Chỉ thị 11/CT-BCT tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025 do Bộ Công Thương ban hành
Số hiệu | 11/CT-BCT |
Ngày ban hành | 20/06/2025 |
Ngày có hiệu lực | 20/06/2025 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Bộ Công thương |
Người ký | Nguyễn Hồng Diên |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-BCT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2025 |
Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã quyết liệt chỉ đạo công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai[1]. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng chủ quan, lơ là, chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan chức năng, nhất là trong đợt mưa lũ bất thường do ảnh hưởng của bão số 1 năm 2025 vừa qua.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng bất thường, cực đoan, khó dự báo[2], để bảo đảm an toàn cho người và các công trình công nghiệp, năng lượng, duy trì ổn định sản xuất và bảo đảm nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân, thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn, Tổng Công ty, Doanh nghiệp trong ngành Công Thương tập trung triển khai thực hiện các nội dung sau:
1. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố
- Chỉ đạo các chủ đập thủy điện trên địa bàn nghiêm túc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa, quy trình vận hành đơn hồ chứa, phương án bảo vệ đập, phương án ứng phó tình huống khẩn cấp đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; tập trung kiểm tra, rà soát, khắc phục kịp thời các hư hỏng, khiếm khuyết (nếu có) của thiết bị, máy móc, hạng mục công trình vận hành xả lũ, cửa nhận nước để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình trước mùa mưa lũ năm 2025; Rà soát, kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc, các mốc cảnh báo ngập lụt; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du khi vận hành; thông tin kịp thời cho hạ du trước khi xả lũ để đảm bảo an toàn về người và tài sản.
- Chỉ đạo các đơn vị điện lực và các đơn vị truyền tải điện trên địa bàn quản lý thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang lưới điện, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng điện an toàn trong mùa mưa bão.
- Khẩn trương tổ chức các đoàn kiểm tra công tác đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện trước mùa mưa lũ năm 2025 đối với các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Nghị định số 62/2025/NĐ-CP; chủ động tham mưu UBND tỉnh, thành phố tuyệt đối không cho tích nước đối với các hồ chứa nước không đảm bảo an toàn.
- Tăng cường kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động, chất lượng công trình trong quá trình thi công xây dựng các công trình thủy điện; Có biện pháp chỉ đạo, yêu cầu các công trình đang xây dựng dừng mọi hoạt động thi công, di dời người và thiết bị về vị trí an toàn trước khi các đợt bão lũ, thiên tai lớn xảy ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tham mưu, đề xuất với UBND các tỉnh, thành phố thực hiện thiết lập, quản lý hành lang thoát lũ của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đập theo quy định của pháp luật.
- Triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa, vật tư, nhu yếu phẩm thiết yếu, chú trọng khu vực thường xuyên bị thiên tai, vùng sâu, vùng xa, vùng dễ bị chia cắt; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt kế hoạch dự trữ tại chỗ, phương án bình ổn thị trường/phương án đảm bảo hàng hóa thiết yếu, nhu yếu phẩm, hàng hóa có nhu cầu tiêu dùng cao khi có thiên tai xảy ra.
- Đối với địa phương có công trình khai thác khoáng sản, điện gió và trang trại điện mặt trời, cần chỉ đạo các chủ công trình thực hiện gia cố chống sạt trượt, ngập nước và có các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, công trình và thiết bị trong mùa mưa bão.
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành công trình thủy điện thuộc phạm vi quản lý nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ tại mục 3 Công điện này.
- Tăng cường kiểm tra an toàn hệ thống lưới điện và các công trình điện lực thuộc phạm vi quản lý. Kịp thời phát hiện và khắc phục những điểm xung yếu có nguy cơ xảy ra mất an toàn điện như các vị trí tiếp địa, chống sét, cầu dao cách ly, cách điện,... Tăng cường các giải pháp gia cố, phòng chống gãy, đổ cột điện đối với lưới điện, gia cố các vị trí xung yếu đảm bảo an toàn cho công trình khi thiên tai xảy ra; phát quang hành lang tuyến, chặt tỉa cây ngoài hành lang có nguy cơ đổ vào công trình điện theo quy định; chuẩn bị sẵn sàng và tập trung nguồn lực để khắc phục kịp thời mọi sự cố xảy ra, cung cấp điện kịp thời, an toàn sau thiên tai khi có cơn bão đi qua.
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý xây dựng kế hoạch, phương án PCTT&TKCN của đơn vị; tổ chức diễn tập cho các cán bộ, công nhân viên trong đơn vị theo phương án đã phê duyệt.
3. Các chủ sở hữu công trình thủy điện
- Khẩn trương hoàn thành việc kiểm tra đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện và báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 62/2025/NĐ-CP.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình trạng đập; các thiết bị, công trình xả lũ, cửa nhận nước... và khắc phục kịp thời các khiếm khuyết (nếu có); chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện, vật tư dự phòng để khắc phục kịp thời sự cố, thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời gian nhanh nhất.
- Rà soát, lắp đặt hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát, cung cấp số liệu cho các cơ quan chức năng theo quy định; rà soát hệ thống thông tin cảnh báo cho người dân vùng hạ du khi xả lũ, bảo đảm hoạt động ổn định trong mọi tình huống thiên tai xảy ra. Phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, chính quyền địa phương các cấp trong khu vực chịu ảnh hưởng của công trình, trong đó có công tác thông tin về điều tiết lũ, cảnh báo xả lũ tránh để thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
- Tăng cường kiểm tra, rà soát các hoạt động trong lòng hồ thủy điện, đặc biệt là các phương tiện giao thông đường thủy, các cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè để kịp thời yêu cầu có biện pháp bảo đảm an toàn cho đập, hồ chứa thủy điện theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Nghị định số 62/2025/NĐ-CP, đảm bảo không được ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ đập thủy điện; có biện pháp triệt tiêu nguy cơ xâm phạm vào phạm vi bảo vệ đập, cửa nhận nước của công trình thủy điện. Trường hợp phát hiện những hoạt động có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn đập, hồ chứa thủy điện thì kịp thời báo cáo cấp thẩm quyền để xử lý theo quy định.
- Thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa, phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện, phương án ứng phó tình huống khẩn cấp đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
4. Các Tập đoàn, Tổng công ty và doanh nghiệp trong ngành Công Thương
- Rà soát cập nhật phê duyệt và tổ chức diễn tập các phương án, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, ứng phó sự cố theo lĩnh vực chuyên ngành được giao. Chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực để tổ chức thực hiện khi bão, lũ, thiên tai xảy ra.
- Tổ chức trực ban, theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thời tiết, thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai để kịp thời, chủ động triển khai ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.
5. Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương
a) Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), đảm bảo an toàn đối với các công trình thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, nhất là các công trình thủy điện, hệ thống lưới điện và các cơ sở khai thác, chế biến than, khoáng sản.
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-BCT |
Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2025 |
Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã quyết liệt chỉ đạo công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai[1]. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng chủ quan, lơ là, chưa thực hiện nghiêm chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến cáo của cơ quan chức năng, nhất là trong đợt mưa lũ bất thường do ảnh hưởng của bão số 1 năm 2025 vừa qua.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thiên tai ngày càng bất thường, cực đoan, khó dự báo[2], để bảo đảm an toàn cho người và các công trình công nghiệp, năng lượng, duy trì ổn định sản xuất và bảo đảm nhu yếu phẩm phục vụ nhân dân, thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Tập đoàn, Tổng Công ty, Doanh nghiệp trong ngành Công Thương tập trung triển khai thực hiện các nội dung sau:
1. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố
- Chỉ đạo các chủ đập thủy điện trên địa bàn nghiêm túc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa, quy trình vận hành đơn hồ chứa, phương án bảo vệ đập, phương án ứng phó tình huống khẩn cấp đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; tập trung kiểm tra, rà soát, khắc phục kịp thời các hư hỏng, khiếm khuyết (nếu có) của thiết bị, máy móc, hạng mục công trình vận hành xả lũ, cửa nhận nước để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình trước mùa mưa lũ năm 2025; Rà soát, kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc, các mốc cảnh báo ngập lụt; phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp ứng phó với lũ, lụt và xử lý tình huống ảnh hưởng đến an toàn dân cư ở hạ du khi vận hành; thông tin kịp thời cho hạ du trước khi xả lũ để đảm bảo an toàn về người và tài sản.
- Chỉ đạo các đơn vị điện lực và các đơn vị truyền tải điện trên địa bàn quản lý thực hiện các biện pháp bảo vệ hành lang lưới điện, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng điện an toàn trong mùa mưa bão.
- Khẩn trương tổ chức các đoàn kiểm tra công tác đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện trước mùa mưa lũ năm 2025 đối với các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Nghị định số 62/2025/NĐ-CP; chủ động tham mưu UBND tỉnh, thành phố tuyệt đối không cho tích nước đối với các hồ chứa nước không đảm bảo an toàn.
- Tăng cường kiểm tra công tác đảm bảo an toàn lao động, chất lượng công trình trong quá trình thi công xây dựng các công trình thủy điện; Có biện pháp chỉ đạo, yêu cầu các công trình đang xây dựng dừng mọi hoạt động thi công, di dời người và thiết bị về vị trí an toàn trước khi các đợt bão lũ, thiên tai lớn xảy ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và tài sản.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường tham mưu, đề xuất với UBND các tỉnh, thành phố thực hiện thiết lập, quản lý hành lang thoát lũ của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn đập theo quy định của pháp luật.
- Triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa, vật tư, nhu yếu phẩm thiết yếu, chú trọng khu vực thường xuyên bị thiên tai, vùng sâu, vùng xa, vùng dễ bị chia cắt; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt kế hoạch dự trữ tại chỗ, phương án bình ổn thị trường/phương án đảm bảo hàng hóa thiết yếu, nhu yếu phẩm, hàng hóa có nhu cầu tiêu dùng cao khi có thiên tai xảy ra.
- Đối với địa phương có công trình khai thác khoáng sản, điện gió và trang trại điện mặt trời, cần chỉ đạo các chủ công trình thực hiện gia cố chống sạt trượt, ngập nước và có các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, công trình và thiết bị trong mùa mưa bão.
- Chỉ đạo các đơn vị quản lý, vận hành công trình thủy điện thuộc phạm vi quản lý nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ tại mục 3 Công điện này.
- Tăng cường kiểm tra an toàn hệ thống lưới điện và các công trình điện lực thuộc phạm vi quản lý. Kịp thời phát hiện và khắc phục những điểm xung yếu có nguy cơ xảy ra mất an toàn điện như các vị trí tiếp địa, chống sét, cầu dao cách ly, cách điện,... Tăng cường các giải pháp gia cố, phòng chống gãy, đổ cột điện đối với lưới điện, gia cố các vị trí xung yếu đảm bảo an toàn cho công trình khi thiên tai xảy ra; phát quang hành lang tuyến, chặt tỉa cây ngoài hành lang có nguy cơ đổ vào công trình điện theo quy định; chuẩn bị sẵn sàng và tập trung nguồn lực để khắc phục kịp thời mọi sự cố xảy ra, cung cấp điện kịp thời, an toàn sau thiên tai khi có cơn bão đi qua.
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý xây dựng kế hoạch, phương án PCTT&TKCN của đơn vị; tổ chức diễn tập cho các cán bộ, công nhân viên trong đơn vị theo phương án đã phê duyệt.
3. Các chủ sở hữu công trình thủy điện
- Khẩn trương hoàn thành việc kiểm tra đánh giá an toàn đập, hồ chứa thủy điện và báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 62/2025/NĐ-CP.
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình trạng đập; các thiết bị, công trình xả lũ, cửa nhận nước... và khắc phục kịp thời các khiếm khuyết (nếu có); chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện, vật tư dự phòng để khắc phục kịp thời sự cố, thiệt hại do thiên tai gây ra trong thời gian nhanh nhất.
- Rà soát, lắp đặt hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát, cung cấp số liệu cho các cơ quan chức năng theo quy định; rà soát hệ thống thông tin cảnh báo cho người dân vùng hạ du khi xả lũ, bảo đảm hoạt động ổn định trong mọi tình huống thiên tai xảy ra. Phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, chính quyền địa phương các cấp trong khu vực chịu ảnh hưởng của công trình, trong đó có công tác thông tin về điều tiết lũ, cảnh báo xả lũ tránh để thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
- Tăng cường kiểm tra, rà soát các hoạt động trong lòng hồ thủy điện, đặc biệt là các phương tiện giao thông đường thủy, các cơ sở nuôi trồng thủy sản lồng bè để kịp thời yêu cầu có biện pháp bảo đảm an toàn cho đập, hồ chứa thủy điện theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Nghị định số 62/2025/NĐ-CP, đảm bảo không được ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ đập thủy điện; có biện pháp triệt tiêu nguy cơ xâm phạm vào phạm vi bảo vệ đập, cửa nhận nước của công trình thủy điện. Trường hợp phát hiện những hoạt động có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn đập, hồ chứa thủy điện thì kịp thời báo cáo cấp thẩm quyền để xử lý theo quy định.
- Thực hiện nghiêm quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa, phương án bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện, phương án ứng phó tình huống khẩn cấp đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
4. Các Tập đoàn, Tổng công ty và doanh nghiệp trong ngành Công Thương
- Rà soát cập nhật phê duyệt và tổ chức diễn tập các phương án, kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, ứng phó sự cố theo lĩnh vực chuyên ngành được giao. Chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực để tổ chức thực hiện khi bão, lũ, thiên tai xảy ra.
- Tổ chức trực ban, theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thời tiết, thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai để kịp thời, chủ động triển khai ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.
5. Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương
a) Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), đảm bảo an toàn đối với các công trình thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương, nhất là các công trình thủy điện, hệ thống lưới điện và các cơ sở khai thác, chế biến than, khoáng sản.
- Tổ chức triển khai tốt công tác trực ban PCTT&TKCN trong mùa mưa bão, cập nhật thông tin vận hành hồ chứa thủy điện hàng ngày, kịp thời tham mưu cho Bộ trưởng, Lãnh đạo Bộ và Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, PCTT&TKCN Bộ Công Thương các biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác ứng phó thiên tai trong ngành Công Thương.
b) Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước
- Phối hợp với UBND các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại; ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý, thu lợi bất chính.
- Hướng dẫn, đôn đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa, vật tư, nhu yếu phẩm thiết yếu; có phương án điều tiết các mặt hàng thiết yếu giữa các địa phương, khu vực bị ảnh hưởng thiên tai, đảm bảo phục vụ nhu cầu cơ bản của người dân; xây dựng các phương án bình ổn thị trường trong và sau các sự cố, thiên tai.
c) Cục Điện lực
- Theo dõi chặt chẽ tình hình, diễn biến hệ thống điện quốc gia và công tác vận hành hệ thống điện, thị trường điện của NSMO.
- Chỉ đạo NSMO cập nhật kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia, phối hợp hỗ trợ khắc phục nhanh chóng các sự cố điện (nếu có) nhằm bảo đảm cung cấp điện an toàn trong các tình huống thiên tai ảnh hưởng đến vận hành hệ thống điện.
d) Công ty Vận hành hệ thống điện và Thị trường điện Quốc gia
- Lập phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia trong các tháng mưa bão, đảm bảo hệ thống điện vận hành an toàn, liên tục, đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong sản xuất và sinh hoạt theo hướng có dự phòng.
- Xây dựng các kịch bản vận hành hệ thống điện quốc gia ứng phó các sự cố lớn có thể xảy ra do ảnh hưởng của thiên tai, có xét đến dự phòng về mặt kỹ thuật để duy trì ổn định hệ thống điện.
- Lập kế hoạch điều tiết các hồ chứa thủy điện đảm bảo tuân thủ các quy trình vận hành liên hồ chứa, quy trình vận hành hồ chứa đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý vận hành hồ, cập nhật tình hình thủy văn thực tế, các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự các các cấp để vận hành hiệu quả phát điện.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nâng cao ý thức kỷ luật, tuân thủ nghiêm các quy định, nội quy trong vận hành của các ca trực. Tăng cường trực lãnh đạo khi thiên tai xảy ra để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra.
- Phối hợp các đơn vị liên quan đảm bảo thông tin liên lạc luôn thông suốt với các đơn vị phát điện, đơn vị truyền tải điện, phục vụ công tác phối hợp vận hành khắc phục sự cố.
- Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, thường xuyên báo cáo về Bộ Công Thương qua Văn phòng thường trực Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn. Điện thoại: 024.22218320, Fax: 024.22218321. Email: VPTT_PCTT@moit.gov.vn.
- Giao Văn phòng thường trực PCTT&TKCN Bộ Công Thương theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị và tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, PCTT&TKCN Bộ Công Thương kết quả thực hiện Chỉ thị này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
[1] Bộ đã ban hành 02 Chỉ thị về tăng cường công tác phòng chống thiên tai, ứng phó sự cố trong ngành và 07 Công điện về chỉ đạo, điều hành, ứng phó, khắc phục mới các hình thái thiên tai.
[2] Mưa lũ lớn bất thường ngay giữa mùa khô tại khu vực Trung Bộ vừa qua làm 07 người chết và mất tích, 05 nhà bị sập đổ, 94 nhà bị hư hại, gần 90.000 ha lúa, hoa màu, thủy sản bị ngập, thiệt hại (đây là đợt mưa lớn bất thường vì mùa mưa ở Trung Bộ thường xảy ra từ giữa tháng 9 đến tháng 12 hàng năm).