Thay đổi chức danh nhà giáo theo dự thảo mới nhất như thế nào?

Chức danh nhà giáo được quy định thế nào trong dự thảo? Chuẩn nghề nghiệp nhà giáo là gì? Sử dụng chuẩn nghề nghiệp nhà giáo như thế nào?

Đăng bài: 12:02 10/05/2025

Chức danh nhà giáo được quy định thế nào trong dự thảo?

Căn cứ Điều 12 Dự thảo lần 5 Luật Nhà giáo quy định chức danh nhà giáo như sau:

[1] Chức danh nhà giáo là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo tương ứng với từng cấp học, trình độ đào tạo.

[2] Căn cứ mức độ phức tạp trong hoạt động nghề nghiệp, chức danh nhà giáo được xếp hạng theo từng cấp học, trình độ đào tạo.

[3] Việc bổ nhiệm, thăng hạng chức danh nhà giáo được thực hiện căn cứ vào loại hình cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.

[4] Các hạng chức danh nhà giáo ở từng cấp học, trình độ đào tạo được xác định tương đương khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định.

[5] Chức danh nhà giáo trong trường của lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của Luật này.

[6] Chính phủ quy định chi tiết [2], [3] và [4].

Chức danh nhà giáo theo dự thảo mới nhất 2025

Chức danh nhà giáo theo dự thảo mới nhất 2025 (hình từ internet)

Chuẩn nghề nghiệp nhà giáo là gì? Sử dụng chuẩn nghề nghiệp nhà giáo như thế nào?

Chuẩn nghề nghiệp nhà giáo là hệ thống các tiêu chuẩn theo từng hạng của chức danh nhà giáo, bao gồm:

+ Tiêu chuẩn chung về đạo đức nhà giáo.

+ Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng.

+ Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Quy định sử dụng chuẩn nghề nghiệp nhà giáo như sau:

[1] Các cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục sử dụng chuẩn nghề nghiệp nhà giáo trong tuyển dụng, bố trí và đánh giá đối với nhà giáo; xây dựng và thực hiện chính sách phát triển đội ngũ nhà giáo.

[2] Các cơ sở giáo dục sử dụng chuẩn nghề nghiệp nhà giáo trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.

[3] Nhà giáo sử dụng chuẩn nghề nghiệp nhà giáo trong việc tự đánh giá phẩm chất, năng lực; xây dựng và thực hiện kế hoạch rèn luyện, bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp liên tục.

[4] Chuẩn nghề nghiệp nhà giáo được áp dụng thống nhất đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập và nhà giáo là người nước ngoài được tuyển dụng trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

[5] Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định khung chuẩn nghề nghiệp nhà giáo và quy định cụ thể chuẩn nghề nghiệp nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý.

[6] Căn cứ khung chuẩn nghề nghiệp nhà giáo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, cơ quan có thẩm quyền của Đảng quy định cụ thể chuẩn nghề nghiệp nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý.

Căn cứ pháp lý: Điều 14 và Điều 15 Dự thảo lần 5 Luật Nhà giáo

Chính sách của nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo thực hiện như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Dự thảo lần 5 Luật Nhà giáo quy định chính sách của nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo như sau:

(1) Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo; bảo đảm số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ nhà giáo, đặc biệt nhà giáo là người dân tộc thiểu số và nhà giáo đang công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

(2) Thu hút, trọng dụng người có trình độ cao, người có tài năng, người có năng khiếu đặc biệt, người có kỹ năng nghề cao làm nhà giáo.

(3) Thu hút nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

(4) Bảo vệ nhân phẩm, danh dự, thân thể của nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp.

(5) Ưu tiên về tiền lương, đãi ngộ đối với nhà giáo.

(6) Khuyến khích nhà giáo đổi mới, sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp.

(7) Có chính sách đào tạo nguồn nhà giáo và bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp liên tục đối với nhà giáo.

(8) Khuyến khích, tạo điều kiện để nhà giáo Việt Nam tham gia học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và trao đổi học thuật với cơ sở giáo dục và tổ chức nước ngoài; nhà giáo, nhà khoa học là người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật với cơ sở giáo dục, tổ chức ở Việt Nam. 

(9) Huy động các nguồn lực xã hội cho việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Xem toàn văn Dự thảo lần 5 Luật Nhà giáo

Xem thêm 

6 Trần Thị Kim Thương

Từ khóa: chức danh nhà giáo chuẩn nghề nghiệp nhà giáo đội ngũ nhà giáo hệ thống giáo dục quốc dân nghiệp vụ của nhà giáo

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;

Bài viết mới nhất

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...