Nguồn năng lượng nào là nguồn năng lượng tái tạo?

Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng sạch hoàn toàn, được tạo ra từ các nguồn hình thành liên tục và gần như là vô hạn như ánh sáng mặt trời, mưa, gió, thủy triều,...

Đăng bài: 12:02 07/04/2025

Nguồn năng lượng nào là nguồn năng lượng tái tạo?

Năng lượng tái tạo là dạng năng lượng được tạo ra từ các nguồn được hình thành liên tục và gần như vô hạn gồm: Mặt trời, thủy triều, gió, mưa… Được xem như nguồn năng lượng sạch hoàn toàn hay năng lượng tái sinh, trái ngược hoàn toàn với năng lượng hóa thạch.

Hiện nay, các nguồn năng lượng tái tạo đang được sử dụng gồm:

[1] Năng lượng mặt trời: Đây là nguồn năng lượng sạch phổ biến nhất. Từ nguồn năng lượng mặt trời, con người có thể khai thác nhiều công nghệ hiện đại như: Quang điện, quang hợp nhân tạo, sưởi ấm…

[2] Năng lượng gió: Tương tự như năng lượng mặt trời, nguồn năng lượng gió đóng vai trò không kém phần quan trọng. Năng lượng gió được tạo ra từ sức gió thông qua các tuabin. Các tuabin gió thường có quy mô lớn, công suất dao động từ 600kW đến 9MW. Tốc độ gió tăng sẽ làm nguồn điện tăng theo giúp tuabin gió đạt được công suất tối đa.

[3] Năng lượng sinh học: Còn được gọi với các tên khác là năng lượng sinh khối. Năng lượng sinh học có nguồn gốc từ sinh vật sống có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp bằng việc đốt cháy để tạo ra nhiệt.

Khái niệm năng lượng tái tạo là gì? Có bao nhiêu nguồn năng lượng tái tạo?

Khái niệm năng lượng tái tạo là gì? Có bao nhiêu nguồn năng lượng tái tạo? (Hình từ Internet)

[4] Năng lượng địa nhiệt: Loại năng lượng này được sinh ra từ sự hình thành ban đầu của Trái Đất cùng sự phân rã phóng xạ ở các khoáng chất. Tại những khu vực có độ dốc địa nhiệt đủ cao có thể được sử dụng để khai thác, sản xuất điện.

[5] Năng lượng thủy triều: Là dạng năng lượng sạch hoàn toàn, con người đã tận dụng thủy triều để tạo ra điện dựa theo sự chuyển đổi năng lượng. Việc sử dụng năng lượng thủy triều vẫn còn hạn chế vì chi phí đầu tư tốn kém. 

[6] Năng lượng chất thải rắn: Việc tái chế rác thải hữu cơ thành năng lượng là giải pháp cần thiết trong thời đại hiện nay. Sự ra đời của nguồn năng lượng chất thải rắn không chỉ đem đến nguồn năng lượng sạch mà còn giảm khí thải nhà kính, xử lý hiệu quả nguồn rác thải.

[7] Thủy điện: Nguồn năng lượng này sạch hoàn toàn và được sử dụng ở nhiều quốc gia. Thủy điện hoạt động bằng cách dựa vào sức nước trong những dòng chảy có tốc độ nhanh, thiết lập tuabin máy phát điện. 

[8] Pin nhiên liệu hydro, nhiên liệu đốt hydrogen: Nhiên liệu hydrogen hiện được sử dụng trong pin nhiên liệu hydro, đem đến nguồn năng lượng cho động cơ điện tựa như pin lưu trữ điện. Nguồn nhiên liệu được ứng dụng cho những loại xe chạy bằng hơi nước.

(Lưu ý: Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo)

07 nguyên tắc bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam

Các hoạt động bảo vệ môi trường phải bảo đảm các nguyên tắc được quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường 2020, cụ thể gồm:

- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.

- Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.

- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.

- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

Xem thêm:

19 Trần Thanh Rin

- Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của NhanSu.vn, chỉ mang tính chất tham khảo;

- Điều khoản được áp dụng (nếu có) có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc. Quý khách vui lòng kiểm tra lại thông tin trước khi áp dụng;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền, nội dung của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ email [email protected];

CHỦ QUẢN: Công ty TNHH THƯ VIỆN PHÁP LUẬT

Mã số thuế: 0315459414, cấp ngày: 04/01/2019, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM.

Đại diện theo pháp luật: Ông Bùi Tường Vũ

GP thiết lập trang TTĐTTH số 30/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP.HCM cấp ngày 15/06/2022.

Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm số: 4639/2025/10/SLĐTBXH-VLATLĐ cấp ngày 25/02/2025.

Địa chỉ trụ sở: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
...loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu...
Thư Viện Nhà Đất
...hiểu pháp lý, rõ quy hoạch, giao dịch nhanh...