Top những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng năm 2025
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung "Top những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng năm 2025".
Thế nào là một loài bị tuyệt chủng?
Một loài bị coi là tuyệt chủng có thể hiểu là khi không còn một cá thể nào của loài đó còn sống sót tại bất kỳ nơi nào trên thế giới". Nếu như một số cá thể của loài còn sót lại chỉ nhờ vào sự kiểm soát, chăm sóc, nuôi dưỡng của con người, thì loài này được gọi là đã bị tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã.
Thời điểm tuyệt chủng thường có thể được coi là cái chết của cá thể cuối cùng của nhóm hay loài đó, mặc dù khả năng sinh sản và phục hồi có thể đã bị mất trước thời điểm đó.
Top những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng năm 2025 (Hình từ Internet)
Danh sách những loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng năm 2025
[1] Chồn Châu Âu
[2] Cá cúi Antilles
[3] Voọc chà vá chân xám
[4] Tắc kè lùn gai Nguru
[5] Rùa thảo nguyên
[6] Chim mỏ sừng lớn
[7] Chó hoang Châu Phi
[8] Gà núi
[9] Cá mập voi
[10] Cá voi xanh (nguy cấp)
[11] Gấu trúc khổng lồ (nguy cấp)
[12] Hổ (nguy cấp)
[13] Đười ươi Sumatra (cực kỳ nguy cấp)
[14] Tê giác đen (Cực kỳ nguy cấp)
[15] Đại bàng Philippine (Cực kỳ nguy cấp)
[16] Vẹt Kakapo (Cực kỳ nguy cấp)
[17] Rùa Hawksbill (Cực kỳ nguy cấp)
[18] Ếch lá Lemur (Cực kỳ nguy cấp)
[19] Sò búa (nguy cấp)
[20] Sao la
[21] Báo Amur
[22] Khỉ đột núi – Mountain gorillas
[23] Cá heo không vây Dương Tử
[24] Cá heo chuột vaquita
Động vật hoang dã hiện nay đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có nhiều loài đã ở mức báo động và vô cùng nguy cấp.
Lưu ý: Danh sách trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Việc bảo vệ thực vật, động vật quý hiếm được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 06/2019/NĐ-CP, việc bảo vệ thực vật, động vật quý hiếm phải tuân thủ quy định sau:
[1] Hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, chế biến, vận chuyển, buôn bán các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không được ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của loài đó trong tự nhiên.
[2] Mọi hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được quản lý, đảm bảo nguồn gốc hợp pháp.
[3] Khu vực sinh cảnh sống thường xuyên, tập trung của các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được nghiên cứu làm cơ sở để thành lập các khu rừng đặc dụng.
[4] Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong các diện tích rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP và quy định pháp luật khác có liên quan.
Săn bắt động vật quý hiếm trái pháp luật bị xử phạt hành chính như thế nào?
Hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt theo từng mức độ nguy cấp của loài động vật như sau:
[1] Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 3.000.000 đồng.”
[2] Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
[3] Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
[4] Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 35.000.000 đồng.
[5] Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 35.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
[6] Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 65.000.000 đồng.
[7] Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB trị giá từ 65.000.000 đồng đến dưới 80.000.000 đồng.
[8] Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 80.000.000 đồng đến dưới 95.000.000 đồng.
[9] Phạt tiền từ 210.000.000 đồng đến 240.000.000 đồng đối với động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 95.000.000 đồng đến dưới 110.000.000 đồng.
[10] Phạt tiền từ 240.000.000 đồng đến 270.000.000 đồng đối với động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 110.000.000 đồng đến dưới 125.000.000 đồng.
[11] Phạt tiền từ 270.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 125.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng.
[12] Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 330.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng dưới 03 cá thể lớp chim, bò sát hoặc động vật lớp khác.
[13] Phạt tiền từ 330.000.000 đồng đến 360.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 01 cá thể lớp thú hoặc từ 03 đến 04 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 03 đến 05 cá thể động vật lớp khác.
[14] Phạt tiền từ 360.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm có tang vật là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng 02 cá thể lớp thú hoặc từ 05 đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 06 đến 09 cá thể động vật lớp khác.
Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại [1] đến [14].
Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại [3] đến [14].
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại [1] đến [14].
Cơ sở pháp lý: Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi điểm a, b khoản 12 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP.
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];