Xá lợi Đức Phật đến chùa Thanh Tâm TP.HCM? Người dân có thể bắt đầu chiêm bái từ ngày nào?
Xá lợi Đức Phật đến chùa Thanh Tâm TP.HCM? Người dân có thể bắt đầu chiêm bái từ ngày nào? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định thế nào?
Xá lợi Đức Phật đến chùa Thanh Tâm TP.HCM? Người dân có thể bắt đầu chiêm bái từ ngày nào?
Sáng nay (2.5), xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ Ấn Độ lần đầu được tôn trí và chiêm bái tại Việt Nam về đến sân bay Tân Sơn Nhất bằng chuyên cơ không quân của Ấn Độ. Nghi thức đón tiếp xá lợi tại Việt Nam sẽ được cử hành trọng thể với sự chứng minh của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hội đồng Trị sự cùng đại diện chính phủ hai nước.
Đón rước xá lợi Đức Phật, biểu tượng linh thiêng và hữu nghị Việt – Ấn
Cung đón xá lợi Đức Phật có Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự; Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự; cùng chư vị giáo phẩm.
Cung đón xá lợi Đức Phật có Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự; Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự; cùng chư vị giáo phẩm.
Sau khi hoàn tất nghi thức chuyển giao trang nghiêm giữa hai bên, xá lợi Đức Phật đã được cung rước bằng xe chuyên dụng về Học viện Phật giáo Việt Nam tại huyện Bình Chánh, TP.HCM, và được tôn trí tại chùa Thanh Tâm – tọa lạc bên cạnh Học viện. Dự kiến, từ ngày 3/5, xá lợi sẽ được khai mở để Phật tử và công chúng thập phương đến chiêm bái.
Đây là lần đầu tiên xá lợi Phật được cung thỉnh từ Ấn Độ và tôn trí tại Việt Nam – không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng, mà còn là biểu tượng của tình hữu nghị sâu sắc giữa hai quốc gia Việt Nam và Ấn Độ.
Trước đó, vào chiều ngày 1/5, tại Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ ở thủ đô New Delhi, Phái đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã long trọng cử hành lễ cung thỉnh xá lợi Phật – một trong những bảo vật quốc gia thiêng liêng của Ấn Độ. Việc cung thỉnh xá lợi về Việt Nam là một trong những hoạt động trọng điểm trong khuôn khổ Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc 2025, được tổ chức tại TP.HCM.
Trong dịp lễ Vesak, xá lợi sẽ được an vị tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP.HCM. Sau đó, từ ngày 3/5 đến trưa ngày 8/5, xá lợi được cung thỉnh về chùa Thanh Tâm (huyện Bình Chánh) để Phật tử và công chúng chiêm bái từ 6 giờ đến 22 giờ hằng ngày. Riêng sáng ngày 6/5, thời gian chiêm bái dành riêng cho các đại biểu tham dự Đại lễ Vesak.
Người dân chiêm bái xá lợi Phật
Người dân đến chiêm bái xá lợi Phật không cần phải đăng ký trước, khi đến vui lòng tập trung tại nhà chờ.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam lưu ý, ban tổ chức không thu, nhận bất cứ chi phí nào đối với tất cả mọi người đến chiêm bái; không tiếp nhận vòng hoa, lễ phẩm cúng dường, không thực hiện nghi thức dâng cúng tại nơi tôn trí.
Lưu ý: thông tin về "Xá lợi Đức Phật đến chùa Thanh Tâm TP.HCM? Người dân có thể bắt đầu chiêm bái từ ngày nào?" chỉ mang tính tham khảo!
Xá lợi Đức Phật đến chùa Thanh Tâm TP.HCM? Người dân có thể bắt đầu chiêm bái từ ngày nào? (Hình từ Internet)
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:
[1] Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
[2] Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
[3] Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
[4] Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
[5] Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
Xem thêm
- Ngày Lễ Phật Đản năm 2025 rơi vào thứ mấy? Người lao động có được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Chủ đề Đại lễ Phật Đản năm 2025 là gì? Đại lễ Phật Đản diễn ra vào ngày nào? Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị khi tổ chức Đại lễ Phật Đản là gì?
- Lễ Phật Đản Vesak 2025 diễn ra khi nào? Nguồn gốc và ý nghĩa của Lễ Phật Đản?
Từ khóa: Xá lợi Đức Phật chùa Thanh Tâm Xá lợi Đức Phật đến chùa Thanh Tâm Quyền tự do tín ngưỡng cơ sở tôn giáo tôn giáo Đại lễ Phật Đản Vesak
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;