Nghị quyết 140/NQ-CP: Xây dựng, phát triển mạng lưới chuyên gia pháp lý nước ngoài?

Xây dựng, phát triển mạng lưới chuyên gia pháp lý nước ngoài theo Nghị quyết 140/NQ-CP? Luật sư nước ngoài được hành nghề tại Việt Nam khi đáp ứng điều kiện?

Đăng bài: 14:00 21/05/2025

Nghị quyết 140/NQ-CP: Xây dựng, phát triển mạng lưới chuyên gia pháp lý nước ngoài? 

Với nhiệm vụ của Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm đạt được mục tiêu Nghị quyết 66-NQ/TW năm 2025 đề ra, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ đã được nêu tại tiểu mục 4 Mục 2 Nghị quyết 140/NQ-CP về nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế như sau: 

II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ

...

4. Nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế

a) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, nâng cao năng lực của các cơ quan, tổ chức Việt Nam để bảo đảm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý quốc tế, định hình trật tự pháp lý quốc tế; tham gia tích cực vào việc xây dựng thể chế và pháp luật quốc tế trên cơ sở tận dụng hiệu quả, linh hoạt các lợi thế từ cam kết của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

b) Tiếp tục xử lý tốt các vấn đề pháp lý quốc tế phát sinh, nhất là tranh chấp đầu tư, thương mại quốc tế nhằm kịp thời bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước Việt Nam.

c) Nghiên cứu, đề xuất và thực hiện cơ chế đặc biệt thu hút, xét tuyển, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn về pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật, giải quyết tranh chấp quốc tế; xây dựng chiến lược tăng cường sự hiện diện của các chuyên gia Việt Nam trong các tổ chức pháp lý quốc tế và cơ quan tài phán quốc tế, bảo vệ các lợi ích quốc gia, dân tộc.

d) Tiếp tục chủ động mở rộng hợp tác quốc tế về pháp luật và tư pháp theo hướng hiệu quả, thực chất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong nước; quan tâm hợp tác các nội dung để hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm quyền con người, hướng đến hệ thống pháp luật đồng bộ, khả thi và bảo đảm pháp luật được thực hiện nghiêm, chú ý thúc đẩy hình thành, phát triển quan hệ hợp tác dài hạn, bền vững về pháp luật;

đ) Xây dựng, phát triển mạng lưới chuyên gia pháp lý nước ngoài, bao gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ nghiên cứu, tư vấn các vấn đề mới trong phát triển kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

...

Như vậy, nhiệm vụ cụ thể nhăm nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế bao gồm;

- Cần‍ xây‍ dựng‍ cơ‍ chế‍ rõ‍ ràng,‍ nâng‍ cao‍ năng‍ lực‍ cho‍ các‍ cơ‍ quan,‍ tổ‍ chức‍ trong‍ nước‍ để‍ Việt‍ Nam‍ thực‍ hiện‍ tốt‍ các‍ cam‍ kết‍ pháp‍ lý‍ quốc‍ tế.‍ Đồng‍ thời‍ chủ‍ động‍ tham‍ gia‍ vào‍ việc‍ xây‍ dựng‍ luật‍ lệ‍ quốc‍ tế‍ dựa‍ trên‍ những‍ lợi‍ thế‍ từ‍ các‍ điều‍ ước‍ mà‍ mình‍ đã‍ tham‍ gia.‍

- Tiếp‍ tục‍ xử‍ lý‍ hiệu‍ quả‍ các‍ vấn‍ đề‍ pháp‍ lý‍ quốc‍ tế‍ phát‍ sinh,‍ nhất‍ là‍ tranh‍ chấp‍ về‍ đầu‍ tư‍ và‍ thương‍ mại,‍ để‍ kịp‍ thời‍ bảo‍ vệ‍ lợi‍ ích‍ quốc‍ gia,‍ cũng‍ như‍ quyền‍ lợi‍ hợp‍ pháp‍ của‍ người‍ dân,‍ doanh‍ nghiệp‍ và‍ cơ‍ quan‍ Việt‍ Nam.‍

- Cần‍ có‍ cơ‍ chế‍ đặc‍ biệt‍ để‍ tuyển‍ chọn,‍ đào‍ tạo‍ và‍ giữ‍ chân‍ những‍ người‍ giỏi‍ về‍ luật‍ quốc‍ tế,‍ có‍ kinh‍ nghiệm‍ thực‍ tiễn.‍ Cũng‍ cần‍ đẩy‍ mạnh‍ việc‍ đưa‍ chuyên‍ gia‍ Việt‍ Nam‍ tham‍ gia‍ vào‍ các‍ tổ‍ chức‍ pháp‍ lý‍ quốc‍ tế‍ để‍ có‍ tiếng‍ nói‍ và‍ bảo‍ vệ‍ lợi‍ ích‍ của‍ đất‍ nước‍ trên‍ các‍ diễn‍ đàn‍ toàn‍ cầu.‍

- Chủ‍ động‍ mở‍ rộng‍ hợp‍ tác‍ quốc‍ tế‍ về‍ pháp‍ luật‍ và‍ tư‍ pháp,‍ theo‍ hướng‍ thực‍ chất‍ và‍ hiệu‍ quả.‍ Trong‍ đó‍ nên‍ chú‍ trọng‍ đến‍ những‍ lĩnh‍ vực‍ giúp‍ phát‍ triển‍ kinh‍ tế,‍ bảo‍ đảm‍ quyền‍ con‍ người‍ và‍ xây‍ dựng‍ hệ‍ thống‍ pháp‍ luật‍ đồng‍ bộ,‍ khả‍ thi,‍ thực‍ thi‍ nghiêm‍ chỉnh.‍ Nên‍ thúc‍ đẩy‍ hợp‍ tác‍ lâu‍ dài,‍ bền‍ vững.‍

- Hình‍ thành‍ và‍ phát‍ triển‍ mạng‍ lưới‍ chuyên gia pháp lý nước ngoài,‍ trong‍ đó‍ có‍ cả‍ người‍ Việt‍ ở‍ nước‍ ngoài,‍ để‍ hỗ‍ trợ‍ nghiên‍ cứu,‍ tư‍ vấn‍ các‍ vấn‍ đề‍ pháp‍ lý‍ mới‍ trong‍ phát‍ triển‍ kinh‍ tế,‍ khoa‍ học‍ công‍ nghệ,‍ đổi‍ mới‍ sáng‍ tạo‍ và‍ chuyển‍ đổi‍ số.‍

Nghị quyết 140/NQ-CP: Xây dựng, phát triển mạng lưới chuyên gia pháp lý nước ngoài?

Nghị quyết 140/NQ-CP: Xây dựng, phát triển mạng lưới chuyên gia pháp lý nước ngoài? (Hình từ Internet)

Luật sư nước ngoài được hành nghề tại Việt Nam khi đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ tại Điều 74 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định luật sư nước ngoài được hành nghề tại Việt Nam khi đáp ứng điều kiện sau:

Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài
Luật sư nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam:
1. Có Chứng chỉ hành nghề luật sư đang còn hiệu lực do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;
2. Có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;
3. Cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;
4. Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.

Theo đó, luật sư nước ngoài được hành nghề tại Việt Nam khi đáp ứng điều kiện sau đây:

- Đã có và còn hiệu lực Chứng chỉ hành nghề luật sư do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

- Đã có kinh nghiệm tư vấn pháp luật nước ngoài, pháp luật quốc tế;

- Thực hiện cam kết tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;

- Được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc được chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư của Việt Nam đồng ý tuyển dụng vào làm việc tại các tổ chức đó.

Từ khóa: Chuyên gia pháp lý nước ngoài Chuyên gia pháp lý Phát triển mạng lưới chuyên gia pháp lý nước ngoài Nghị quyết 140 Luật sư nước ngoài Luật sư nước ngoài được hành nghề tại Việt Nam Điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài Điều kiện hành nghề

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...