Từ khóa gợi ý:
Không tìm thấy từ khóa phù hợp
Việc làm có thể bạn quan tâm
Không tìm thấy việc làm phù hợp

Chỉ thị 02/CT-UBND thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 do tỉnh Bắc Ninh ban hành

Số hiệu 02/CT-UBND
Ngày ban hành 22/01/2021
Ngày có hiệu lực 22/01/2021
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Ninh
Người ký Nguyễn Hương Giang
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/CT-UBND

Bắc Ninh, ngày 22 tháng 01 năm 2021

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 02 NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ, TIẾP TỤC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH (PCI) NĂM 2021

Năm 2020, cùng với nỗ lực phòng chống, kiểm soát tốt đại dịch COVID-19, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục tác động tiêu cực nhiều mặt của dịch bệnh, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù là nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp (thứ 127), nhưng nước ta vẫn đạt vị trí 70 về Môi trường kinh doanh năm 2019 (tăng 20 bậc so với năm 2015) và thứ 67 về Năng lực cạnh tranh toàn cầu 4.0 (tăng 10 bậc so với năm 2018).

Ngày 01 tháng 01 năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021, trong đó đặt ra mục tiêu nỗ lực cải cách mạnh mẽ, phấn đấu cải thiện chỉ tiêu xếp hạng môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh của Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN.

Đối với tỉnh Bắc Ninh, năm 2020, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng đã thực hiện thành công mục tiêu kép “phòng chống dịch bệnh COVID-19 và tăng trưởng”, “duy trì tăng trưởng và tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh” nhằm thu hút đầu tư được số vốn lớn FDI và trong nước, tạo động lực tăng trưởng cho năm 2021 và các năm tiếp theo. Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021 gắn với cải cách hành chính, cải thiện Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, cùng củ thương hiệu về môi trường kinh doanh “an toàn, hấp dẫn”, thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng giai đoạn 2021-2025, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị:

1. Các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính gắn với cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp Sở, ngành, địa phương (DDCI Bắc Ninh), coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021.

Các cơ quan, đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phân tích chuyên sâu về các chỉ số môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh quốc gia, Chỉ số PCI, Chỉ số DDCI của tỉnh và các yêu cầu mới trong quản trị quốc gia và quản trị địa phương; gắn với nhiệm vụ chuyên môn của từng cơ quan, đơn vị. Nghiêm túc thực hiện có hiệu quả và cụ thể hóa những mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết 02 của Chính phủ gắn với việc đổi mới và nâng cao chất lượng quản lý, điều hành ở các Sở, ban, ngành, địa phương; tinh thần hỗ trợ doanh nghiệp, giải quyết nhanh, kịp thời mọi vướng mắc, kiến nghị. Tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, thân thiện, thông thoáng và minh bạch; tạo thuận lợi nhất để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức về tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của công dân đối với dịch vụ công và cơ quan nhà nước.

Trung tâm hành chính công (THCC) tỉnh chủ trì, phối hợp với THCC các huyện, thị xã, thành phố và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở cấp xã nghiên cứu, triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, rà soát trang thiết bị, đổi mới quy trình làm việc theo hướng đơn giản, thuận tiện nhất cho người dân và doanh nghiệp, xây dựng cơ chế liên thông giữa các cơ quan, đơn vị, liên thông dọc từ cấp tỉnh đến cấp xã; chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương thực hiện biên soạn, mô hình hóa các bước giải quyết thủ tục hành chính công khai tại THCC, trên Cổng dịch vụ hành chính công và các Trang thông tin điện tử thành phần.

Các Sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, đề xuất cắt giảm thủ tục và thời gian thực hiện thủ tục hành chính, nhất là những thủ tục có tần suất giao dịch lớn, nghiên cứu triển khai thực hiện liên thông thủ tục hành chính phù hợp với quy định của pháp luật.

Đối với các nhóm chỉ tiêu, chỉ số trong Nghị quyết 02 đã nêu gồm: Quy hoạch và cấp phép xây dựng, Đăng ký tài sản, Giải quyết tranh chấp hợp đồng, Giải quyết phá sản doanh nghiệp, thủ tục đất đai và giải phóng mặt bằng; ứng dụng công nghệ thông tin; chất lượng đào tạo nghề, kỹ năng nghề; đăng ký phát minh sáng chế; kiểm soát tham nhũng, mức độ tham gia giao dịch trực tuyến; cơ hội việc làm trong các ngành thâm dụng tri thức; môi trường sinh thái bền vững; các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ có liên quan xây dựng kế hoạch hành động cụ thể nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng các chỉ tiêu trên.

Đối với các chỉ số thành phần PCI của tỉnh Bắc Ninh có xu hướng giảm điểm và giảm thứ hạng, như: Gia nhập thị trường; Đào tạo lao động…; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chủ trì, đánh giá hiệu quả thực hiện các thủ tục hành chính, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp; phát huy các sáng kiến mới để nâng cao chất lượng phục vụ doanh nghiệp tại THCC các cấp; đồng thời tiếp tục giữ vững các Chỉ số có thứ hạng tốt.

2. Khắc phục ngay những hạn chế, vướng mắc trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị rà soát các bất cập tồn tại do quy định chưa cụ thể, chồng chéo, mâu thuẫn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư, đất đai, xây dựng và tài nguyên, môi trường, đề xuất phương án xử lý đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền của HĐND, UBND tỉnh; đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đối với các trường hợp không thuộc thẩm quyền của HĐND, UBND tỉnh.

Trong công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, đề nghị Sở Tư pháp chủ trì, rà soát danh mục các công việc cần sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị; tham mưu UBND tỉnh quy chế phối hợp giữa các cơ quan, trong đó: xác định rõ cơ quan, đơn vị đầu mối chủ trì; phân định minh bạch, cụ thể quyền và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị đầu mối và các cơ quan, đơn vị phối hợp; đề xuất cơ chế xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm dẫn tới chậm trả kết quả cho người dân và doanh nghiệp.

Sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, không làm phát sinh và chú trọng cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính.

Đối với những kiến nghị, vướng mắc của doanh nghiệp liên quan đến nhiều ngành, thời gian kéo dài, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội, các cơ quan, đơn vị liên quan, trường hợp cần thiết tham vấn ý kiến các chuyên gia pháp lý, am hiểu về môi trường kinh doanh để xử lý công bằng, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Sở Tư pháp phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp triển khai công tác hỗ trợ pháp luật cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thiết thực và hiệu quả.

3. Tạo chuyển biến về cách ứng xử giữa cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả trong nắm bắt, giải quyết kiến nghị, khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp

THCC tỉnh chủ trì, tổ chức đào tạo, nâng cao các kỹ năng cần thiết cho cán bộ liên quan đến công tác tiếp nhận và trả kết quả tại THCC các cấp; nghiên cứu đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp để xử lý hoặc phản ánh kịp thời tới các cơ quan, đơn vị có liên quan xử lý.

Nhất quán quan điểm tăng cường sự thân thiện, quan tâm lắng nghe với tinh thần tận tâm trong tiếp xúc, đối thoại và giải quyết kiến nghị, khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp; Nâng cao trách nhiệm giải trình để củng cố niềm tin cho người dân, doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh.

Các Sở, ban, ngành, địa phương chủ động sắp xếp, bố trí cán bộ có năng lực và phẩm chất tốt thực hiện giải quyết TTHC gắn với quá trình sắp xếp tổ chức, bộ máy ở các Sở, ban, ngành, địa phương theo quy định của Chính phủ; nghiên cứu, thành lập Tổ công tác thường trực do Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị làm tổ trưởng, có trách nhiệm xử lý nhanh những vướng mắc, khó khăn của người dân, doanh nghiệp.

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sát sao, thường xuyên nắm bắt và xử lý kịp thời các vướng mắc tại THCC và bộ phận một cửa; cam kết về chất lượng phục vụ, công khai số điện thoại của Thủ trưởng cơ quan và Lãnh đạo phụ trách cho người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính tại THCC và trên trang thông tin điện tử; nâng cao kỷ luật, kỷ cương, kiểm tra xử lý những nhiều có thể xảy ra; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ liên hệ doanh nghiệp lên làm việc trực tiếp tại cơ quan, đơn vị mà không có giấy mời hoặc được đồng ý của Lãnh đạo cơ quan, đơn vị.

Trong trường hợp cơ quan trả kết quả chậm hoặc cán bộ hướng dẫn không đầy đủ dẫn tới doanh nghiệp phải mất thêm thời gian hoàn chỉnh hồ sơ hoặc đi lại mà lỗi thuộc về cơ quan nhà nước; trường hợp cán bộ liên hệ doanh nghiệp bổ sung hồ sơ sau khi đã tiếp nhận đầy đủ hồ sơ theo danh mục niêm yết tại THCC mà không có văn bản của cơ quan, đơn vị với lý do hợp lý; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải có thư xin lỗi tới người dân và doanh nghiệp.

Giao THCC tỉnh hàng tháng tổng hợp tình hình hồ sơ đề nghị bổ sung, điều chỉnh từ hai lần trở lên, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Thực hiện nghiêm Quy định trách nhiệm của người đứng đầu trong việc giải quyết kiến nghị của doanh nghiệp.

Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh chủ trì, rà soát hoạt động của Tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp, tham mưu điều chỉnh, bổ sung quy chế hoạt động của Tổ công tác (nếu cần thiết) nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết, xử lý khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân.

4. Tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận hiệu quả về xây dựng thành phố thông minh.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch số 464/KH-UBND ngày 12/11/2020 về kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, đồng bộ với thực hiện cải cách hành chính; xây dựng và triển khai chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

[...]
0

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A, Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, phường Phú Nhuận, TP. HCM

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...