Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là gì? Học ngành ngôn ngữ Trung ra làm gì, mức lương ra sao?

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc được hiểu như thế nào? Ngành Ngôn ngữ Trung học trường nào ở Việt Nam? Học ngành Ngôn ngữ Trung ra làm gì? Mức lương sau khi tốt nghiệp như thế nào?

Đăng bài: 10:00 02/05/2025

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là gì? Học ngành Ngôn ngữ Trung ra làm gì, mức lương ra sao?

Ngành Ngôn ngữ Trung thuộc Top các ngành học triển vọng khi ngôn ngữ này hiện đang có số lượng người sử dụng lớn nhất thế giới, với hơn 1,4 tỷ người nói, chiếm khoảng 16% dân số toàn cầu (Theo báo cáo từ Tổ chức Quốc tế về Ngôn ngữ – Ethnologue).

Tuy nhiên, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc không đơn thuần chỉ học tiếng mà còn là cả một hành trình khám phá sâu sắc về ngôn ngữ, văn hóa và các ứng dụng thực tiễn trong nhiều lĩnh vực của đời sống.

[1] Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là gì?

- Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là một ngành học nghiên cứu và ứng dụng chuyên sâu về tiếng Trung, bao gồm hệ thống ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, chữ Hán cũng như các khía cạnh văn hóa, xã hội, lịch sử và chính trị liên quan.

- Đây không chỉ là ngành học dành cho những ai yêu thích ngoại ngữ, mà còn là một hướng đi chiến lược cho những ai muốn khai thác tiềm năng của một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới.

[2] Ngành Ngôn ngữ Trung học trường nào ở Việt Nam?

- Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có những trường Đại học nào đào tạo năm 2025. Dưới đây là thông tin về ngành Ngôn ngữ Trung học trường nào ở Việt Nam:

+ Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội

+ Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở Hà Nội

+ Học viện Ngoại giao

+ Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội

+ Đại học Sư phạm Hà Nội

+ Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng

+ Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế

+ Trường đại học Sư phạm TP.HCM

+ Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG TPHCM

+ Đại học Ngoại ngữ – Tin học TP.HCM

+ Đại học Tôn Đức Thắng

+ Đại học Công Thương TPHCM

...

[3] Học ngành Ngôn ngữ Trung ra làm gì?

- Chuyên viên tại sở ngoại vụ, các tổng lãnh sự quán, các tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của Trung Quốc, những cơ quan có sử dụng tiếng Trung ở Việt Nam hoặc ở các nước sở tại.

- Biên dịch viên tại các công ty liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài, cơ quan ngoại giao...

- Thư ký, trợ lý cho lãnh đạo các công ty liên doanh, có hoạt động kinh doanh với nước ngoài...

- Nhân viên kinh doanh, nhân viên xuất nhập khẩu tại các công ty thương mại...

- Nhân viên tư vấn du học, nhân viên hải quan.

- Phóng viên, biên tập viên tại cơ quan thông tấn, báo chí.

- Giảng viên/ giáo viên tiếng Trung Quốc tài các đơn vị giáo dục – đào tạo.

- Hướng dẫn viên tại các công ty du lịch hay nhà hàng, khách sạn có tiếp xúc và làm việc với người nước ngoài.

...

[4] Mức lương sau khi tốt nghiệp như thế nào?

- Mức lương sau khi tốt nghiệp là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Dưới đây là mức lương theo kinh nghiệm của ngành này:

Kinh nghiệm

Mức lương trung bình/tháng

Mức lương cao nhất

Sinh viên mới ra trường

10 – 15 triệu đồng

20 triệu đồng

1 - 3 năm kinh nghiệm

15 – 25 triệu đồng

30 triệu đồng

3 – 5 năm kinh nghiệm

25 – 40 triệu đồng

50 triệu đồng

Trên 5 năm kinh nghiệm

40 – 70 triệu đồng

100 triệu đồng

Ngoài ngành Ngôn ngữ Trung Quốc còn có ngành Ngành Cơ khí

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là gì? Học ngành ngôn ngữ Trung ra làm gì, mức lương ra sao?

Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là gì? Học ngành ngôn ngữ Trung ra làm gì, mức lương ra sao? (Hình từ Internet)

Người phiên dịch cấp II có phải biết một số nghiệp vụ ngoại giao như lễ tân, văn hóa, báo chí, lãnh sự không?

Căn cứ theo mục 2 Phần NGƯỜI PHIÊN DỊCH CẤP II Tiêu chuẩn nghiệp vụ của một số chức danh viên chức nhà nước Quyết định 21-LĐ/QĐ năm 1983 quy định như sau:

NGƯỜI PHIÊN DỊCH CẤP II

1. Chức trách:

Làm đầy đủ nhiệm vụ của người phiên dịch: đọc, dịch viết, nghe, dịch nói, cụ thể:

- Dịch viết ngược và xuôi những tài liệu, sách báo và văn kiện thuộc các lĩnh vực chuyên môn của ngành mình chính xác, câu văn mạch lạc.

- Nghe và dịch nói lưu loát trong các buổi tiếp xúc, hội đàm; và dịch đuổi được trong các hội nghị chuyên ngành, chọn từ chuẩn xác, trung thành với người nói.

- Đánh máy chữ tiếng nước ngoài mà mình phiên dịch và thảo được một số công văn thông thường bằng tiếng nước ngoài.

- Giữ bí mật của ngành.

2. Phải biết:

- Các lĩnh vực chuyên môn của ngành và biết nhiều từ tiếng nước ngoài thuộc lĩnh vực chuyên môn mình phụ trách và một số ngành khác có liên quan. Biết ngoại ngữ thứ 2 ở mức độ tham khảo tài liệu và giao dịch thông thường.

- Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến ngành mình.

- Một số nghiệp vụ ngoại giao như lễ tân, văn hóa, báo chí, lãnh sự.

- Một số phong tục tập quán của nước, ngành mình có quan hệ và tập quán trong giao dịch quốc tế.

- Đánh máy chữ tiếng nước ngoài mà mình phiên dịch và thảo được một số công văn thông thường bằng tiếng mình phiên dịch.

3. Yêu cầu trình độ nghiệp vụ:

- Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ (hoặc qua kiểm tra đạt trình độ đại học ngoại ngữ).

- Trình độ đại học tiếng Việt.

Như vậy, người phiên dịch cấp II phải biết một số nghiệp vụ ngoại giao như lễ tân, văn hóa, báo chí, lãnh sự.

Xem thêm:

>> Ngành Quản trị du lịch và lữ hành: Học ở đâu, và cơ hội nghề nghiệp ra sao?

>> Ngành Thiết kế đồ họa là gì? Ra trường có dễ xin việc làm không?

6 Huỳnh Mai Đoan Trang

Từ khóa: ngành Ngôn ngữ Trung Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là gì Ngành Ngôn ngữ Trung học trường nào ở Việt Nam Học ngành Ngôn ngữ Trung ra làm gì Mức lương sau khi tốt nghiệp NGƯỜI PHIÊN DỊCH CẤP II nghiệp vụ ngoại giao

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...