Công văn 7919/BTC-ĐT tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 6, ước thực hiện tháng 7 tháng kế hoạch năm 2024 do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu | 7919/BTC-ĐT |
Ngày ban hành | 29/07/2024 |
Ngày có hiệu lực | 29/07/2024 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính |
Người ký | Bùi Văn Khắng |
Lĩnh vực | Đầu tư,Tài chính nhà nước |
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
7919/BTC-ĐT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2024 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ Quyết định số 1603/QĐ-TTg ngày 11/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Bộ Tài chính báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế 6 tháng, ước thực hiện 7 tháng kế hoạch năm 2024 như sau:
I. Kế hoạch và tình hình phân bổ kế hoạch vốn
1. Kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024
1.1. Kế hoạch năm đầu tư vốn NSNN năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương là 669.264,6 tỷ đồng[1] bao gồm: vốn ngân sách trung ương (NSTW) là 236.915,7 tỷ đồng (bao gồm: vốn trong nước là 216.915,739 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 20.000 tỷ đồng) và vốn ngân sách địa phương (NSĐP) là 432.348,9 tỷ đồng. Trong đó, vốn NSTW bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án cao tốc, liên vùng, đường ven biển, dự án trọng điểm khác là 101.258 tỷ đồng; dự án, nhiệm vụ thuộc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) là: 27.220 tỷ đồng.
1.2. Kế hoạch vốn cân đối NSĐP năm 2024 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (theo số liệu cập nhật đến thời điểm báo cáo) là 51.113 tỷ đồng.
1.3. Kế hoạch vốn các năm trước được phép kéo dài tính đến thời điểm báo cáo là 54.434,2 tỷ đồng, trong đó: NSTW là 32.614,4 tỷ đồng (theo ngành lĩnh vực là 27.445,7 CTMTQG là 5.168,7 tỷ đồng), NSĐP là 21.819,9 tỷ đồng.
Như vậy, tổng kế hoạch giao năm 2024 (kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, kế hoạch vốn cân đối địa phương giao tăng, kế hoạch các năm trước chuyển sang) là 774.812 tỷ đồng.
2. Tình hình triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương (Chi tiết theo Phụ lục I đính kèm)
2.1. Kế hoạch vốn đã triển khai phân bổ:
Tổng số vốn đã phân bổ là 699.262,2 tỷ đồng, đạt 104,5% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (669.264,6 tỷ đồng). Bao gồm NSTW là 228.357.3 tỷ đồng (vốn trong nước là 210.363 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 17.994.3 tỷ đồng), NSĐP là 470.904,8 tỷ đồng.
Trong đó, các địa phương giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 51.113 tỷ đồng. (Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối NSĐP các địa phương giao tăng, tổng số vốn đã phân bổ là 648.149,2 tỷ đồng, đạt 96,84% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao).
Trong quá trình phân bổ, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã ưu tiên bố trí vốn cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án cao tốc, liên vùng, đường ven biển, dự án trọng điểm khác là 101.423,5 tỷ đồng (số vốn tối thiểu phải bố trí theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là 101.258 tỷ đồng), các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế và xã hội là 6.127,7 tỷ đồng.
Tuy nhiên trong tổng số vốn NSTW đã phân bổ, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ cho dự án sau ngày 30/12/2023 (theo quy định việc phân bổ kế hoạch vốn phải hoàn thành trước 31/12/2023) với số vốn là 5.839,65 tỷ đồng trong đó vốn theo ngành, lĩnh vực là 2.460,39 tỷ đồng[2], vốn CTMTQG là 3.379,3 tỷ đồng.
2.2. Kế hoạch vốn chưa được triển khai phân bổ:
Có 19/44 bộ, cơ quan trung ương và 28/63 địa phương chưa phân bổ hoặc phân bổ chưa hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 21.115,6 tỷ đồng, chiếm 3,16% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó: vốn NSTW là 8.558,4 tỷ đồng, vốn cân đối NSĐP là 12.557,2 tỷ đồng.
2.3. Nguyên nhân của việc chưa phân bổ hết kế hoạch vốn:
a) Đối với nguồn vốn NSTW
Tính đến thời điểm báo cáo có 19/44 bộ, cơ quan trung ương và 21/63 địa phương chưa phân bổ với số vốn là 8.558,4 tỷ đồng/236.915,7 tỷ đồng (chiếm 3,68% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), cụ thể:
(1) Vốn theo ngành, lĩnh vực chưa phân bổ là 7.722,2 tỷ đồng trong đó:
- Vốn trong nước chưa phân bổ: 5.961,7 tỷ đồng do (i) chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư (ii) dự kiến bố trí cho các dự án, nhiệm vụ đang tổng hợp để trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn (iii) đang đề nghị cho phép kéo dài thời gian bố trí vốn để thực hiện và hoàn thành,...
- Vốn nước ngoài chưa phân bổ chi tiết là 1.760,5 tỷ đồng do đang điều chỉnh chủ trương đầu tư, đang đàm phán, ký kết Hiệp định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung kế hoạch trung hạn để giao kế hoạch năm 2024.
(2) Vốn CTMTQG chưa phân bổ là 836,2 tỷ đồng
Các dự án đang thực hiện lập, phê duyệt dự án nên chưa đủ điều kiện để phân bổ vốn.
b) Đối với nguồn vốn NSĐP:
Vốn cân đối NSĐP là 12.557,2 tỷ đồng của 13/63 địa phương do địa phương để lại phân bổ sau, chưa phân bổ hết vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất, xổ số, bội chi NSĐP.
II. Tình hình giải ngân kế hoạch vốn (Phụ lục II đính kèm)
- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/6/2024 là 197.028,2 tỷ đồng/tổng kế hoạch là 774.812,00 tỷ đồng, đạt 25,43% kế hoạch.
BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
7919/BTC-ĐT |
Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2024 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ Quyết định số 1603/QĐ-TTg ngày 11/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2024; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Bộ Tài chính báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế 6 tháng, ước thực hiện 7 tháng kế hoạch năm 2024 như sau:
I. Kế hoạch và tình hình phân bổ kế hoạch vốn
1. Kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024
1.1. Kế hoạch năm đầu tư vốn NSNN năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương là 669.264,6 tỷ đồng[1] bao gồm: vốn ngân sách trung ương (NSTW) là 236.915,7 tỷ đồng (bao gồm: vốn trong nước là 216.915,739 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 20.000 tỷ đồng) và vốn ngân sách địa phương (NSĐP) là 432.348,9 tỷ đồng. Trong đó, vốn NSTW bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án cao tốc, liên vùng, đường ven biển, dự án trọng điểm khác là 101.258 tỷ đồng; dự án, nhiệm vụ thuộc 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) là: 27.220 tỷ đồng.
1.2. Kế hoạch vốn cân đối NSĐP năm 2024 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (theo số liệu cập nhật đến thời điểm báo cáo) là 51.113 tỷ đồng.
1.3. Kế hoạch vốn các năm trước được phép kéo dài tính đến thời điểm báo cáo là 54.434,2 tỷ đồng, trong đó: NSTW là 32.614,4 tỷ đồng (theo ngành lĩnh vực là 27.445,7 CTMTQG là 5.168,7 tỷ đồng), NSĐP là 21.819,9 tỷ đồng.
Như vậy, tổng kế hoạch giao năm 2024 (kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, kế hoạch vốn cân đối địa phương giao tăng, kế hoạch các năm trước chuyển sang) là 774.812 tỷ đồng.
2. Tình hình triển khai phân bổ chi tiết kế hoạch vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương (Chi tiết theo Phụ lục I đính kèm)
2.1. Kế hoạch vốn đã triển khai phân bổ:
Tổng số vốn đã phân bổ là 699.262,2 tỷ đồng, đạt 104,5% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao (669.264,6 tỷ đồng). Bao gồm NSTW là 228.357.3 tỷ đồng (vốn trong nước là 210.363 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 17.994.3 tỷ đồng), NSĐP là 470.904,8 tỷ đồng.
Trong đó, các địa phương giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 51.113 tỷ đồng. (Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối NSĐP các địa phương giao tăng, tổng số vốn đã phân bổ là 648.149,2 tỷ đồng, đạt 96,84% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao).
Trong quá trình phân bổ, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã ưu tiên bố trí vốn cho các dự án quan trọng quốc gia, dự án cao tốc, liên vùng, đường ven biển, dự án trọng điểm khác là 101.423,5 tỷ đồng (số vốn tối thiểu phải bố trí theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là 101.258 tỷ đồng), các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế và xã hội là 6.127,7 tỷ đồng.
Tuy nhiên trong tổng số vốn NSTW đã phân bổ, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ cho dự án sau ngày 30/12/2023 (theo quy định việc phân bổ kế hoạch vốn phải hoàn thành trước 31/12/2023) với số vốn là 5.839,65 tỷ đồng trong đó vốn theo ngành, lĩnh vực là 2.460,39 tỷ đồng[2], vốn CTMTQG là 3.379,3 tỷ đồng.
2.2. Kế hoạch vốn chưa được triển khai phân bổ:
Có 19/44 bộ, cơ quan trung ương và 28/63 địa phương chưa phân bổ hoặc phân bổ chưa hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao. Tổng số vốn chưa phân bổ chi tiết là 21.115,6 tỷ đồng, chiếm 3,16% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó: vốn NSTW là 8.558,4 tỷ đồng, vốn cân đối NSĐP là 12.557,2 tỷ đồng.
2.3. Nguyên nhân của việc chưa phân bổ hết kế hoạch vốn:
a) Đối với nguồn vốn NSTW
Tính đến thời điểm báo cáo có 19/44 bộ, cơ quan trung ương và 21/63 địa phương chưa phân bổ với số vốn là 8.558,4 tỷ đồng/236.915,7 tỷ đồng (chiếm 3,68% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), cụ thể:
(1) Vốn theo ngành, lĩnh vực chưa phân bổ là 7.722,2 tỷ đồng trong đó:
- Vốn trong nước chưa phân bổ: 5.961,7 tỷ đồng do (i) chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư (ii) dự kiến bố trí cho các dự án, nhiệm vụ đang tổng hợp để trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn (iii) đang đề nghị cho phép kéo dài thời gian bố trí vốn để thực hiện và hoàn thành,...
- Vốn nước ngoài chưa phân bổ chi tiết là 1.760,5 tỷ đồng do đang điều chỉnh chủ trương đầu tư, đang đàm phán, ký kết Hiệp định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung kế hoạch trung hạn để giao kế hoạch năm 2024.
(2) Vốn CTMTQG chưa phân bổ là 836,2 tỷ đồng
Các dự án đang thực hiện lập, phê duyệt dự án nên chưa đủ điều kiện để phân bổ vốn.
b) Đối với nguồn vốn NSĐP:
Vốn cân đối NSĐP là 12.557,2 tỷ đồng của 13/63 địa phương do địa phương để lại phân bổ sau, chưa phân bổ hết vốn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất, xổ số, bội chi NSĐP.
II. Tình hình giải ngân kế hoạch vốn (Phụ lục II đính kèm)
- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/6/2024 là 197.028,2 tỷ đồng/tổng kế hoạch là 774.812,00 tỷ đồng, đạt 25,43% kế hoạch.
- Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7/2024 là 244.903,1 tỷ đồng, đạt 31,61 % tổng kế hoạch, cụ thể:
1. Giải ngân vốn kế hoạch các năm trước kéo dài sang năm 2024:
- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/6/2024 là 8.621,9 tỷ đồng, đạt 15,84% kế hoạch (54.434,2 tỷ đồng).
- Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7/2024 là 12.811,7 tỷ đồng, đạt 23,54% kế hoạch.
2. Về giải ngân vốn kế hoạch năm 2024:
2.1. Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến ngày 30/6/2024 là 188.4063 tỷ đồng, đạt 26,15% kế hoạch (720.377,8 tỷ đồng), đạt 28,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó Chương trình phục hồi và phát triển KTXH là 4.490,22 tỷ đồng (đạt 73,28% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), CTMTQG là 8.638,3 tỷ đồng, đạt 31,74% kế hoạch.
2.2. Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7/2024 là 232.091,4 tỷ đồng, đạt 32,22% tổng kế hoạch, đạt 34,68% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2023 đạt 35,49% tổng kế hoạch và đạt 37,85% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Trong đó Chương trình phục hồi và phát triển KTXH là 4.685,13 tỷ đồng (đạt 76,46 kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), CTMTQG là 11.840,8 tỷ đồng, đạt 43,50% kế hoạch.
Cụ thể như sau:
ĐVT: Tỷ đồng
STT |
Nội dung |
Ước thanh toán đến ngày 31/7/2024 |
Tỷ lệ (%) thực hiện |
Tỷ lệ (%) (so với KHTTg giao) |
Cùng kỳ năm 2023 |
||
Số tiền |
Tỷ lệ (%) thực hiện |
Tỷ lệ (%) so với KH TTg giao |
|||||
|
TỔNG SỐ |
232.091,4 |
32,22% |
34,68% |
267.625,2 |
35,49% |
37,85% |
|
VỐN TRONG NƯỚC |
228.945,7 |
32,69% |
35,26% |
261.619,0 |
36,03% |
38,53% |
|
VỐN NƯỚC NGOÀI |
3.145,7 |
15,73% |
15,73% |
6.006,2 |
21,47% |
21,47% |
A |
VỐN NSĐP |
141.753,1 |
29,32% |
32,79% |
136.152,1 |
34,89% |
39,66% |
B |
VỐN NSTW |
90.338,3 |
38,13% |
38,13% |
131.473,2 |
36,14% |
36,14% |
- |
Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực |
78.497,5 |
37,43% |
37,43% |
122.694,2 |
36,13% |
36,13% |
+ |
Vốn trong nước |
75.426,9 |
39,59% |
39,59% |
116.688,0 |
37,45% |
37,45% |
+ |
Vốn nước ngoài |
3.070,6 |
16,01% |
16,01% |
6.006,2 |
21,47% |
21,47% |
- |
Vốn Chương trình MTQG |
11.840,8 |
43,50% |
43,50% |
8.779,0 |
36,25% |
36,25% |
|
Vốn trong nước |
11.765,7 |
44,57% |
44,57% |
8.779,0 |
36,25% |
36,25% |
|
Vốn nước ngoài |
75,2 |
9,16% |
9,16% |
- |
|
|
3. Nhận xét tình hình giải ngân kế hoạch vốn
(Danh sách các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương xếp theo thứ tự tỷ lệ giải ngân từ thấp đến cao theo Phụ lục IIA, Phụ lục IIB đính kèm).
Kết quả trong 7 tháng đầu năm 2024, có 11/44 bộ, cơ quan trung ương và 38/63 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân đạt trên mức bình quân chung của cả nước. Một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân tốt gồm: Đài truyền hình Việt Nam (100%), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (53,95%), Bộ Giao thông vận tải (50,83%), Bộ Xây dựng (47,91%), Thanh Hóa (58,45%), Hòa Bình (56,79%), Long An (52,22%).
Vốn thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế có tỷ lệ giải ngân đạt cao, đạt 76,46% kế hoạch; đặc biệt vốn bộ, cơ quan trung ương quản lý có tỷ lệ giải ngân trong 7 tháng đạt 99,58% (riêng Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải đạt tỷ lệ giải ngân là 100%).
Tuy nhiên, có 33/44 bộ, cơ quan trung ương và 25/63 địa phương giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước. Đặc biệt có một số bộ, cơ quan trung ương giải ngân rất thấp hoặc có tỷ lệ giải ngân 0% như Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do chưa phân bổ kế hoạch vốn; giải ngân rất thấp như Ủy ban dân tộc (1,12%), Đại học quốc gia Hồ Chí Minh (1,43%), Đại học quốc gia Hà Nội (2,96%).... Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20% như TP Hồ Chí Minh (14,31%), Phú Yên (16,27%), Bắc Ninh (16,08%), Hải Dương (18,36%). Việc một số địa phương kế hoạch lớn (TP Hồ Chí Minh được giao 79.263,78 tỷ đồng, chiếm 11,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao cả nước, TP Hà Nội được giao 81.033 tỷ đồng, chiếm 12,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) nhưng tỷ lệ giải ngân không cao nên ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước.
III. Tình hình thực hiện các dự án trọng điểm (Phụ lục III đính kèm)
- Tổng số vốn giải ngân của các dự án quan trọng quốc gia ngành giao thông vận tải đến hết ngày 30/6/2024 là 28.836,5 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 30,4% kế hoạch năm 2024 được giao (94.724,7 tỷ đồng), trong đó, vốn NSTW là 26.737,1 tỷ đồng, đạt 36,8%; vốn NSĐP là 2.099,4 tỷ đồng, đạt 16,2%.
Như vậy, kết quả giải ngân các dự án quan trọng quốc gia đạt cao hơn với tỷ lệ giải ngân bình quân chung 06 tháng của cả nước (28,15%).
- Một số dự án có tỷ lệ giải ngân tốt, cao hơn mức trung bình chung cả nước như: Cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (46,8%); Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1 (41,9%).
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số dự án được giao kế hoạch vốn 2024 rất lớn nhưng tỷ lệ giải ngân còn thấp như: Dự án Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (được giao 9.805 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 13,5%); Dự án Đường vành đai 3 - TP. Hồ Chí Minh (được giao 21.490,2 tỷ đồng, tỷ lệ giải ngân đạt 13,4%) nếu không cải thiện sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của các dự án trọng điểm cũng như tỷ lệ giải ngân chung của cả nước.
IV. Tình hình thực hiện các CTMTQG
- Lũy kế giải ngân đến hết tháng 6/2024 là 8.638,349 tỷ đồng (đạt 31,74% kế hoạch vốn), trong đó:
+ Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 50% (7 địa phương): Hậu Giang (83%), Ninh Thuận (63%), Tây Ninh (59%), Yên Bái (57%), Vĩnh Long (56%), Lâm Đồng (54%), Bạc Liêu (52%).
+ Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp dưới 10% (4 địa phương): Hòa Bình (5%), Cà Mau (6%), Bình Phước (6%), Nam Định (9%).
- Ước lũy kế giải ngân đến hết tháng 7/2024 là 11.480,827 tỷ đồng (đạt 43,5% kế hoạch vốn).
IV. Một số khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án
Liên quan đến các khó khăn vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã báo cáo tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ ngày 16/7/2024 với các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước về đánh giá tình hình kế hoạch đầu tư công 6 tháng đầu năm và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư 6 tháng cuối năm 2024. Theo đó, chủ yếu là các vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách (Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu...); nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ chi tiết cho các dự án nên không thể giải ngân; các dự án trọng điểm giao thông: vướng mắc về công tác GPMB và nguồn cung ứng nguyên vật liệu; vướng mắc ở các khâu hoàn thiện thủ tục đầu tư, quy trình giải ngân của các dự án ODA...
Để thực hiện mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% kế hoạch được giao theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 05/01/2024 của Chính phủ, Bộ Tài chính kiến nghị một số các nội dung sau:
1. Đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ ngày 16/7/2024 về giải ngân vốn đầu tư công và khẩn trương triển khai các giải pháp cụ thể thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
2. Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ:
(1) Về việc phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 sau ngày 31/12/2023: Sau khi tổng hợp ý kiến của 07 bộ, cơ quan trung ương và Bộ Tư pháp, Bộ KHĐT, Bộ Tài chính đã có công văn số 7821/BTC-ĐT ngày 25/7/2024 báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái giao Bộ KHĐT hướng dẫn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương (như đối với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính) về việc phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 sau ngày 31/12/2023 để thống nhất thực hiện chung, tránh cách hiểu khác nhau và không có căn cứ giải trình trước các cơ quan thanh tra, kiểm tra về trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành về sau (nếu có).
Vì vậy, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao Bộ KHĐT khẩn trương có văn bản hướng dẫn theo đề xuất của Bộ Tài chính tại văn bản nêu trên.
(2) Giao Bộ KHĐT sớm trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2024 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương ngay sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Nghị quyết điều chỉnh.
(3) Giao Bộ KHĐT khẩn trương có ý kiến về việc giao cho các đơn vị không trực thuộc làm chủ đầu tư tại một số Bộ theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 72/TB-VPCP ngày 28/02/2024 và công văn số 4808/VPCP-KTTH ngày 09/7/2024 của Văn phòng Chính phủ.
3. Bộ KHĐT, Bộ Tài chính đã có thông báo và hướng dẫn việc kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2023 sang năm 2024, đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tập trung khẩn trương giải ngân nguồn vốn được phép kéo dài nêu trên.
4. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Bộ KHĐT, Bộ Tài chính rà soát các bất cập, vướng mắc trong các quy định pháp luật (Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Xây dựng, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Kế toán,...) để các bộ, ngành chủ trì, soạn thảo tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét ban hành một luật sửa đổi, bổ sung một số luật giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
[1] Theo Quyết định số 1603/QĐ-TTg ngày 11/12/2023 của Thủ tướng chính phủ về giao kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2024 là 657.349 tỷ đồng, Quyết định số 258/QĐ-TTg ngày 30/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao dự toán và kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2024 từ nguồn tăng thu, cắt giảm, tiết kiệm chi NSTW năm 2021 cho Bộ Giao thông vận tải và 08 địa phương để thực hiện 03 dự án đường bộ cao tốc quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 58/20222/QH15, Nghị quyết số 59/2022/QH15 và Nghị quyết số 60/2022/QH15 là 6.458 tỷ đồng. Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 10/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW từ dự phòng nguồn NSTW của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, kế hoạch vốn NSTW năm 2024 cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương là 5.457,739 tỷ đồng
[2] Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 33,13 tỷ đồng, Bộ Xây dựng: 67,33 tỷ đồng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam: 4 tỷ đồng, Bộ Thông tin và Truyền thông: 71 tỷ đồng, Bộ Y tế: 714,66 tỷ đồng, Yên Bái: 81,85 tỷ đồng, Hà Tĩnh: 100 tỷ đồng, Quảng Bình: 32,47 tỷ đồng, Phú Yên: 155 tỷ đồng, Khánh Hòa: 500 tỷ đồng, Vĩnh Long: 112,1 tỷ đồng, Kiên Giang: 100 tỷ đồng, Cà Mau: 33,88 tỷ đồng, Đắk Nông: 30 tỷ đồng, Thái Nguyên: 16,54 tỷ đồng, Bình Thuận: 285,38 tỷ đồng, Gia Lai 58.05 tỷ đồng, Cần Thơ: 65 tỷ đồng.