Kiếm tiền, nâng cao chất lượng cuộc sống luôn là đích đến của mỗi người. Người ta làm đủ mọi cách để kiếm tiền, từ việc làm cùng lúc 2 job, bán hàng online, làm nghề tay trái, tăng ca kiếm thêm thu nhập. Người trẻ dành phần lớn thời gian để loay hoay kiếm tiền mà quên mất rằng bản thân cũng cần được chăm sóc. Việc kiếm nhiều tiền hơn người nhưng lại dùng chính số tiền đó đi chữa bệnh liệu có đáng? Hãy suy nghĩ về khía cạnh này trước khi quá muộn.
Thực tế khi ra trường khó khăn nhất không phải là tìm được việc mà là tìm được việc làm phù hợp, yêu thích có thể nuôi sống bản thân. Vì lẽ đó có rất nhiều bạn sinh viên chọn con đường làm trái ngành và sinh viên theo học luật cũng không ngoại lệ vậy học luật nhưng không làm đúng nghề luật thì có những thuận lợi và khó khăn gì?
Khi tham gia các cuộc phỏng vấn nhà tuyển dụng thường sẽ đào sâu hỏi các câu hỏi về bản thân, kỹ năng của ứng viên. Tuy nhiên bên cạnh đó sẽ là những câu hỏi chốt hạ để quyết định nhân viên này có thật sự phù hợp với vị trí công ty đang tìm kiếm hay không và câu hỏi: “Em mong muốn mức lương bao nhiêu?” chính là một dạng câu hỏi như vậy.
Email là công cụ cơ bản mà dân văn phòng dùng để giao tiếp trong môi trường công sở, tùy vào ngữ cảnh trường hợp khác nhau mà các viết email khác nhau. Và cách kết thúc email cũng vậy, nằm lòng 10 cách kết thúc email dưới đây để áp dụng cho từng trường hợp tương ứng chứ đừng chỉ dừng lại ở hai chữ “cảm ơn”, “thân ái”.
Chúng ta thường mong muốn bản thân mình thông minh phát triển vượt bậc nhưng lại chưa có cách thức hữu hiệu để phát triển khả năng của bản thân. Những thói quen dưới đây sẽ giúp bạn: “Bớt ngu đi – thông minh hơn”
Xin việc – Đó là khái niệm đã in sâu trong tâm trí của nhiều thế hệ trước, thậm chí tới thời điểm hiện tại năm 2020, các bạn trẻ vẫn còn dùng khái niệm “xin việc” cho chính bản thân mình.
Có thể khi đọc tiêu đề bạn sẽ thấy không có sự liên kết nào ở đây. Tuy nhiên trên các chương trình truyền hình thí sinh chỉ có 3-5p tỏa sáng, chứng minh khả năng của mình thì tương tự khi đi tìm việc làm cũng vậy. Các ứng viên chỉ có vài phút ngắn ngủi để làm bản thân nổi bần bật trước các ứng cử viên tiềm năng khác. Vậy bạn rút ra bài học gì từ việc xem chương trình truyền hình áp dụng vào các kỳ phỏng vấn.
Tôi là một người trẻ trong vô vàn những người trẻ khác và có vài lúc bản thân nhận ra rằng: mình đơn giản chỉ đang sống, được lập trình ngày qua ngày mà không có mục đích. Đến một ngày tôi nhận ra cần phải kéo bản thân đứng dậy trước khi tương lai bị nhấn chìm bởi chính bàn tay mình.
Con người sinh ra ai cũng có khuyết điểm nhưng điều quan trọng là chúng ta có nhận ra được khuyết điểm, yếu điểm của bản thân để hoàn thiện hơn hay không. 04 khuyết điểm dưới đây có thể sẽ khiến bạn “lao đao” chốn công sở.
Chuyện việc làm, chuyện tiền lương luôn là vấn đề muôn thuở. Đồng ý đồng lương công ty trả phải xứng đáng với công sức mà bạn bỏ ra tuy nhiên có không ít thanh niên trẻ tuổi, sinh viên mới ra trường tự tin cho rằng bản thân mình rất giỏi và đòi hỏi một mức lương "khủng" khiến nhà tuyển dụng phải lắc đầu ngao ngán phải chăng đó là dấu hiệu của sự “ảo tưởng”.
Tiền bạc, thăng tiến công việc sự nâng cao giá trị bản thân luôn là đích đến của người trưởng thành. Không ai thành công mà không có kế hoạch cụ thể. Vậy để có một tương lai vững chắc hơn bạn cần làm gì?
Có những ngày đi làm rất mệt mỏi, mỗi lần đến công ty bạn đều vừa làm vừa suy nghĩ: “Liệu công việc này có phù hợp với mình không?” Chán chường, suy nghĩ, không có định hướng phát triển công việc hiện tại chính là một trong những dấu hiệu cho thấy công việc không phù hợp. Không phù hợp đơn giản là không phù hợp. Ngoài kia còn bao nhiêu việc nên đừng để bản thân ủ dột vì những chuyện “không phù hợp.”
Từ một người vô lo vô nghĩ mà đến bây giờ bạn đã bị gánh nặng cơm áo gạo tiền đè lên. Từ bao giờ công việc đã chiếm hết hàng tá thời gian 24/h trên một ngày của chúng ta. Nhưng có lúc lại cảm thấy tủi thân ấm ức vì nhìn lại bạn chỉ đang cố làm việc vì đồng tiền mà không có một chút nhiệt huyết nào trong đó và bạn thật sự đang mắc kẹt trong mớ công việc hằng ngày.
Trong thời đại công nghệ số, việc vay tiền chưa bao giờ là dễ dàng đến thế khi mà các ứng dụng vay tiền “mọc lên như nấm” nhưng kéo theo đó là các bẫy lừa đảo khôn lường. Vậy làm cách nào để “giữ mình” trước những cám dỗ khi bản thân không còn chi tiêu nhưng vẫn có thể né xa các thủ đoạn cho vay tiền với mức lãi cao ngất ngưởng.
Mình đã trải qua tuổi hai mươi cộng thêm ba năm nữa tuy nhiên đến giờ nhìn lại bản thân vẫn chẳng có gì chẳng là ai so với bạn bè đồng trang lứa. Có lúc suy nghĩ mình lại tự hỏi: Tại sao lại cố ép bản thân mình chạy theo thành công của người khác?
Chắc hẳn các bạn đã đọc tiêu đề bài này là có nên tham gia một buổi phỏng vấn mà bản thân không hề thích không? Theo quan điểm cá nhân của bản thân mình thì mình nghĩ là rất nên tham gia mặc dù có thể bạn không có ý định sẽ làm công việc đó. Lý do vì sao xin mời bạn đọc bài viết dưới đây.
CV là công cụ giúp người ứng tuyển giới thiệu rõ về bản thân. Đồng thời là cầu nối quan trọng giữa nhà tuyển dụng và ứng viên. Bên cạnh đó, bản CV cũng là con đường giúp ứng viên nhận được cơ hội phỏng vấn cao. Tuy nhiên chính bởi vì muốn thể hiện bản thân quá nhiều nên có những ứng viên đã làm cho bản CV của mình trở nên “bội thực” trong mắt nhà tuyển dụng. Dưới đây là những điều cần loại bỏ ra khỏi CV nếu muốn nhận được lời mời phỏng vấn.
Chúng ta hay có xu hướng tự hòa hoãn với chính bản thân mình. Rõ ràng bạn đang phải “chạy deadline” thì chiếc điện thoại với hàng loạt tin tức đã có thể làm bạn phân tâm và không kịp hoàn thành tiến độ công việc. Hay bạn đang phải học online trên máy tính nhưng bên cạnh đó là hàng loạt cửa sổ với nhiều trình duyệt khác như Facebook, Youtube,… cũng làm hiệu quả học tập trở nên kém đi. Vậy để tập trung tuyệt đối vào làm một điều gì đó bạn cần phải làm gì? Các phương pháp dưới đây có thể giúp ích phần nào cho bạn.
Rất nhiều bạn sinh viên khi bước chân vào học Luật đều có chung các câu hỏi như: Học Luật gồm những ngành nào, ra trường có dễ xin việc không? Ngành nào là hay nhất và hiện đang là xu thế của thời đại mới? Bài viết này sẽ sơ lược các nhóm ngành giúp sinh viên hiểu rõ hơn chuyên ngành học ứng với công việc sau này mình có thể đảm nhận từ đó chọn chuyên ngành phù hợp mà bản thân mong muốn.
Ngành Luật là một trong những ngành không thể thiếu trong cuộc sống, đặc biệt trong bối cảnh xã hội ngày càng coi trọng pháp luật và các vấn đề xã hội nảy sinh thì ngành Luật càng có cơ hội phát triển. Là một người học Luật và theo đuổi pháp luật liệu có bao giờ bạn nghĩ học ngành này bạn sẽ được gì và mất gì hay không? Với tâm thế của một sinh mới tốt nghiệp nhận bằng Cử nhân Luật tôi sẽ chia sẻ góc nhìn của bản thân về những “cái được và mất” khi theo học ngành nghề này.