Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Công việc của một Kế toán công nợ là gì? Trong một doanh nghiệp có nhiều đối tác, quan hệ khách hàng rộng thì luôn cần một kế toán công nợ. Kế toán công nợ sẽ quản lý toàn bộ công nợ của công ty. Tùy từng bộ phận kế toán khác nhau mà công việc của mỗi nhân viên kế toán cũng có những đặc thù riêng biệt. Vậy công việc cụ thể của kế toán công nợ cần làm trong mỗi doanh nghiệp là gì? Mọi người có thể tham khảo bảng mô tả công việc chung dưới đây.
Lương là một chủ đề được xem là quan trọng trong những cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Đặc biệt với những trường hợp mà ứng viên và nhà tuyển dụng đã bắt đầu thấy “hợp nhau” thì việc đàm phán về lương là cánh cửa cuối cùng để hai bên tiến tới sự gắn bó trong công việc. Nhưng sự thật nhiều ứng viên lại coi nhẹ việc đàm phán lương với nhà tuyển dụng, đó là sai lầm nên tránh. Mức lương không chỉ là mức thu nhập của mỗi người khi đi làm, mà nó còn thể hiện, đánh giá được năng lực, trình độ, sự hiệu quả của một nhân sự trong công ty. Cho nên ứng viên khi ngồi lên bàn đàm phán, đừng bao giờ xem nhẹ điều này.
Theo các nhà kinh tế học, con người luôn đứng trước những sự đánh đổi. Chấp nhận rủi ro chính là lựa chọn những cơ hội. Thực tế cho thấy, lựa chọn nào càng mạo hiểm, càng rủi ro thì thành quả sẽ lớn tương đương với những rủi ro mà người ta chấp nhận. Tuy nhiên trong mọi hoàn cảnh, khi đứng trước một lựa chọn mạo hiểm có tính rủi ro cao, chúng ta phải đặc biệt cân nhắc, suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định của mình. Trong sự nghiệp cũng vậy.
Đã bao giờ bạn bắt gặp những câu hỏi như “tôi đã rất cố gắng, vậy mà công ty vẫn sa thải tôi” chưa? Thật ra, sự cố gắng mà bạn đang thể hiện đó chỉ là điều kiện cần, và điều kiện đủ của một sự cố gắng là phải đem lại sự hiệu quả cuối cùng, đó mới là thứ mà người sử dụng lao động mong muốn ở một nhân viên.
Buổi phỏng vấn đơn thuần chỉ là một buổi trò chuyện để hai bên tìm hiểu nhau, xem xét đánh giá mức độ phù hợp để đi đến “hôn nhân”. Có nghĩa là hai bên ở hai vị trí ngang bằng trên bàn “đàm phán”. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được điều đó, đặc biệt là các bạn ứng viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm đi phỏng vấn nhiều. Điều đó dẫn đến tâm lý hồi hộp, lo lắng. Đã hồi hộp lo lắng, nếu nhà tuyển dụng có đặt ra những câu hỏi bất ngờ, câu hỏi “lạ” thì sự lúng túng là điều dễ hiểu. Vậy ngoài việc phải có một tâm lý thật vững trước khi phỏng vấn, bạn còn cần phải chuẩn bị trước một số dạng câu hỏi “lạ” mà người phỏng vấn có thể đặt ra cho bạn để vượt qua buổi phỏng vấn nhé.
Luật sư không còn là một ngành nghề quá xa lạ trong xã hội, ai cũng biết sơ bộ về một “Luật sư”, cũng hình dung ra công việc của một Luật sư một cách khái quát. Tuy nhiên chỉ có những người theo nghề Luật, học Luật hoặc bỏ thời gian ra tìm hiểu mới thật sự hiểu tường tận, chi tiết Nghề Luật sư là gì, công việc bao gồm những gì, hành nghề ra sao…chứ đại bộ phận cộng đồng vẫn hiểu Luật sư một cách khá mơ hồ. Vậy nghề Luật sư có những “bí mật” nào mà ở bên ngoài không biết? Cùng NHÂN LỰC NGÀNH LUẬT làm rõ nhé.
Ngoài những kiến thức trong giáo trình của các bạn đã học, chúng ta nên củng cố thêm kiến thức thông qua những quyển sách về pháp luật. Sau đây Nhân Lực Ngành Luật sẽ giới thiệu một số cuốn sách hay về luật pháp mà chúng ta nên đọc thêm, một phần cung cấp cho bạn góc nhìn mới kiến thức về luật. Ngoài ra, còn giúp cho chúng ta tăng thêm tính tư duy.