Chặn ứng dụng Telegram tại Việt Nam do vi phạm trên không gian mạng, cụ thể ra sao?
Chặn ứng dụng Telegram tại Việt Nam do vi phạm trên không gian mạng, cụ thể ra sao? Hình thức kinh doanh viễn thông được quy định như thế nào?
Chặn ứng dụng Telegram tại Việt Nam do vi phạm trên không gian mạng, cụ thể ra sao?
Cụ thể, động thái mạnh mẽ này được thực hiện theo đề xuất của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) – Bộ Công an, thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ trong việc làm sạch không gian mạng và bảo vệ an ninh quốc gia.
Theo Công văn 2312/CVT-CS ngày 2/5 của Cục Viễn thông, những căn cứ pháp lý cùng với yêu cầu thực tiễn cấp bách đã được nêu rõ, yêu cầu cần có biện pháp xử lý kịp thời đối với nền tảng Telegram.
Công văn này được ban hành trên cơ sở văn bản số 2898/A05-P5 ngày 24/4 từ Cục A05, trong đó trình bày cụ thể tình hình vi phạm pháp luật nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng ứng dụng Telegram tại Việt Nam.
Theo Cục A05, hiện có tới 68% kênh, nhóm xấu độc trong tổng số 9.600 kênh, nhóm Telegram tại Việt Nam. Nhiều hội, nhóm với hàng chục nghìn đối tượng tham gia, do các đối tượng chống đối, phản động tạo lập, tán phát tài liệu chống phá. Xảy ra nhiều vụ việc liên quan đến lừa đảo, rao bán dữ liệu người dùng, ma túy, có trường hợp nghi vấn liên quan đến khủng bố...
Cục Viễn thông nhấn mạnh, việc Telegram cung cấp thông tin xuyên biên giới cho người dùng tại Việt Nam phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Viễn thông 2023 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động viễn thông
1. Lợi dụng hoạt động viễn thông nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Thu trộm, nghe trộm, xem trộm thông tin trên mạng viễn thông; trộm cắp, sử dụng trái phép tài nguyên viễn thông, mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của tổ chức, cá nhân khác.
3. Cản trở trái pháp luật việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, gây rối, phá hoại việc thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, việc cung cấp và sử dụng hợp pháp các dịch vụ viễn thông.
4. Thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông, cung cấp dịch vụ viễn thông khi chưa được phép thực hiện theo quy định của Luật này.
5. Sử dụng thiết bị, phần mềm gửi, truyền, nhận thông tin qua mạng viễn thông để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Theo pháp luật về viễn thông, từ ngày 1/1/2025 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet phải thực hiện thủ tục thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông. Tuy nhiên Telegram không chấp hành quy định.
Việc cung cấp dịch vụ viễn thông khi chưa được phép là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định nêu trên.
Đồng thời, theo điểm c Khoản 1 Điều 79 Nghị định 163/2024/NĐCP quy định:
Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông
1. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông như sau:
a) Bảo vệ cơ sở hạ tầng viễn thông nhằm ngăn chặn các hoạt động tấn công, đột nhập, phá hoại; phòng, chống sự cố do cháy, nổ và các sự cố do tác nhân khác gây ra;
b) Triển khai các giải pháp và hệ thống thiết bị dự phòng để bảo đảm cơ sở hạ tầng viễn thông hoạt động ổn định và an toàn;
c) Triển khai các giải pháp, biện pháp để ngăn chặn các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 9 Luật Viễn thông;
d) Bảo đảm an toàn cho trang thiết bị và nhân viên khai thác mạng viễn thông;
đ) Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.
...
Theo đó, với các vi phạm theo quy định tại Điều 9 Luật Viễn thông 2023, khi đó doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm triển khai các giải pháp, biện pháp để ngăn chặn.
Cục Viễn thông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ được quy định Nghị định 163/2024/NĐ-CP, triển khai các giải pháp, biện pháp để ngăn chặn ứng dụng Telegram tại Việt Nam do vi phạm trên không gian mạng.
Các doanh nghiệp viễn thông được yêu cầu báo cáo giải pháp và kết quả thực hiện về Cục Viễn thông trước ngày 2/6.
Trên đây là thông tin về "Chặn ứng dụng Telegram tại Việt Nam do vi phạm trên không gian mạng, cụ thể ra sao?"
Chặn ứng dụng Telegram tại Việt Nam do vi phạm trên không gian mạng, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)
Hình thức kinh doanh viễn thông được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Viễn thông 2023 quy định về hình thức kinh doanh viễn thông:
[1] Kinh doanh viễn thông bao gồm các hình thức sau đây:
- Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động đầu tư thiết lập mạng viễn thông công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông nhằm mục đích sinh lợi;
- Kinh doanh hàng hóa viễn thông là hoạt động đầu tư sản xuất, trao đổi, mua, bán, cho thuê hàng hóa viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
[2] Việc kinh doanh dịch vụ viễn thông phải tuân theo quy định của Luật Viễn thông 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan. Việc kinh doanh hàng hóa viễn thông phải tuân theo quy định tại Điều 42 và Điều 55 Luật Viễn thông 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Từ khóa: Chặn ứng dụng Telegram tại Việt Nam Chặn ứng dụng Telegram Ứng dụng Telegram Telegram Không gian mạng Vi phạm trên không gian mạng Kinh doanh viễn thông Hình thức kinh doanh viễn thông Hoạt động đầu tư Mạng viễn thông
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;