Vu Lan 2025 thứ mấy, ngày nào? Ý nghĩa thật sự của ngày lễ Vu Lan là gì? 4 màu hoa cài áo ngày Lễ Vu Lan dành cho ai?
Lễ Vu Lan 2025 thứ mấy, ngày nào dương lịch? Ý nghĩa thật sự của ngày Lễ Vu Lan? 4 màu hoa nào cài áo ngày Vu Lan, dành cho ai? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động tôn giáo?
Vu lan 2025 thứ mấy, ngày nào? Ý nghĩa thật sự của ngày lễ Vu lan là gì? 4 màu hoa nào cài áo dịp Vu Lan Báo Hiếu?
Vu lan 2025 trúng thứ 7 ngày 6 tháng 9
(nhằm 15/7 âm lịch)
Thông tin ngày Lễ Vu Lan 2025
Lễ Vu Lan (ngày rằm tháng 7 âm lịch) là một ngày lễ chính của đạo Phật Giáo. Ngày lễ này xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ thoát khỏi địa ngục ngạ quỷ, câu chuyện được ghi lại trong kinh Vu Lan Bồn. Từ đó, ngày này được lấy tên Vu Lan, là ngày đặc biệt của tình thân, nhắc nhở con cháu nhớ công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Đồng thời, cũng gợi nhớ cho mọi người con nhớ về đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" với tổ tiên.
Ngày Vu Lan cũng đồng thời trùng với ngày Rằm tháng 7 âm lịch (hay gọi là tháng cô hồn), cũng theo sự tích Đức Phật, đây là ngày Xá tội vong nhân theo phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng nhân gian truyền đời, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa, không có thân nhân trên dương thế nên lễ cúng Cô Hồn thường dược tổ chức rất linh đình. Ngoài lễ cúng ông bà gia tiên trong nhà, mọi người thường làm thêm mâm cúng ngoài trời gọi là cúng chúng sinh.
Điều gì đặc biệt trong ngày Lễ Vu Lan 2025 khi phật tử đến tham dự tại chùa? 4 màu hoa cài áo mang ý nghĩa gì?
Nghi thức cài hoa lên ngực áo là dấu ấn đặc biệt nhất trong ngày Vu Lan Báo Hiếu. Nghi thức này chỉ được tổ chức mỗi dịp Vu Lan về ở tất cả các ngôi chùa Việt Nam.
4 màu hoa cài áo cho Phật tử: Đỏ, hồng nhạt, trắng, vàng
Hoa hồng đỏ được cài áo cho những ai còn đủ cha, mẹ. Tượng trưng cho sự trọn vẹn, đầm ấm của một gia đình. Màu đỏ cũng nhắc nhở bạn về sự trân trọng khi vẫn còn cha, mẹ đồng hành trên đường đời.
Hoa hồng nhạt dành cho những ai chỉ còn cha hoặc mẹ. Màu sắc thể hiện sự thương nhớ dành cho người cha hoặc mẹ đã khuất.
Hoa hồng trắng có lẽ là đóa hồng "lặng lẽ" nhất, được cài áo cho những ai mất cả cha và mẹ. Màu trắng tượng trưng cho sự thiếu vắng tình yêu thương của cha mẹ trên chặng đường đời.
Hoa hồng vàng tượng trưng cho sự phổ độ chúng sinh, mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để giải thoát. Sự cứu độ chúng sinh đạt tới sự giác ngộ là cách báo đáp ân tình, báo hiếu cha mẹ ở hiện tại và các đời về sau. Được cài lên áo cho các tu sĩ còn cha mẹ.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo!
Lễ Vu Lan báo hiếu (Hình từ internet)
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động tôn giáo?
Căn cứ Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định 05 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo như sau:
[1] Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
[2] Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
[3] Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
[4] Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
[5] Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người như sau:
[1] Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
[2] Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
[3] Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
[4] Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
[5] Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
[6] Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại [5]
Xem thêm
Từ khóa: Lễ Vu Lan tín ngưỡng tôn giáo Vu Lan 2025 Vu lan báo hiếu màu hoa cài áo hoạt động tín ngưỡng Quyền tự do tín ngưỡng
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;