Kế hoạch 11609/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Số hiệu | 11609/KH-UBND |
Ngày ban hành | 31/12/2024 |
Ngày có hiệu lực | 31/12/2024 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Phạm S |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11609/KH-UBND |
Lâm Đồng, ngày 31 tháng 12 năm 2024 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
Triển khai Quyết định số 3222/QĐ-BVHTTDL ngày 30/10/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam; Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
1. Quan điểm:
- Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội; phát huy giá trị lợi thế tự nhiên, tài nguyên, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; góp phần giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa, cảnh quan, không gian và bảo vệ môi trường.
- Phát triển du lịch cộng đồng gắn với thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội. Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, đặc trưng của mỗi địa phương trong tỉnh; đồng thời, huy động các nguồn lực để phát triển du lịch cộng đồng; lồng ghép với các nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Định hướng phát triển hình thức du lịch cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp hoá, tiến tới hình thành Làng nghề du lịch cộng đồng. Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của quốc tế và tiêu chuẩn du lịch cộng đồng của ASEAN đối với hoạt động du lịch cộng đồng tại địa phương.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
- Gắn phát triển du lịch cộng đồng với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân; đẩy mạnh phong trào xây dựng kinh tế nông thôn, góp phần giảm nghèo; hỗ trợ khả năng tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ công cho khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng gắn liền với hoạt động phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; trải nghiệm thực tế tại các làng nghề và giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc; hình thành đặc trưng của mỗi địa phương và cơ chế phối hợp tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa.
- Du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng, tiến tới phát triển du lịch bền vững; bảo tồn, đa dạng hóa ngành nghề cho cộng đồng dân cư tại chỗ, cải thiện sinh kế cho người dân, nhất là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 2025 - 2027:
+ Tại các điểm du lịch cộng đồng được công nhận trên địa bàn tỉnh, cơ bản các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; có 20% điểm du lịch cộng đồng có nhà sinh hoạt cộng đồng; 20% điểm du lịch cộng đồng có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thông hoạt động thường xuyên, có chất lượng.
+ Có ít nhất 50% chủ cơ sở du lịch cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 40% lao động du lịch cộng đồng được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó có ít nhất 30% là lao động nữ; mỗi điểm du lịch cộng đồng có ít nhất 01 người có khả năng giao tiếp được một ngoại ngữ.
+ Tổ chức ít nhất 03 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến du lịch cộng đồng, kỹ năng tiếp đón phục vụ khách du lịch; kỹ năng thuyết minh giới thiệu về sản phẩm du lịch, điểm du lịch; kỹ năng giao tiếp ứng xử văn minh du lịch; truyền dạy văn hóa phi vật thể, sưu tầm, phục dựng, gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống, phát huy văn hóa phi vật thể, bảo tồn lễ hội tại các điểm du lịch cộng đồng; phấn đấu xây dựng, hỗ trợ đầu tư ít nhất 01 điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.
+ Phấn đấu mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 01 mô hình chuỗi liên kết du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới; có ít nhất 20% làng nghề truyền thống mỗi huyện nông thôn mới có sản phẩm OCOP[1] gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
+ Phấn đấu 50% điểm du lịch cộng đồng được công nhận theo tiêu chuẩn quốc gia về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh được giới thiệu, quảng bá; 10% điểm du lịch cộng đồng có ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch; tiến tới mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu và chuẩn hóa bản đồ số các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
+ Nghiên cứu quy định về xây dựng các tổ chức quản lý hoạt động du lịch cộng đồng hiệu quả tại các điểm du lịch cộng đồng.
+ Nghiên cứu, hỗ trợ đầu tư xây dựng thí điểm một hoặc nhiều mô hình du lịch cộng đồng tại các địa phương có lợi thế về du lịch làm mô hình thí điểm Làng nghề du lịch cộng đồng.
+ Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ số các điểm du lịch cộng đồng được công nhận trên địa bàn tỉnh.
+ Tổ chức đoàn của tỉnh đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm tại các địa phương trong nước đã triển khai phát triển mô hình du lịch cộng đồng hiệu quả.
- Giai đoạn 2028 - 2030:
+ Cơ bản phát triển đồng bộ sản phẩm du lịch cộng đồng tại các huyện và thành phố.
+ Phấn đấu mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch hoàn thành xây dựng từ 02 mô hình chuỗi liên kết du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới. Định hướng phát triển du lịch cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp hoá, tiến tới hình thành ít nhất 01 Làng nghề du lịch cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11609/KH-UBND |
Lâm Đồng, ngày 31 tháng 12 năm 2024 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
Triển khai Quyết định số 3222/QĐ-BVHTTDL ngày 30/10/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam; Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
1. Quan điểm:
- Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển du lịch, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch, an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội; phát huy giá trị lợi thế tự nhiên, tài nguyên, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; góp phần giữ gìn và bảo tồn bản sắc văn hóa, cảnh quan, không gian và bảo vệ môi trường.
- Phát triển du lịch cộng đồng gắn với thúc đẩy tiến bộ, công bằng xã hội. Khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, đặc trưng của mỗi địa phương trong tỉnh; đồng thời, huy động các nguồn lực để phát triển du lịch cộng đồng; lồng ghép với các nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Định hướng phát triển hình thức du lịch cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp hoá, tiến tới hình thành Làng nghề du lịch cộng đồng. Đáp ứng cơ bản các yêu cầu của quốc tế và tiêu chuẩn du lịch cộng đồng của ASEAN đối với hoạt động du lịch cộng đồng tại địa phương.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
- Gắn phát triển du lịch cộng đồng với xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống người dân; đẩy mạnh phong trào xây dựng kinh tế nông thôn, góp phần giảm nghèo; hỗ trợ khả năng tiếp cận các nguồn lực, dịch vụ công cho khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng gắn liền với hoạt động phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; trải nghiệm thực tế tại các làng nghề và giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc; hình thành đặc trưng của mỗi địa phương và cơ chế phối hợp tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm, dịch vụ công nghiệp văn hóa.
- Du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cộng đồng, tiến tới phát triển du lịch bền vững; bảo tồn, đa dạng hóa ngành nghề cho cộng đồng dân cư tại chỗ, cải thiện sinh kế cho người dân, nhất là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Giai đoạn 2025 - 2027:
+ Tại các điểm du lịch cộng đồng được công nhận trên địa bàn tỉnh, cơ bản các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; có 20% điểm du lịch cộng đồng có nhà sinh hoạt cộng đồng; 20% điểm du lịch cộng đồng có đội văn hóa, văn nghệ (câu lạc bộ) truyền thông hoạt động thường xuyên, có chất lượng.
+ Có ít nhất 50% chủ cơ sở du lịch cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 40% lao động du lịch cộng đồng được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó có ít nhất 30% là lao động nữ; mỗi điểm du lịch cộng đồng có ít nhất 01 người có khả năng giao tiếp được một ngoại ngữ.
+ Tổ chức ít nhất 03 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến du lịch cộng đồng, kỹ năng tiếp đón phục vụ khách du lịch; kỹ năng thuyết minh giới thiệu về sản phẩm du lịch, điểm du lịch; kỹ năng giao tiếp ứng xử văn minh du lịch; truyền dạy văn hóa phi vật thể, sưu tầm, phục dựng, gìn giữ, bảo tồn nghề truyền thống, phát huy văn hóa phi vật thể, bảo tồn lễ hội tại các điểm du lịch cộng đồng; phấn đấu xây dựng, hỗ trợ đầu tư ít nhất 01 điểm đến du lịch cộng đồng tiêu biểu của vùng đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.
+ Phấn đấu mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 01 mô hình chuỗi liên kết du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới; có ít nhất 20% làng nghề truyền thống mỗi huyện nông thôn mới có sản phẩm OCOP[1] gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
+ Phấn đấu 50% điểm du lịch cộng đồng được công nhận theo tiêu chuẩn quốc gia về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh được giới thiệu, quảng bá; 10% điểm du lịch cộng đồng có ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch; tiến tới mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu và chuẩn hóa bản đồ số các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
+ Nghiên cứu quy định về xây dựng các tổ chức quản lý hoạt động du lịch cộng đồng hiệu quả tại các điểm du lịch cộng đồng.
+ Nghiên cứu, hỗ trợ đầu tư xây dựng thí điểm một hoặc nhiều mô hình du lịch cộng đồng tại các địa phương có lợi thế về du lịch làm mô hình thí điểm Làng nghề du lịch cộng đồng.
+ Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu và bản đồ số các điểm du lịch cộng đồng được công nhận trên địa bàn tỉnh.
+ Tổ chức đoàn của tỉnh đi nghiên cứu, học tập kinh nghiệm tại các địa phương trong nước đã triển khai phát triển mô hình du lịch cộng đồng hiệu quả.
- Giai đoạn 2028 - 2030:
+ Cơ bản phát triển đồng bộ sản phẩm du lịch cộng đồng tại các huyện và thành phố.
+ Phấn đấu mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch hoàn thành xây dựng từ 02 mô hình chuỗi liên kết du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới. Định hướng phát triển du lịch cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp hoá, tiến tới hình thành ít nhất 01 Làng nghề du lịch cộng đồng trên địa bàn toàn tỉnh.
+ Phấn đấu 100% chủ cơ sở du lịch cung ứng dịch vụ du lịch cộng đồng được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch; 100% lao động du lịch cộng đồng được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch.
+ 100% điểm du lịch cộng đồng được công nhận theo tiêu chuẩn quốc gia về du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh được giới thiệu, quảng bá; có ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch; hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu và chuẩn hóa bản đồ số các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Đánh giá thực trạng tình hình phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh để phát hiện những vấn đề cần giải quyết trong khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống; bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, người lao động; khảo sát, đánh giá và đưa ra phương án hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị để đồng bào các dân tộc triển khai các hoạt động, trong đó ưu tiên dân tộc thiểu số.
- Đánh giá được ít nhất 02 điểm du lịch cộng đồng có mức hài lòng của khách du lịch đạt mức loại khá trở lên theo Tiêu chuẩn quốc gia về Du lịch cộng đồng - Yêu cầu về chất lượng dịch vụ (TCVN 13259:2020), trong đó ít nhất 01 điểm du lịch cộng đồng đạt mức tốt.
- Đánh giá được ít nhất 02 điểm du lịch cộng đồng có mức hài lòng của khách du lịch đạt mức loại khá trở lên theo Tiêu chuẩn Du lịch cộng đồng của ASEAN, trong đó ít nhất 01 điểm du lịch cộng đồng đạt mức tốt.
- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách cho việc đầu tư hỗ trợ khôi phục, bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển hoạt động du lịch cộng đồng được cụ thể hóa tại Dự án 6: “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 trong Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nghiên cứu, sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách cho việc khai thác phát triển các sản phẩm gắn với giá trị cộng đồng, có nguồn gốc địa phương, đặc sản vùng miền dựa trên các thế mạnh, lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn nguyên liệu, tri thức và văn hóa bản địa để phát triển sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
2.2. Giải pháp về hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật:
- Xây dựng kế hoạch và chương trình hành động dài hạn đối với việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất điểm du lịch cộng đồng theo hướng bền vững, giữ gìn cảnh quan, môi trường.
- Hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước để nâng cấp hạ tầng cho các điểm du lịch cộng đồng có tiềm năng đón khách du lịch; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch liên thông kết nối tới tận điểm du lịch cộng đồng đã được lựa chọn.
- Huy động đồng bộ các nguồn lực để hỗ trợ nguồn vốn ban đầu cho các hộ gia đình, các thành viên trong cộng đồng để tạo cơ sở vật chất nhằm phát triển du lịch cộng đồng; khuyến khích người dân tham gia phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch cộng đồng.
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tổ chức cho khách du lịch tham gia các hoạt động có lợi cho sức khỏe, khuyến khích sử dụng nguyên liệu thiên nhiên sẵn có tại địa phương và các hoạt động thể thao dựa vào thiên nhiên gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
2.3. Giải pháp về thị trường, xúc tiến quảng bá, liên kết phát triển sản phẩm:
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch cộng đồng.
- Tập trung xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng đặc sắc, hấp dẫn đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch từ thị trường mục tiêu. Ưu tiên xúc tiến, phát triển thị trường, thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế từ nội vùng ASEAN, Đông Bắc Á, Tây Âu, khách du lịch nội địa từ các thành phố, trung tâm du lịch lớn đến trải nghiệm, sử dụng sản phẩm du lịch cộng đồng.
- Hướng dẫn, hỗ trợ cộng đồng chủ động xây dựng cơ sở dữ liệu xúc tiến du lịch, thực hiện giới thiệu, quảng bá hiệu quả sản phẩm du lịch cộng đồng tới thị trường nội địa và quốc tế.
- Xây dựng mô hình chia sẻ lợi ích giữa cộng đồng, doanh nghiệp, chủ thể liên quan, tổ chức xúc tiến, thu hút nguồn lực đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, từng bước phát triển thương hiệu du lịch cộng đồng của địa phương.
2.4. Giải pháp về quy hoạch, khuyến khích đầu tư:
- Tổ chức quy hoạch không gian các điểm du lịch cộng đồng.
- Hỗ trợ bảo tồn, khôi phục văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa của các dân tộc bản địa; phát triển làng nghề gắn với giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số để phát triển du lịch cộng đồng; nghiên cứu và lựa chọn các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số đặc sắc của từng địa phương để phát triển sản phẩm du lịch gắn với xây dựng và bảo tồn môi trường văn hóa điểm đến.
- Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của điểm du lịch cộng đồng; nâng cấp hoàn thiện hệ thống đường, hệ thống đèn chiếu sáng, bãi đỗ xe, biển chỉ dẫn, công nghệ thông tin, wifi, điểm đón tiếp, điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, điểm trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm đặc sản của địa phương, cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, điểm dịch vụ, tham quan, trải nghiệm, vui chơi giải trí công cộng,... phục vụ phát triển du lịch cộng đồng.
- Hỗ trợ kết nối và thu hút khách du lịch, thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ thông minh, tích hợp được hình thức giao dịch thương mại điện tử trong phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng; tổ chức các chương trình, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, hội chợ triển lãm kết nối các bên liên quan, các doanh nghiệp, nhà đầu tư, thị trường khách tới các điểm du lịch cộng đồng.
2.5. Giải pháp về bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa:
- Tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tham gia làm du lịch cộng đồng trên cơ sở giữ gìn truyền thống gia đình, dòng tộc và khai thác truyền thống văn hóa của địa phương.
- Duy trì môi trường sống và sinh hoạt bình thường của cộng đồng dân cư; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo tồn văn hóa trong hoạt động du lịch cộng đồng.
- Phát triển du lịch cộng đồng gắn với văn hóa của người dân địa phương và vì cuộc sống của người dân, có sự tham gia của người dân; có chính sách quan tâm của nhà nước để tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tham gia làm du lịch cộng đồng.
- Xây dựng nếp sống văn hóa, các tiêu chí phù hợp về tổ chức, giao tiếp, ứng xử khi phục vụ du khách, quy tắc ứng xử của khách với người dân địa phương, phổ biến rộng rãi tới người dân và khách đến du lịch tại cộng đồng.
- Xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch cộng đồng gắn với các giá trị văn hóa của địa phương, có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan với nhau trên nguyên tắc bình đẳng, cùng thụ hưởng quyền lợi công bằng.
2.6. Giải pháp về quản lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Thành lập ban quản lý và các nhóm chuyên môn như: nhóm ứng phó khẩn cấp, nhóm giám sát an toàn và vệ sinh, nhóm hướng dẫn viên, nhóm văn nghệ, nhóm nấu ăn..., xác định rõ ràng nhiệm vụ và vai trò của các thành viên trong các nhóm. Việc liên kết phối hợp giữa những người làm du lịch cần thể hiện rõ trong việc chia sẻ lợi ích tại các điểm du lịch cộng đồng.
- Nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch cộng đồng. Hỗ trợ, đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt công tác tổ chức, quản lý và khai thác điểm đến. Chú trọng tổ chức khảo sát thực tế trao đổi kinh nghiệm với các địa phương đã triển khai thành công hoạt động du lịch cộng đồng.
- Xây dựng bộ quy tắc ứng xử tại các điểm du lịch cộng đồng để đảm bảo trách nhiệm của các bên tham gia, bộ quy tắc ứng xử đối với khách du lịch và những người cung cấp dịch vụ lưu trú, cung cấp thức ăn và đồ uống, tổ chức tour du lịch, hướng dẫn viên... tại các điểm du lịch cộng đồng.
- Phổ biến, áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13259:2020 Du lịch cộng đồng - Yêu cầu về chất lượng dịch vụ được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tại Quyết định số 3941/QĐ-BKHCN ngày 31/12/2020 và Tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các bên tham gia phục vụ khách du lịch trong cộng đồng; khuyến khích các thành viên trong cộng đồng nâng cao năng lực chuyên môn, học nghề và học lên cao.
2.7. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường:
- Kiểm tra, rà soát, thực hiện chương trình bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên; tuân thủ các quy tắc, nguyên tắc phòng tránh, giảm thiểu, tái sử dụng và cải tiến các sản phẩm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, văn hóa và xã hội tại các điểm du lịch cộng đồng.
- Phát triển các sản phẩm sinh thái, sản phẩm hữu cơ, sản phẩm sạch để phục vụ khách du lịch; tuyên truyền vận động người dân và khách du lịch nâng cao ý thức bảo vệ môi trường theo nguyên tắc du lịch có trách nhiệm với cộng đồng xã hội.
- Nâng cao ý thức chấp hành quy định về bảo vệ môi trường, cập nhật thông tin tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội; tăng cường bồi dưỡng chuyên sâu cho cộng đồng về từng lĩnh vực liên quan đến công tác bảo vệ môi trường; tăng cường phối hợp giữa các ngành, các cấp, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng địa phương liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại điểm du lịch cộng đồng.
- Tuân thủ các quy định của Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể: đối với tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, địa điểm tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao, đơn vị tổ chức lễ hội; Cá nhân đến khu di tích, điểm di tích, khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, địa điểm tập luyện, biểu diễn, thi đấu thể dục, thể thao, địa điểm diễn ra lễ hội phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây: tuân thủ quy định, quy chế giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; thải bỏ chất thải đúng nơi quy định, hạn chế phát sinh chất thải nhựa; giữ gìn vệ sinh cộng đồng; không xâm hại cảnh quan môi trường và các loài sinh vật.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước, Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, nguồn tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Khuyến khích việc xã hội hóa, huy động các nguồn kinh phí hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ của Kế hoạch; hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh, đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch trong trường hợp cần thiết.
- Tham mưu, phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu, rà soát, kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật quản lý, ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng.
- Tham mưu, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia để hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng; xây dựng và thực hiện chiến dịch truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch cộng đồng hướng đến các thị trường mục tiêu.
- Hướng dẫn các địa phương bổ sung quy hoạch các điểm du lịch cộng đồng, làng nghề du lịch cộng đồng vào quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị; triển khai thực hiện công nhận tiêu chuẩn quốc gia về du lịch cộng đồng và Tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN.
- Tham mưu, phối hợp với các cơ quan có liên quan bổ sung chỉ tiêu thống kê các nguồn lực và các hoạt động dịch vụ du lịch cộng đồng và hướng dẫn phương pháp tính toán chỉ tiêu, tiêu chí thực hiện; tổ chức điều tra, khảo sát, nghiên cứu, đánh giá thị trường khách du lịch cộng đồng và xây dựng cơ sở dữ liệu về du lịch cộng đồng, số hóa dữ liệu về du lịch cộng đồng.
- Xây dựng kế hoạch triển khai hướng dẫn, đào tạo phát triển du lịch cộng đồng tại một số địa bàn trọng điểm du lịch, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Tham mưu, tổ chức sơ kết việc thực hiện Kế hoạch vào năm 2027 và tổng kết vào năm 2030.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, chỉ đạo các đơn vị liên quan lồng ghép nhiệm vụ phát triển du lịch cộng đồng vào Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ nay đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn hiệu quả và bền vững giai đoạn 2025 - 2030.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương lựa chọn và bố trí kinh phí hỗ trợ các điểm du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới.
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng thông qua các chính sách xúc tiến đầu tư, quảng bá, chương trình ưu đãi thuế, phí và các chương trình tập huấn, đào tạo phát triển du lịch cộng đồng, chương trình khuyến công.
Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, chủ trì tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn đầu tư công thực hiện các nhiệm vụ thuộc đề án theo quy định của Luật Đầu tư công.
Chủ trì, chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất ban hành các chính sách hỗ trợ nông dân, hộ gia đình, hợp tác xã đầu tư kinh doanh du lịch cộng đồng được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường:
Phối hợp với các địa phương xây dựng, quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng đảm bảo tính bền vững môi trường, xem xét đề xuất ban hành các chính sách về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện phát triển du lịch cộng đồng trong giai đoạn 2024 - 2030 trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp cùng các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tham mưu, đề xuất việc đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông đối ngoại trên địa bàn tỉnh, các tuyến quốc lộ ủy thác, hệ thống đường tỉnh và một số tuyến đường huyện quan trọng để phục vụ cho phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương. Phối hợp cung cấp thông tin giao thông cho người dân, du khách thông qua các ứng dụng thông minh.
- Chủ trì, tham mưu triển khai hiệu quả Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước; Nghị định số 19/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2019/NĐ-CP ngày 05/6/2019 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đảm bảo hoạt động vận tải khách du lịch trên địa bàn tỉnh đúng quy định của pháp luật; thường xuyên kiểm tra, rà soát hoạt động vận chuyển khách du lịch tại các điểm du lịch cộng đồng, đảm bảo an toàn cho du khách.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương triển khai thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội đối với lĩnh vực du lịch; trong đó, tập trung tăng cường công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, cứu hộ cứu nạn, bảo vệ môi trường... tại các điểm du lịch cộng đồng.
9. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất ban hành chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực tham gia phát triển du lịch cộng đồng trong giai đoạn 2024 - 2030.
10. Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Lâm Đồng:
Căn cứ nội dung kế hoạch này, định kỳ hàng năm xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai thực hiện nhằm đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Thường xuyên nghiên cứu thị trường khách du lịch nội địa và quốc tế đế đa dạng hóa các phương thức quảng bá, xúc tiến du lịch. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mạng Internet, mạng xã hội trong hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch, đảm bảo nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả trong công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch cộng đồng.
11. Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Lâm Đồng:
Chủ trì, chỉ đạo các đơn vị liên quan, các tổ chức tài chính trên địa bàn phối hợp với các địa phương thực hiện các chính sách hỗ trợ vay vốn nhằm thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng trong giai đoạn 2024 - 2030.
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch bố trí, lồng ghép nguồn kinh phí hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng thông qua việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2024 - 2030.
13. Hiệp hội Du lịch Lâm Đồng - Đà Lạt:
Phát huy vai trò của Hiệp hội theo điều lệ hoạt động đã được phê duyệt; tập hợp và phát huy năng lực của các hội viên, kêu gọi hội viên và các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch tổ chức liên kết, hợp tác nhằm xây dựng các sản phẩm, tour, tuyến du lịch cộng đồng; nghiên cứu, khảo sát thị trường, đề xuất các sáng kiến, giải pháp trong phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan triển khai thực hiện các chính sách phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh theo nội dung của kế hoạch này.
15. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc:
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng chương trình, hướng dẫn triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương.
- Rà soát nguồn tài nguyên du lịch và các điều kiện để lựa chọn địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng nhằm xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn ở địa phương, phù hợp với định hướng phát triển du lịch cộng đồng của quốc gia, của tỉnh và đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
- Tổ chức nghiên cứu, quy hoạch không gian cho phát triển du lịch cộng đồng; lồng ghép nội dung về quy hoạch du lịch cộng đồng, xác định không gian phù hợp phát triển du lịch cộng đồng khi xây dựng quy hoạch vùng, quy hoạch huyện, thành phố.
- Rà soát, điều chỉnh các chính sách hiện có hoặc đề xuất xây dựng, ban hành mới chính sách; kiến nghị UBND tỉnh, các sở, ban, ngành nội dung quy định về quản lý, khuyến khích hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tổ chức hướng dẫn kinh doanh phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành và liên kết các địa phương trong vùng lựa chọn, định hướng nội dung phát triển du lịch cộng đồng, chú trọng sản phẩm du lịch mang giá trị văn hóa sâu sắc, là lợi thế của địa phương, tạo điểm nhấn và khác biệt, hạn chế trùng lặp giữa các địa phương.
- Xây dựng các chương trình quảng bá, truyền thông, xúc tiến du lịch nhằm tuyên truyền, giới thiệu các điểm đến du lịch cộng đồng tại địa phương.
- Xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến, hướng dẫn nâng cao kiến thức và kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức chương trình học tập, trao đổi kinh nghiệm cho chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư tại các điểm đến du lịch cộng đồng.
- Chỉ đạo các phòng, ban, địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng trên địa bàn; xây dựng phương án quản lý rủi ro, ứng phó với các tình huống, sự cố khi tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng.
- Tận dụng, lồng ghép nguồn ngân sách của trung ương, của tỉnh thông qua các chương trình, kế hoạch, đề án; đồng thời bố trí nguồn kinh phí phù hợp của địa phương để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định.
Các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ triển khai thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sớ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 15/12 hàng năm; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và UBND tỉnh theo quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
DANH SÁCH
CÁC ĐƠN VỊ XÂY DỰNG
ĐIỂM/LÀNG NGHỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
(Kèm theo Kế hoạch 11609/KH-UBND ngày 31/12/2024 của UBND tỉnh)
STT |
ĐỊA PHƯƠNG |
TÊN ĐIỂM/ LÀNG NGHỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG |
QUY MÔ |
THỜI GIAN THỰC HIỆN |
GHI CHÚ |
|
2025-2027 |
2028-2030 |
|
||||
1 |
Đà Lạt |
Điểm du lịch cộng đồng xã Tà Nung |
Tạm thời quy hoạch 3 thôn 1, 2, 3 và mở rộng trong giai đoạn sau |
X |
|
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc K’Ho gắn với phát triển du lịch, phát triển du lịch nông thôn gắn với sản phẩm nông nghiệp đặc trưng. |
2 |
TP Bảo Lộc |
Điểm du lịch cộng đồng thôn Đạ Nghịch |
Khoảng 3ha |
|
X |
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc thiểu số người đồng bào Châu Mạ gắn với phát triển du lịch |
3 |
Lạc Dương |
Làng nghề du lịch cộng đồng xã Đưng K‘Nớ |
Đang quy hoạch tổng thể |
|
X |
Làng văn hóa du lịch cộng đồng xã Đưng K’Nớ |
Điểm du lịch cộng đồng thôn Đưng K’Si, xã Đạ Chais |
01 ha |
X |
|
Bảo tồn Làng văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch của dân tộc Cơ Ho, thôn Đưng K’Si, xã Đạ Chais |
||
4 |
Đơn Dương |
Điểm du lịch cộng đồng thôn Quảng Lợi, xã Quảng Lập |
2,5 ha |
X |
|
Điểm du lịch AVOCADO Farm kết hợp với các chủ trang trại, các hộ dân... phát triển du lịch nông thôn gắn với sản phẩm nông nghiệp đặc trưng vùng miền (sản phẩm OCOP) |
Điểm du lịch cộng đồng khu tái định cư thôn Hamanhai 1, xã Quảng Lập |
8,3 ha |
|
X |
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số kết hợp nghề gốm Chu ru của người đồng bào Chu ru, K’Ho gắn với phát triển du lịch |
||
5 |
Đức Trọng |
Làng nghề du lịch cộng đồng thôn K’Long, xã Hiệp An |
5,1ha |
X |
|
Làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm thôn K’Long, xã Hiệp An |
6 |
Lâm Hà |
Làng nghề du lịch cộng đồng thôn Đam Pao, xã Đạ Đờn |
12ha |
X |
|
|
7 |
Đam Rông |
Điểm du lịch cộng đồng xã Đạ Long |
Khoảng 3 ha |
X |
|
Điểm du lịch cộng đồng (suối nước nóng) xã Đạ Long |
8 |
Di Linh |
Điểm du lịch cộng đồng thôn Klong Trao 1, xã Gung ré, huyện Di Linh |
6.084,2m2 |
X |
|
Làng truyền thống dân tộc K’Ho gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại Thôn Klong Trao 1, xã Gung Ré, huyện Di Linh |
[1] Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị, nâng cao thư nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.