Nhân‍ viên‍ hành chính nhân sự làm công việc gì với mức lương từ 10 - 15 triệu đồng/tháng?

Nhân‍ viên‍ hành chính nhân sự làm công việc gì? Trách nhiệm của nhà tuyển dụng về bình đẳng giới? Tuyển dụng nhân sự có hành vi phân biệt giới tính bị phạt hành chính?

Đăng bài: 11:15 07/05/2025

Nhân‍ viên‍ hành chính nhân sự làm công việc gì với mức lương từ 10 - 15 triệu đồng/tháng?

1. Nhiệm vụ công việc của một nhân viên hành chính nhân sự:

- Soạn thảo các quyết định, thông báo, hợp đồng lao động, chính sách, quy định...

- Quản lý, lữu trữ hồ sơ nhân sự, cập nhật dữ liệu của nhân viên

- Thực hiện các công tác liên quan tuyển dụng

- Theo dõi chấm công và các chế độ phúc lợi cho nhân viên

- Phổ biến các quy định, nội quy của công ty cho toàn thể nhân viên thực hiện

- Quản lý và thực hiện các công việc hành chính văn phòng hàng ngày

- Lập kế hoạch và tổ chức các sự kiện nội bộ, team building, Year End Party cho công ty

- Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị văn phòng

- Giám sát và làm việc với đối tác vệ sinh, bảo vệ, PCCC

Ngoài ra, nhân‍ viên‍ hành chính nhân sự còn làm các công việc khác phụ thuộc vào chức vu công việc và yêu cầu của từng nhà tuyển dụng khác nahu.

2. Các vị trí việc làm cho công việc cho vị trí hành chính nhân sự hiện nay:

- Chuyên viên hành chính nhân sự

- Nhân viên kế toán kiêm hành chính nhân sự

- Nhân‍ viên‍ hành chính nhân sự

- Nhân sự tổng hợp / HR Generalist / Nhân viên hành chính nhân sự tổng.

Với mức lương dao động từ 10 - 15 triệu đồng/tháng.

Nhân‍ viên‍ hành chính nhân sự làm công việc gì với mức lương từ 10 - 15 triệu đồng/tháng?

Nhân‍ viên‍ hành chính nhân sự làm công việc gì với mức lương từ 10 - 15 triệu đồng/tháng? (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của nhà tuyển dụng về bình đẳng giới được quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 136 Bộ luật Lao động 2029 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động về bình đẳng giới như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
2. Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.
3. Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.
4. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.

Như vậy, trách nhiệm của nhà tuyển dụng về bình đẳng giới bao gồm:

- Bảo đảm được việc thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.

- Thực hiện tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.

- Bảo đảm việc xây dựng có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.

- Nhà tuyển dụng có trách nhiệm giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.

Tuyển dụng nhân sự có hành vi phân biệt giới tính bị phạt hành chính bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định hành vi phân biệt đối xử trong lao động là hành vi bị nghiêm cấm và căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 8 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi vi phạm như sau:

- Phạt cảnh cáo đối với hành vi vận động, xúi giục người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp theo định kiến giới.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Phân biệt đối xử về giới trong bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động;

+ Ép buộc hoặc nghiêm cấm người khác lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp vì định kiến giới;

+ Phân biệt đối xử về giới trong phân công công việc dẫn đến chênh lệch về thu nhập;

+ Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế người lao động thuộc một giới tính nhất định.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đặt ra và thực hiện các quy định, quy chế có sự phân biệt đối xử về giới.

- Các hành vi vi phạm quy định riêng đối với lao động nữ và đảm bảo bình đẳng giới bị xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền quy định đối với hành vi nêu trên được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP)

Như vậy, đối với hành vi phân biệt giới tính trong tuyển dụng lao động có thể bị phạt mức phạt cao nhất đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị phạt đến 60.000.000 đồng. 

8 Nguyễn Minh Thư

Từ khóa: nhân viên hành chính nhân sự Hành chính nhân sự Trách nhiệm của nhà tuyển dụng Phân biệt giới tính rách nhiệm của nhà tuyển dụng về bình đẳng giới nhà tuyển dụng tuyển dụng

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...