốc trong nước để chữa bệnh cho nhân dân và chữa trị vết thương cho binh lính. Tại núi Dược Sơn, thuộc khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đã gây dựng được một khu vực trồng cây thuốc khá rộng. Ðến triều đại nhà Lê, vườn thuốc được bảo tồn, phát triển và có tên gọi là Dược lĩnh cổ viên.

Theo nghiên cứu, đến nay trên núi Dược Sơn vẫn còn tồn tại khoảng 100 loài cây trồng và “cây hoang dại” có chứa vị thuốc, nhiều nhất là các loại cây như: chó đẻ, lạc tiên, bồ giác, hà thủ ô, cỏ chỉ thiên, hoàng chỉ nam, găng trắng, mỏ quạ… Mặc dù đã được đưa vào kế hoạch phục hồi, bảo tồn, tuy nhiên “Dược lĩnh cổ viên” đã bị mai một theo thời gian, không còn giữ được vẻ hoang sơ và các loài thuốc quý.

2.2. Các đại danh y, danh y và thầy thuốc nổi tiếng về Y học cổ truyền

Đại danh y, Thiền sư Tuệ Tĩnh: Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, quê xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng. Theo các nguồn tài liệu thì ông sinh vào năm 1330, năm 22 tuổi thi đậu Thái học sinh (tiến sĩ) nhưng không ra làm quan mà về nhà làm thuốc, chữa bệnh cho dân. Ông còn thu thập các bài thuốc dân gian lưu truyền trong nhân dân ghi chép lại thành sách như "Nam dược thần hiệu", "Hồng nghĩa giác tư y thứ" hoặc "Trực giác chỉ nam trực tỉnh phú". Đại danh y Tuệ Tĩnh vẫn là người có công đầu trong sử dụng cây thuốc nam và các bài thuốc Nam để chữa bệnh theo phương châm “Nam dược trị Nam nhân”.

Danh y Nguyễn Đại Năng được coi là “ông tổ của nghề châm cứu Việt Nam”, là một lương y nổi danh với phương pháp châm cứu trị bệnh thời nhà Hồ. Ông được cho là: “Chữa bệnh bằng phương pháp dùng lửa chích hoặc lấy kim cứu người”. Tác phẩm “Châm cứu tiệp hiệu diễn ca” của ông với 130 cách chữa trị các loại bệnh và 170 huyệt vị được liệt kê. Phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của ông được các thế hệ lương y trong cả nước kế thừa, phát huy đến tận ngày nay. Hiện ông đang được thờ tại đình Lưu Hạ, phường An Lưu, thị xã Kinh Môn.

Danh y Phạm Công Bân: Sử sách ghi ông quê ở Tứ Minh, huyện Cẩm Giàng, nay thuộc TP. Hải Dương, được phong Thái y đời vua Trần Dụ Tông, có nhiều công lao chữa bệnh cho dân nghèo, ông đã soạn sách "Thái y dịch bệnh". Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa xác định được di tích liên quan đến Phạm Công Bân tại Hải Dương.

Ngoài ra, trong thế kỷ 20 nhiều danh y, thầy thuốc quê Hải Dương có nhiều đóng góp cho nền y dược cổ truyền của cả nước, như: Danh y Nguyễn Thanh Giản, Nguyễn Văn Bách, Nguyễn Xuân Sung,… có nhiều đóng góp trong việc dịch, truyền bá toàn bộ tập "Y tông tâm tĩnh" của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông; Danh y Nguyễn Văn Long chữa bệnh hoàn toàn bằng thuốc Nam, đặc biệt là phương pháp chữa vết thương phần mềm bằng lá mỏ quạ độc đáo và hiệu quả; Danh y Nguyễn Huy Cương tham gia củng cố các cấp Hội và thống nhất thành lập Hội Đông y trên phạm vi cả nước,…

2.3. Các địa phương có truyền thống khám chữa bệnh bằng Y dược cổ truyền

Trên địa bàn tỉnh, hiện còn một số địa phương có các cơ sở hoạt động cắt thuốc Bắc nổi tiếng như: Làng Chiềng, xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang chuyên làm nghề cắt thuốc Bắc với môn thuốc gia truyền chữa phong tê thấp. Làng Thông, xã Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện có nghề buôn bán thuốc Bắc từ xa xưa; nghề thuốc ở đây có từ bao giờ, đến nay chưa có tài liệu nào nói tới, chỉ biết rằng ông tổ nghề là ông Tộ, người làng Thông, rất giỏi nghề làm thuốc. Làng Nghĩa Phú tên nôm gọi là làng Xưa, là một thôn của xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng nơi có nhiều lương y thừa kế nhiều đời và tồn tại đến ngày nay; ở làng, mỗi dòng họ đều có những lương y chuyên sâu về một loại bệnh.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...