Nhấn vào mũi tên để hiển thị chuyên mục con hoặc nhấn vào tiêu đề để lọc theo chuyên mục cha
Cộng tác viên (CTV) là gì? Làm CTV theo hợp đồng có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Tôi có thắc mắc liên quan đến công tác viên. Cho tôi hỏi cộng tác viên (CTV) là gì? CTV có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Tôi mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh N.H.P ở Đồng Nai.
Cộng tác viên (CTV) là gì?
Cộng tác viên (CTV) hay Collaborator, hiện nay, Bộ luật Lao động và các văn bản liên quan vẫn chưa có khái niệm về cộng tác viên. Tuy nhiên trên thực tế đây là cụm từ khá phổ biến trên thị trường lao động.
Có thể hiểu một cách nôm na thì CTV là những người làm việc tự do và thường không có vị trí chính thức trong sơ đồ tổ chức, hoạt động nhân sự của doanh nghiệp.
CTV thường không bị gò bó về thời gian, không gian cũng như thị trường việc làm. Họ có thể cộng tác với nhiều doanh nghiệp cùng lúc miễn là đảm bảo tiến độ làm việc theo quy định.
Cộng tác viên (CTV) là gì? Làm CTV theo hợp đồng có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp thuê CTV thì ký loại hợp đồng nào?
Tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp cũng như tính chất công việc mà doanh nghiệp có thể thỏa thuận với CTV ký hợp đồng lao động hay hợp đồng dịch vụ.
Theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động như sau:
“Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.”
Theo đó, nếu muốn quản lý, điều hành, giám sát CTV trong quá trình thực hiện công việc thì doanh nghiệp có thể ký hợp đồng lao động với CTV.
Lúc này CTV được xem là người lao động, có những quyền và nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Lao động.
Theo quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng dịch vụ như sau:
“Hợp đồng dịch vụ
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.”
Theo đó, nếu doanh chỉ đơn thuần muốn CTV thực hiện một công việc (dịch vụ) cho mình, và không có nhu cầu quản lý, điều hành, giám sát CTV thì doanh nghiệp có thể ký hợp đồng dịch vụ với công tác viên.
Khi đó, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng này sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.
Làm CTV theo hợp đồng có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...”
Như vậy, cộng tác viên ký hợp đồng lao động với doanh nghiệp (từ đủ 1 tháng) là một trong những đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.
Trường hợp cộng tác viên làm việc theo hợp đồng dịch vụ sẽ không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, lúc này cộng tác viên có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu có nhu cầu.
- Nội dung nêu trên được NhanSu.vn biên soạn và chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho các tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia.
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng.
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];
Vì sao remote working trở thành xu hướng? Các khó khăn của remote working là gì?
Làm thế nào để trở thành người lãnh đạo truyền cảm hứng? Làm thế nào để duy trì động lực và thúc đẩy sự phát triển cá nhân trong quản lý doanh nghiệp?
Cách trở thành influencer thành công trong thế giới số là gì? Những chiến lược hiệu quả và mẹo thực tiễn nào giúp nổi bật trên mạng xã hội?
Phương pháp lương 3P trong thị trường lao động 4.0 giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn nhân lực và nâng cao cạnh tranh.