Tháng cao điểm hành động vì môi trường năm 2025 diễn ra khi nào? Nội dung trọng tâm năm 2025 có gì đặc biệt?
Tháng cao điểm hành động vì môi trường năm 2025 diễn ra khi nào? Nội dung trọng tâm năm 2025 có gì đặc biệt? Các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa hiện nay được quy định ra sao?
Tháng cao điểm hành động vì môi trường năm 2025 diễn ra khi nào? Nội dung trọng tâm năm 2025 có gì đặc biệt?
Ngày 16/5/2025 Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã Ban hành Công văn 2141/BNNMT-VP năm 2025 về tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (05/6) và Tháng hành động vì môi trường năm 2025.
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các Bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng các cơ quan, đơn vị liên quan chủ động Tổ chức Tháng cao điểm hành động vì môi trường năm 2025, cụ thể như sau:
+ Trên cơ sở tình hình thực tiễn và chỉ đạo của Trung ương, triển khai Tháng cao điểm hành động vì môi trường năm 2025 từ cuối tháng 5 đến hết tháng 6 năm 2025.
+ Với trọng tâm là Chiến dịch toàn quốc “Chung tay giảm thiểu rác thải nhựa - Lan tỏa lối sống xanh”, nhằm huy động toàn xã hội tham gia các hoạt động thiết thực, đa dạng và lan tỏa sâu rộng.
Như vậy, theo quy định, Tháng cao điểm hành động vì môi trường năm 2025 diễn ra từ cuối tháng 5 đến hết tháng 6 năm 2025.
Nội dung trọng tâm Tháng cao điểm hành động vì môi trường năm 2025:
(1) Tổ chức lễ phát động, mít tinh và diễn đàn cộng đồng/diễn đàn thanh niên về bảo vệ môi trường, lồng ghép triển lãm sản phẩm tái chế, mô hình kinh tế tuần hoàn, giải pháp công nghệ xanh;
(2) Tổ chức đối thoại chính sách giữa người dân - doanh nghiệp - cơ quan quản lý về giải pháp giảm ô nhiễm nhựa. Ra quân đồng loạt thực hiện vệ sinh môi trường, thu gom và phân loại rác thải nhựa tại nguồn ở đô thị, nông thôn, khu dân cư, trường học, cơ quan, ven biển, bãi bồi, sông hồ.
(3) Tổ chức Ngày “Không nhựa sử dụng một lần”, hướng tới thay đổi hành vi tiêu dùng; khuyến khích áp dụng mô hình “Không nhựa” tại siêu thị, chợ dân sinh, nhà hàng, cơ quan công sở, trường học.
(4) Tăng cường sử dụng sản phẩm, bao bì thân thiện môi trường, hỗ trợ và tôn vinh các doanh nghiệp - tổ chức tiên phong trong chuyển đổi bao bì xanh, dịch vụ xanh.
(5) Khuyến khích nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng chế phẩm sinh học, công nghệ xanh, hạn chế bao bì nhựa và ni lông khó phân hủy, góp phần phát triển nông nghiệp sinh thái, tuần hoàn.
(6) Phát động các mô hình cộng đồng thu hồi - tái chế - tái sử dụng nhựa dùng một lần, gắn với hệ thống bán lẻ, du lịch, trường học, cơ quan và địa phương; lựa chọn mô hình tiêu biểu để tổng kết - biểu dương - nhân rộng.
(7) Triển khai hoạt động truyền thông trực quan, đồng loạt treo pano, băng rôn, áp phích tại các trục đường chính, nơi công cộng, cơ quan, trường học, trung tâm thương mại, khu dân cư..., với thông điệp hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 2025;
(8) Khuyến khích sử dụng vật liệu tái chế, thân thiện môi trường trong thiết kế sản phẩm truyền thông.
Tất cả các hoạt động cần bảo đảm tính hệ thống - sáng tạo - hiệu quả - gắn với quy định pháp luật hiện hành và mục tiêu thay đổi hành vi bền vững, từ đó nâng cao trách nhiệm của cộng đồng, doanh nghiệp, chính quyền các cấp và từng cá nhân trong giảm thiểu ô nhiễm nhựa, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, kiến tạo lối sống xanh.
Tháng cao điểm hành động vì môi trường năm 2025 diễn ra khi nào? Nội dung trọng tâm năm 2025 có gì đặc biệt? (Hình ảnh Internet)
Các giải pháp giảm thiểu rác thải nhựa hiện nay được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 73 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định các giải pháp giảm thiểu giảm thiểu rác thải nhựa như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương.
(2) Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.
(3) Các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần và sản phẩm thay thế bao bì nhựa khó phân hủy sinh học được chứng nhận thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
(4) Chất thải nhựa phải được thu gom, phân loại để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật. Chất thải nhựa không thể tái chế phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý theo quy định. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động kinh tế trên biển phải được thu gom để tái sử dụng, tái chế hoặc xử lý và không được xả thải xuống biển.
(5) Nhà nước khuyến khích việc tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa, vật liệu xây dựng, công trình giao thông; khuyến khích nghiên cứu, phát triển hệ thống thu gom và xử lý rác thải nhựa trôi nổi trên biển và đại dương; có chính sách thúc đẩy tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa.
(6) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý chất thải nhựa trên địa bàn; tuyên truyền, vận động việc hạn chế sử dụng bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm nhựa sử dụng một lần; tuyên truyền về tác hại của việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển, rác thải nhựa đối với hệ sinh thái.
(7) Chính phủ quy định lộ trình hạn chế sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, bao bì nhựa khó phân hủy sinh học và sản phẩm, hàng hóa chứa vi nhựa.
Từ khóa: Tháng cao điểm hành động vì môi trường năm 2025 Hành động vì môi trường Giảm thiểu rác thải nhựa Tái chế chất thải nhựa Tái sử dụng Rác thải nhựa Bảo vệ môi trường
- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;
- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;
- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email hotrophaply@NhanSu.vn;