Chính thức 02 bảng lương mới của giáo viên các cấp sau khi cải cách tiền lương cụ thể số tiền lương cơ bản, cụ thể ra sao?

Khi cải cách tiền lương thì 02 bảng lương mới của giáo viên các cấp cụ thể số tiền lương cơ bản, cụ thể ra sao?

Đăng bài: 14:46 11/04/2025

Chính thức 02 bảng lương mới của giáo viên các cấp sau cải cách tiền lương cụ thể số tiền lương cơ bản, cụ thể ra sao?

Hiện nay theo Thông tư 07/2024/TT-BNV, lương giáo viên là viên chức được tính dựa trên lương cơ sở và hệ số lương, cụ thể:

Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, chính thức áp dụng mức lương cơ sở từ 1/7/2024 là 2,34 triệu đồng/tháng.

Theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024 và căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi.

Căn cứ tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Kết luận 83-KL/TW năm 2024, Bộ Chính trị yêu cầu Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.

Một trong những yếu tố để cải cách tiền lương, xây dựng bảng lương mới theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 là: Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Nếu không có gì thay đổi và tình hình phù hợp thì sau năm 2026 sẽ trình Trung ương xem xét đề xuất việc thực hiện 05 bảng lương mới và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công. Trong đó giáo viên là viên chức được xây dựng 02 bảng lương mới sau đây:

- 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

- 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

Trong trường hợp được thông qua thì giáo viên là viên chức được xây dựng 02 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế bảng lương hiện hành. 02 bảng lương mới của giáo viên khi cải cách tiền lương sẽ không còn áp dụng lương cơ sở và hệ số lương, thay vào đó sẽ quy định cụ thể số tiền lương cơ bản, đảm bảo lương mới không thấp hơn lương hiện hưởng.

Chính thức 02 bảng lương mới của giáo viên các cấp sau cải cách tiền lương cụ thể số tiền lương cơ bản, cụ thể ra sao?

Chính thức 02 bảng lương mới của giáo viên các cấp sau cải cách tiền lương cụ thể số tiền lương cơ bản, cụ thể ra sao? (Hình từ Internet)

Tại sao phải cải cách tiền lương giáo viên?

Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 chỉ ra nguyên nhân phải tiến hành cải cách tiền lương khu vực công nói chung và lương giáo viên là viên chức nói riêng như sau:

- Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.

- Còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.

- Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương.

- Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.

- Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Khi cải cách tiền lương sẽ thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nào?

Căn cứ Mục III Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, có 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu khi cải cách tiền lương gồm có:

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cải cách chính sách tiền lương;

- Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, coi đây là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương

- Xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới

- Quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII và các đề án đổi mới, cải cách trong các ngành, lĩnh vực có liên quan là công việc rất quan trọng để cải cách chính sách tiền lương một cách đồng bộ

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

Xem thêm:

9 Phan Thị Huyền Trân

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...