100% Người lao động trong các doanh nghiệp có kiến thức về kỹ năng số?

Hướng đến 100% người lao động trong các doanh nghiệp có kiến thức về kỹ năng số năm 2026? Khung kỹ năng số cơ bản dành cho người lao động trong các doanh nghiệp?

Đăng bài: 08:00 19/05/2025

100% người lao động trong các doanh nghiệp có kiến thức về kỹ năng số?

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế và Xã hội số. Bộ Khoa học - Công nghệ đã ban hành Quyết định 757/QĐ-BKHCN năm 2025 quy định về Khung kiến thức, kỹ năng số cơ bản và Hướng dẫn đánh giá, xác nhận hoàn thành mức độ phổ cập kỹ năng số.

Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ và các đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện phong trào “Bình dân học vụ số” (theo phân công tại Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW năm 2025 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số)

Căn cứ Mục 1 Phụ lục 1.4 Khung kỹ năng số cơ bản dành cho người lao động trong các doanh nghiệp (Phiên bản 1.0) ban hành kèm theo Quyết định 757/QĐ-BKHCN năm 2025 quy định mục tiêu đề ra Kế hoạch 1 trong năm 2026 về kiến thức kỹ năng số người lao động trong các doanh nghiệp như sau:

1. Mục tiêu đặt ra tại Kế hoạch 01
Năm 2025: 80% người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã có kiến thức cơ bản về công nghệ số, có kỹ năng số, sử dụng được thiết bị thông minh để phục vụ sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.
Năm 2026: 100% người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã có kiến thức cơ bản về công nghệ số, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để phục vụ sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.

Như vậy, mục tiêu đề ra Kế hoạch 1 trong năm 2026 được đề ra đối với người lao động trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hợp tác xã là 100% người lao động có kiến thức cơ bản về công nghệ số, có kỹ năng số, sử dụng tốt thiết bị thông minh để phục vụ sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất lao động.

100% Người lao động trong các doanh nghiệp có kiến thức về kỹ năng số?

100% Người lao động trong các doanh nghiệp có kiến thức về kỹ năng số? (Hình từ Internet)

Khung kỹ năng số cơ bản dành cho người lao động trong các doanh nghiệp bao gồm?

Căn cứ điểm b Mục 2 Phụ lục 1.4 Khung kỹ năng số cơ bản dành cho người lao động trong các doanh nghiệp (Phiên bản 1.0) ban hành kèm theo Quyết định 757/QĐ-BKHCN năm 2025 quy định mục tiêu đề ra Kế hoạch 1 trong năm 2026 về kiến thức kỹ năng số người lao động trong các doanh nghiệp như sau:

STT

Tên nhóm

Kỹ năng thành phần

Mô tả nội dung chính

Yêu cầu cần đạt

II.1

 

 

 

Khai thác dữ liệu và thông tin

 

 

 

1.1. Duyệt, tìm kiếm và lọc dữ liệu, thông tin và nội dung số

Sử dụng AI, các công cụ tìm kiếm phổ biến để tìm kiếm, tổng hợp thông tin liên quan đến công việc

Xây dựng chiến lược tìm kiếm dữ liệu, thông tin hiệu quả

Biết cách sử dụng AI, các công cụ tìm kiếm phổ biến để tìm và lọc dữ liệu, thông tin

1.2. Kiểm chứng, xác thực dữ liệu, thông tin và nội dung số

Đánh giá độ tin cậy của nguồn thông tin, nhận biết thông tin sai lệch từ AI

Xác minh và kiểm chứng dữ liệu, thông tin và sử dụng AI để kiểm chứng, xác minh thông tin

Biết cách kiểm chứng thông tin, sử dụng AI để kiểm tra thông tin; biết cách nhận diện, đánh giá độ tin cậy của nguồn thông tin

1.3. Quản lý dữ liệu, thông tin và nội dung số

Tổ chức, lưu trữ và truy xuất dữ liệu, thông tin và nội dung số một cách đơn giản và sắp xếp một cách có cấu trúc

Phân tích dữ liệu hỗ trợ ra quyết định

Tổ chức dữ liệu công việc theo cấu trúc logic, dễ truy xuất; Nhận thức được yêu cầu về sao lưu dữ liệu quan trọng; tuân thủ quy định của doanh nghiệp về quản lý dữ liệu. Biết sử dụng AI, các công cụ phân tích dữ liệu phục vụ ra quyết định

II.2

 

 

 

 

 

Giao tiếp và hợp tác trong môi trường số

   

 

 

 

 

2.1. Tương tác thông qua công nghệ số

Sử dụng các kênh giao tiếp số, chatbot

hoặc trợ lý ảo để hỗ trợ công việc

Biết cách lựa chọn đúng kênh giao tiếp phù hợp với tính chất công việc; biết cách sử dụng các hệ thống họp trực tuyến

2.2. Chia sẻ thông tin, nội dung số thông qua công nghệ số

Cách chia sẻ dữ liệu, thông tin, tài liệu phục vụ công việc

Quy định của doanh nghiệp khi chia sẻ thông tin

Chia sẻ tài liệu, thông tin an toàn trên không gian số; biết cách thiết lập quyền truy cập phù hợp khi chia sẻ thông tin; tuân thủ quy định về bảo mật

2.3. Thực thi quyền, nghĩa vụ của công dân trong không gian số

Cách sử dụng các dịch vụ công trực tuyến liên quan đến doanh nghiệp

Thực hiện các nghĩa vụ khai báo trực tuyến (thuế, bảo hiểm) và tham gia các kênh tương tác với cơ quan QLNN

Truy cập được cổng dịch vụ công quốc gia và biết cách sử dụng một số dịch vụ công trực tuyến phục vụ doanh nghiệp

2.4. Hợp tác thông qua sử dụng công nghệ số

Sử dụng các nền tảng làm việc cộng tác

Cách phối hợp xây dựng và tạo lập dữ liệu, tài nguyên và kiến thức chung của doanh nghiệp

Biết cách sử dụng các nền tảng làm việc cộng tác phổ biến hoặc đang được áp dụng trong doanh nghiệp; nhận thức được sự cần thiết chia sẻ và thiết lập kho tài nguyên, kiến thức chung của doanh nghiệp

2.5. Thực hiện quy tắc ứng xử trên không gian mạng

Các chuẩn mực hành vi và kiến thức khi sử dụng công nghệ số và tương tác trong môi trường số

Thể hiện tính chuyên nghiệp, văn minh trong giao tiếp trong môi trường số

II.3

 

 

 

 

 

    
Sáng tạo nội dung số

 

 

 

 

 

3.6. Quản lý danh tính số

Sử dụng danh tính điện tử của doanh nghiệp

Quản lý chứng thư số

Sử dụng đúng quy định tài khoản, chữ ký số trong thực thi nhiệm vụ; Quản lý các thiết bị chứa danh tính điện tử, chữ ký số

3.1. Kết hợp và tái tạo nội dung số

Sử dụng AI, các công cụ số phổ biến để tạo, chỉnh sửa nội dung số ở các định dạng khác nhau

Biết cách soạn thảo các loại văn bản, báo cáo đáp ứng yêu cầu công việc; biết và sử dụng công cụ AI để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc

3.2. Tích hợp, sáng tạo nội dung số

Cách kết hợp các nguồn dữ liệu đa dạng, sử dụng AI, các công cụ chỉnh sửa số phổ biến để sáng tạo nội dung một cách hợp pháp

Tạo được các tài liệu tích hợp nhiều định dạng nội dung

3.3. Tuân thủ quy định về bản quyền, giấy phép

Các quy định về bản quyền, giấy phép khi sử dụng tài liệu số

Tuân thủ đúng quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ; biết cách trích dẫn, ghi nguồn thông tin khi tham khảo tài liệu

3.4. Lập trình

Tư duy logic và giải quyết vấn đề theo quy trình

Áp dụng được tư duy logic để giải quyết vấn đề

II.4

 

 

 

 

Đảm bảo an toàn, an ninh mạng

 

 

 

 

4.1. Bảo vệ thiết bị

Các quy tắc an toàn cơ bản khi thao tác với thiết bị (máy tính, điện thoại..)

Các quy tắc đặt mật khẩu mạnh và quản lý mật khẩu an toàn

Biết cách khóa màn hình thiết bị, đặt được mật khẩu mạnh; biết giữ thiết bị ở nơi an toàn, tránh va đập và các nguy cơ gây hỏng hóc; Thực hiện định kỳ việc cập nhật phần mềm, hệ thống bảo mật

4.2. Bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư

Các vấn đề để bảo vệ dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư trong môi trường số

Cách sử dụng và chia sẻ thông tin cá nhân một cách an toàn trong môi trường số

Biết cách phân loại và xử lý thông tin theo mức độ bảo mật; Biết cách bảo vệ dữ liệu khách hàng/đối tác theo quy định; biết cấu hình bảo mật với AI

4.3. Bảo vệ sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần

Những rủi ro đe dọa đến sức khỏe thể chất và tinh thần khi sử dụng công nghệ số

Cách bảo vệ bản thân và người khác khỏi một số nguy cơ, rủi ro trên không gian số

Biết tư thế đúng khi sử dụng thiết bị; biết nghỉ ngơi sau khi sử dụng thiết bị lâu; biết bảo vệ dữ liệu khi dùng AI

4.4. Bảo vệ môi trường

Tác động của công nghệ số đối với môi trường

Các biện pháp tiết kiệm năng lượng và tối ưu hóa khi sử dụng thiết bị số

Biết tắt các thiết bị khi không sử dụng; biết giảm độ sáng màn hình để tiết kiệm pin, biết cách xử lý rác thải điện tử đúng cách

II.5

 

 

 

 

    
Giải quyết vấn đề nhờ ứng dụng công nghệ số

 

 

 

 

5.1. Giải quyết các vấn đề kỹ thuật

Các vấn đề kỹ thuật khi sử dụng thiết bị, dịch vụ số và các cách giải quyết

Cách áp dụng quy trình xử lý sự cố cơ bản với các vấn đề kỹ thuật thường gặp Cách tìm kiếm hỗ trợ kỹ thuật khi cần thiết

Biết khi nào thiết bị gặp sự cố đơn giản, các cách xử lý cơ bản hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ của AI để giải quyết vấn đề cơ bản

5.2. Xác định nhu cầu, lựa chọn giải pháp công nghệ

Xác định, đánh giá, lựa chọn, sử dụng AI, các công cụ số cùng để phân tích và đề xuất giải pháp

Biết chọn ứng dụng phù hợp cho nhu cầu công việc hoặc dùng AI hỗ trợ ra quyết định

5.3. Sử dụng sáng tạo công nghệ số

Sử dụng AI, các công cụ, công nghệ số hỗ trợ đổi mới quy trình

Biết sử dụng ít nhất một công cụ số đơn giản để đổi mới quy trình

5.4. Xác định khoảng cách về năng lực số

Xác định năng lực, khoảng cách số của cá nhân và những kỹ năng cần được cải thiện hoặc cập nhật. Cách lập kế hoạch phát triển kỹ năng số cá nhân

Nhận biết được những kỹ năng số cơ bản còn thiếu hụt; Biết tìm kiếm các khóa học, hướng dẫn phù h

Từ khóa: Kiến thức về kỹ năng số Kỹ năng số Người lao động trong các doanh nghiệp Quyết định 757 Quyết định 757/QĐ-BKHCN năm 2025 Khung kỹ năng số cơ bản dành cho người lao động Khung kỹ năng số cơ bản

- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...