Trách nhiệm thực hiện, xử lý vi phạm trong công tác phòng, chống lãng phí thuộc về cơ quan nào?

Trách nhiệm thực hiện, xử lý vi phạm trong công tác phòng, chống lãng phí thuộc về cơ quan nào? Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định như thế nào?

Đăng bài: 12:56 20/05/2025

Trách nhiệm thực hiện, xử lý vi phạm trong công tác phòng, chống lãng phí thuộc về ai?

Căn cứ Phần V Hướng dẫn 63-HD/BCĐTW ngày 28/4/2025 quy định chủ thể có trách nhiệm thực hiện, xử lý vi phạm trong công tác phòng chống tham nhũng như sau:

Cơ quan chịu trách nhiệm

Nội dung chiụ trách nhiệm

Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan tham mưu giúp việc của Đảng

(1) Lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống lãng phí.

(2) Tăng cường công tác tự kiểm tra, giám sát, tự phê bình nội bộ. Kịp thời khen thưởng những cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

(3) Thường xuyên kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống lãng phí.

Các cơ quan Nhà nước

(1) Chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống lãng phí; về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công để khắc phục những bất cập, sơ hở dễ gây ra lãng phí.

(2) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống lãng phí của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; việc chấp hành các quy định, quy trình, quy chế nội bộ; thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động của cơ quan, đơn vị đảm bảo công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện hiệu quả, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

(3) Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống lãng phí; kiên trì xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

(4) Kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm gây lãng phí.

Xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu khi để xảy ra hành vi lãng phí ở cơ quan, tổ chức, đơn vị, lĩnh vực thuộc thẩm quyền được giao quản lý, phụ trách.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội

Thực hiện giám sát, phản biện xã hội; phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác đến cấp có thẩm quyền những hành vi vi phạm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trong phòng, chống lãng phí.

Cơ quan báo chí, truyền thông

Phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan báo chí, truyền thông trong công tác tuyên truyền, đưa tin, đấu tranh với các hành vi vi phạm, biểu hiện lãng phí; cung cấp thông tin, tài liệu về các dấu hiệu lãng phí đến cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý.

 Xử lý vi phạm

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, gây lãng phí nêu tại phần II Hướng dẫn 63-HD/BCĐTW phải bị xem xét trách nhiệm, xử lý nghiêm minh và bồi thường theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có vốn nhà nước.

+ Trường hợp vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật, nghiêm cấm giữ lại để xử lý nội bộ.

Đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, gây lãng phí do nguyên nhân khách quan (vi phạm trong tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc do trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật) hoặc đã chủ động phát hiện và áp dụng các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc báo cấp có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý, khắc phục hậu quả của vi phạm hoặc thực hiện theo mệnh lệnh, quyết định của cấp trên, mà không biết các quyết định, mệnh lệnh đó là trái pháp luật thì được xem xét loại trừ, miễn, giảm trách nhiệm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Trách nhiệm xử lý vi phạm trong công tác phòng chống lãng phí

Trách nhiệm xử lý vi phạm trong công tác phòng chống lãng phí (Hình từ internet)

Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013 nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quy định như sau:

[1] Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên từ chủ trương, đường lối, cơ chế chính sách đến tổ chức thực hiện gắn với kiểm tra, giám sát

[2] Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định khác của pháp luật

[3] Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải gắn với cải cách hành chính và bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao, không để ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức

[4] Thực hiện phân cấp quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao gắn với trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

[5] Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; bảo đảm vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Xem thêm 

Từ khóa: Phòng chống tham nhũng Phòng chống lãng phí Chống lãng phí Thực hành tiết kiệm Hành vi vi phạm gây lãng phí Tài sản công Phản biện xã hội

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...