Content Pillar là gì? 3 Cách chọn chủ đề Content Pillar?
Khái niệm về Content Pillar? Top 3 cách chọn chủ đề Content Pillar hiệu quả nhất? Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin có các quyền?
Content Pillar là gì? 3 Cách chọn chủ đề Content Pillar?
Content Pillar là gì?
Là một chủ đề lớn, có tính bao quát, đóng vai trò trung tâm trong chiến lược nội dung. Từ một nội dung trụ cột, người làm marketing có thể phát triển ra nhiều bài viết nhỏ (cluster content) để khai thác sâu hơn các khía cạnh của chủ đề, từ đó tạo ra mạng lưới về nội dung được liên kết chặt chẽ, giúp tăng thứ hạng SEO và thu hút được nguời đọc.
Ví dụ về Content Pillar: Với nội dung được xây dựng cho nền tảng về tuyển dụng như NhanSu.vn, một Pillar Page có thể là “Tìm việc làm theo ngành nghề”. Từ chủ đề chính này, các subtopic (chủ đề phụ) có thể bao gồm:
- Việc làm Luật sư
- Việc làm Kế toán
- Việc làm Marketing
- Việc làm Nhân sự
- Việc làm Bán hàng
- Việc làm Kỹ sư
...
Như vậy, từ một nội dung chính ở giữa sẽ có các chủ đề phụ chi tiết hơn ở xung quanh là các ngành nghề cụ thể.
Hyperlink giữa các bài viết chính là liên kết giúp người đọc trải nghiệm từ chủ đề lớn đến từng ngóc ngách nội dung chi tiết. Không chỉ giúp trải nghiệm có cảm giác mượt mà hơn, những liên kết này còn giúp toàn bộ hệ thống nội dung tăng điểm SEO hiệu quả.
3 Loại Content Pillar phổ biến giúp tối ưu hóa chiến lược nội dung và SEO:
- Pillar Pages - Trang trụ cột có nội dung đầu tư:
+ Cung cấp được nội dung toàn diện, hiệu quả giúp người đọc không cần tìm kiếm thêm ở nơi khác.
+ Giúp trang có thể hiện sự chuyên nghiệp từ đó lấy được tin tưởng từ người đọc.
- Subtopic Pillar Page - Trang trụ cột chủ đề phụ:
+ Đây là loại trang chính đi sâu vào các khía cạnh cụ thể, hoạt động như một nhánh từ Pillar Page chính, giúp khai thác từng phần nhỏ chi tiết hơn.
Ví dụ:
Pillar Page chính là Chiến lược Digital Marketing tổng thể
Subtopic Pillar Page sẽ là: Content Marketing, Email Marketing, SEO Onpage,...
- Resource Pillar Page - Trang trụ cột tài nguyên:
Riêng Resource Pillar Page là một trang khác biệt, đây không phải là trang tập trung vào phân tích mà được hoạt động như một trang tổng hợp tài nguyên.
Ví dụ nội dung của trang Resource Pillar bao gồm:
+ Danh sách bài viết liên quan.
+ Video hướng dẫn.
+ Công cụ miễn phí.
+ Ebook, tài liệu tham khảo.
+ Các đường link đến nguồn uy tín.
Cách chọn chủ đề Content Pillar:
Cách 1: Xác định chủ đề Content Pillar qua các đối tượng:
- Xem xét dựa trên độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn;
- Xem xét dựa trên sở thích, hành vi online, thời điểm thường tra cứu thông tin.
Cách 2: Chọn chủ đề Content Pillars qua xác định thương hiệu:
Cần xác định được chủ đề phù hợp để phán ánh cũng như định hướng giá trị thương hiệu, có thể xác định thông qua một số câu hỏi như:
- Doanh nghiệp hiện đang cung cấp sản phẩm, dịch vụ gì?
- Có những giá trị cốt lõi nào muốn truyền tải qua nội dung?
- Mong muốn khách hàng biết đến điều gì về sản phẩm hoặc dịch vụ thông qua nội dung đó?
Cách 3: Chọn chủ đề Content Pillars qua phân tích SEO:
Chọn chủ đề Content Pillar dựa trên các từ khóa có tiêu chí sau:
- Từ khóa được search nhiều;
- Từ khóa có độ cạnh tranh trong lĩnh vực liên quan;
- Từ khóa có tiềm năng chuyển đổi lưu lượng truy cập.
Content Pillar là gì? 3 Cách chọn chủ đề Content Pillar? (Hình từ Internet)
Cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin có các quyền nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Công nghệ thông tin 2006 quy định cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin có các quyền như sau:
Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin có các quyền sau đây:
a) Tìm kiếm, trao đổi, sử dụng thông tin trên môi trường mạng, trừ thông tin có nội dung quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này;
b) Yêu cầu khôi phục thông tin của mình hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến nguồn thông tin của mình trong trường hợp nội dung thông tin đó không vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật trong trường hợp bị từ chối việc khôi phục thông tin hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến nguồn thông tin đó;
d) Phân phát các địa chỉ liên lạc có trên môi trường mạng khi có sự đồng ý của chủ sở hữu địa chỉ liên lạc đó;
đ) Từ chối cung cấp hoặc nhận trên môi trường mạng sản phẩm, dịch vụ trái với quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về việc đó.
...
Như vậy, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin có các quyền như:
- Tìm kiếm, trao đổi, sử dụng thông tin trên môi trường mạng, trừ thông tin có nội dung quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006;
- Được yêu cầu khôi phục thông tin của mình hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến nguồn thông tin của mình trong trường hợp nội dung thông tin đó không vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Công nghệ thông tin 2006
- Được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật trong trường hợp bị từ chối việc khôi phục thông tin hoặc khôi phục khả năng truy nhập đến nguồn thông tin đó;
- Được phân phát các địa chỉ liên lạc có trên môi trường mạng khi có sự đồng ý của chủ sở hữu địa chỉ liên lạc đó;
- Có quyền từ chối cung cấp hoặc nhận trên môi trường mạng sản phẩm, dịch vụ trái với quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm về việc đó.
Từ khóa: chủ đề Content Pillar Content Pillar là gì chọn chủ đề Content Pillar hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin công nghệ thông tin ứng dụng công nghệ thông tin Content Pillar
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;