Tờ trình mới nhất của dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 sửa đổi là Tờ trình nào?
Tờ trình mới nhất của dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 sửa đổi là Tờ trình nào? Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 mới nhất hiện nay là Luật nào?
Tờ trình mới nhất của dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 sửa đổi là Tờ trình nào? (Hình từ Internet)
Tờ trình mới nhất của dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 sửa đổi là Tờ trình nào?
Ngày 18/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết 102/NQ-CP về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Theo đó, Chính phủ thông qua dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 sửa đổi do Bộ Nội vụ trình tại Tờ trình số 1195/TTr-BNV ngày 10 tháng 4 năm 2025.
Đồng thời Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chịu trách nhiệm về việc tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 sửa đổi; thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ về dự án Luật và các văn bản liên quan trình Quốc hội theo quy định;
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội; chủ động báo cáo, giải trình trong quá trình thẩm tra, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Quốc hội về dự án Luật theo đúng quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.
Dựa theo nội dung nêu trên, Tờ trình mới nhất của dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 sửa đổi là Tờ trình số 1195/TTr-BNV ngày 10/4/2025.
Theo quy định, Chính phủ ban hành nghị quyết để quy định:
- Giải quyết các vấn đề cấp bách, quan trọng phát sinh từ thực tiễn và để áp dụng trong một thời gian nhất định, phạm vi cụ thể thuộc thẩm quyền của Chính phủ; phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn;
- Tạm ngưng, điều chỉnh hiệu lực hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần nghị định của Chính phủ đáp ứng yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
- Thực hiện thí điểm một số chính sách chưa có pháp luật điều chỉnh thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoặc khác với nghị định, nghị quyết của Chính phủ.
Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 mới nhất là Luật nào?
Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 mới nhất là Luật Tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua vào ngày 19/2/2025 với số hiệu 65/2025/QH15.
Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
- Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
- Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.
Tùy theo điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đơn vị hành chính cấp huyện tại các đảo, quần đảo (sau đây gọi chung là hải đảo) có thể không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.
Việc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ tập thể và quyết định theo đa số. Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
- Tổ chức chính quyền địa phương tinh, gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản trị địa phương chuyên nghiệp, hiện đại, minh bạch, bảo đảm trách nhiệm giải trình gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực.
- Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
- Bảo đảm nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục.
- Những công việc thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương phải do địa phương quyết định, địa phương tổ chức thực hiện và tự chịu trách nhiệm.
Cơ sở pháp lý: Điều 1 và Điều 4 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025.
Xem thêm:
- Quyết định 758: Ban hành kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp?
- Công văn 03: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn cấp tỉnh có thể trở thành lãnh đạo cấp xã khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp?
- Thành phố trực thuộc thành phố trực thuộc trung ương nào sẽ giải thể khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp? Thế nào là tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp?
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];