Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2025 tăng cường công tác quản lý, bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Số hiệu 06/CT-UBND
Ngày ban hành 22/05/2025
Ngày có hiệu lực 22/05/2025
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Trần Song Tùng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/CT-UBND

Ninh Bình, ngày 22 tháng 5 năm 2025

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO TỒN CÁC LOÀI CHIM HOANG DÃ, DI CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, quy định về quản lý, bảo vệ, phát triển các loài động vật hoang dã, trong đó có các loài chim hoang dã, di cư. Tuy nhiên, việc quản lý, bảo vệ phát huy giá trị các vùng chim hoang dã, di cư còn chưa được chú trọng quan tâm đúng mức, hiện tượng săn bắt, mua bán chim hoang dã, di cư vẫn còn xảy ra tại một số địa phương.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam; góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan, hỗ trợ thúc đẩy phát triển du lịch nói riêng và định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khẩn trương triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ như sau:

1. Các Sở, ban, ngành, đơn vị, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền; chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về quản lý, bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư; đặc biệt là Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Hướng dẫn số 13-HD/BTGTW ngày 19/7/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tăng cường tuyên truyền việc thực hiện không săn bắt, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn.

2. Sở Nông nghiệp và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan, các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; phát triển các loài động vật hoang dã.

Tăng cường hướng dẫn các tổ chức quản lý, khu bảo tồn thiên nhiên, khu di sản thiên nhiên thực hiện bảo vệ và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước, các vườn chim, sân chim và các vùng chim hoang dã, di cư trên địa bàn. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, trong đó chú trọng tác động đến đa dạng sinh học (các khu bảo tồn, khu di sản thiên nhiên, các vùng chim hoang dã, di cư), nhằm đảm bảo các dự án đầu tư hoạt động không ảnh hưởng đến giá trị đa dạng sinh học trên địa bàn.

Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan có liên quan trên địa bàn tăng cường tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư đặc biệt vào mùa chim di cư (từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau).

Chỉ đạo các chủ rừng tăng cường các biện pháp quản lý bảo vệ rừng tại gốc; thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học trong phạm vi được giao quản lý.

Tuyên truyền, hướng dẫn quy trình trồng và chăm sóc các loài cây xanh phù hợp với môi trường sống của các loài chim hoang dã, di cư để các cơ quan, đơn vị địa phương áp dụng, phát huy giá trị các vùng chim hoang dã, di cư.

Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và thú y, các cơ quan và đơn vị có liên quan phối hợp, theo dõi, giám sát, chia sẻ thông tin để phát hiện, xử lý kịp thời các loại dịch bệnh có nguồn gốc từ chim hoang dã, di cư có nguy cơ lây lan, gây bệnh cho đàn gia súc, gia cầm và có ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

3. Công an tỉnh

Chủ động làm tốt công tác nắm tình hình, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng có liên quan như Kiểm lâm, Hải quan, Quản lý thị trường,... thường xuyên trao đổi thông tin, tổ chức tuần tra, kiểm soát nhằm phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm các hành vi săn bắt, giết mổ, nuôi nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ các loài chim hoang dã, di cư trái phép. Chỉ đạo lực lượng thực hiện các mặt công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong công tác quản lý, bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn tỉnh.

4. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh

Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ khu vực biên giới biển, cửa sông, cửa lạch, địa bàn nhằm kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý các trường hợp săn bắt, mua bán, vận chuyển trái phép các loài chim hoang dã, di cư theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với các lực lượng chức năng làm tốt công tác tuyên truyền, xử lý các hành vi săn bắt, nuôi nhốt, kinh doanh trái phép các loài chim hoang dã, di cư ở địa bàn.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông tăng cường thực hiện công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư; lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học trong các tiết học chính khóa, hoạt động ngoại khóa, nhằm nâng cao nhận thức cho trẻ em, học sinh, học viên, qua đó tác động tới người thân và gia đình trong việc thực hiện không săn bắt, mua bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại các loài chim hoang dã, di cư.

6. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách tỉnh, tham mưu cho cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị để thực hiện công tác quản lý, bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo quy định.

7. Sở Văn hoá và Thể thao; Sở Du lịch

Tăng cường công tác quản lý trong quá trình tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài chim hoang dã, di cư trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu đánh giá tác động, xây dựng tiêu chí để hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực đến sinh cảnh sống của các loài chim hoang dã, di cư trong các sự kiện đông người, tổ chức bắn pháo hoa, hoạt động có sử dụng âm thanh, ánh sáng công suất lớn (loa đài, đèn led...).

Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn du khách, các cơ sở kinh doanh du lịch vai trò, ý nghĩa của đa dạng sinh học, chim hoang dã, di cư đối với môi trường và hoạt động du lịch. Phát triển thí điểm loại hình du lịch sinh thái - du lịch quan sát chim tại một số điểm du lịch tiềm năng như Kênh Gà, Vân Long, Thung Nham, Vườn Quốc gia Cúc Phương…, gắn hoạt động du lịch với truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức và cam kết thực hiện “nói không” với các hành vi săn bắt, buôn bán, nuôi nhốt và chế biến món ăn có nguồn gốc từ động vật hoang dã, nhất là các loài chim quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng. Khuyến khích các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu du lịch ký cam kết không tiêu thụ hoặc quảng bá sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã, đồng thời đẩy mạnh truyền thông tích cực về lối sống thân thiện với thiên nhiên và du lịch có trách nhiệm.

Khi xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, các cơ sở kinh doanh du lịch sinh thái gắn với sinh cảnh có sự phân bố của các loài chim hoang dã, di cư sinh sống cần có phương án bảo vệ phát huy giá trị các vùng chim hoang dã, di cư”.

8. Sở Khoa học và Công nghệ; Báo và Đài phát thanh - truyền hình tỉnh Ninh Bình

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, đặc biệt là các loài chim hoang dã, di cư nhằm nâng cao ý thức của người dân không tham gia các hoạt động săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, kinh doanh, chế biến, tàng trữ, tiêu thụ trái pháp luật các loài chim hoang dã, di cư và các sản phẩm của chúng bằng nhiều hình thức; Phối hợp với các đơn vị, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng việc sử dụng nền tảng số Zalo, facebook, Tiktok, … nhằm mục đích quảng cáo, mua bán, trao đổi các sản phẩm, công cụ săn bắt, bẫy bắt chim hoang dã, di cư (lưới, súng săn, súng tự chế,….).

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...